Viêm kết mạc do vi khuẩn ở trẻ em
Viêm kết mạc do vi khuẩn là một trong loại bệnh gây đỏ mắt phổ biến ở trẻ. Tuy có những triệu chứng giống bệnh về mắt thông thường nhưng bệnh lại gây ra những hậu quả hết sức nặng nề. Vậy điều trị bệnh viêm kế mạc do vi khuẩn ở trẻ em như thế nào? Hãy cùng Vicare tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm kết mạc do vi khuẩn ở trẻ em
Viêm kết mạc do vi khuẩn là một trong loại bệnh gây đỏ mắt phổ biến ở trẻ. Tuy có những triệu chứng giống bệnh về mắt thông thường nhưng bệnh lại gây ra những hậu quả hết sức nặng nề. Vậy điều trị bệnh viêm kế mạc do vi khuẩn ở trẻ em như thế nào? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Viêm kết mạc do vi khuẩn ở trẻ là bệnh gì?
Viêm kết mạc ở trẻ em thường do các loại vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu, phế cầu, bạch hầu; haemophilus influenzae, trực khuẩn Weeks, Moraxella gây ra... Bệnh thường xuất hiện rất đột ngột, lúc đầu bệnh xuất hiện những triệu chứng ở một mắt, sau đó lan sang mắt còn lại.
Viêm kết mạc thường gặp ở những trẻ 3 tháng tuổi trở lên, vì trẻ thường hay dụi mắt và đưa tay lên miệng nhiều hơn. Dễ dàng làm vi khuẩn có cơ hội tiếp xúc với cơ thể. Khi bị mắc viêm kết mạc ở trẻ em nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ gây viêm giác mạc khiến trẻ bị mù.
Triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ em
Khi bị bệnh, trẻ sẽ cảm thấy mắt ngứa, nổi cộm như có dị vật trong mắt, sợ ánh sáng, chảy nhiều nước mắt và xuất hiện nhiều dử mắt. Đôi khi sáng ngủ dậy dử mắt nhiều khiến cho hai mi dính chặt lại với nhau khiến trẻ vô cùng hoảng sợ. Tuy nhiên căn bệnh này không làm giảm thị lực của trẻ trừ khi có biến chứng viêm giác mạc.
Mi mắt sưng to, mạch máu cương tụ làm cho mắt bị đỏ, kết mạc phù nề. Có thể bị xuất huyết dưới kết mạc.
Ở kết mạc mi có thể có lớp giả mạc che phủ. Nặng hơn có thể gây tổn thương giác mạc làm cho mắt bị mờ do thẩm lậu viêm. Trẻ có thể bị sốt nhẹ, có thể nổi hạch góc hàm hoặc sau tai, họng đỏ, viêm amidan, xuất hiện các nốt mụn phỏng ở ngoài da mi và mặt.
Khi phát hiện trẻ bị viêm kết mạc do vi khuẩn, gia đình cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, tránh để những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn ở trẻ em
Điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn ở trẻ bạn nên chú ý những điều sau:
- Rửa mắt thường xuyên cho trẻ em bằng dung dịch NaCl 0,9% để loại bỏ các dử mắt và vi khuẩn.
- Đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và chẩn đoán xác định nguyên nhân gây bệnh.
- Nếu trẻ xuất hiện màng giả thì hãy bóc màng giả hằng ngày. Lớp màng này bóc ra có thể gây chảy máu, tuy nhiên điều này không gây ảnh hưởng gì đến thị lực của trẻ cả.
- Sử dụng thuốc kháng sinh tra mắt, với loại thuốc dạng nước thì nên tra từ 10 đến trên 15 lần/ngày, thuốc mỡ thì tra buổi tối trước khi ngủ, thời gian điều trị khoảng 10 - 15 ngày. Các loại kháng sinh tra mắt thường được sử dụng đó là: tobramicin, tobrex, neomycin, cebemyxin, ciprofloxacin, erythromycin, polymyxin B... Tất cả chỉ được sử dụng khi có sự đồng ý của bác sĩ.
Lưu ý khi chăm sóc khi trẻ bị bệnh viêm kết mạc
- Trước tiên khi phát hiện trẻ bị viêm kết mạc do vi khuẩn bạn bên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chỉ định dùng thuốc. Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc về điều trị cho trẻ khi chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh.
- Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt là bổ sung các loại vitamin.
- Dùng khăn bông sạch ngâm vào nước muối ấm để lau mắt cho trẻ mỗi khi thấy trẻ ngứa ngáy khó chịu vì dịch tiết ở mắt.
- Thường xuyên rửa tay cho bé bằng sà phòng hoặc nước rửa tay dạng xịt tiện lợi để tránh làm lây lan bệnh hoặc tái nhiễm bệnh. Cha mẹ cũng cần rửa tay thật sạch trước khi nhỏ mắt cho con.
- Không nên cho trẻ dùng chung khăn tắm, khăn lau mặt, thuốc nhỏ mắt với người khác.
- Cách ly trẻ với môi trường dễ nhiễm các vi khuẩn bên ngoài. Cả những món đồ chơi, cha mẹ cũng nên ngâm nước sôi 10 phút để đảm bảo vệ sinh cho trẻ.
Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh viêm kết mạc do vi khuẩn ở trẻ. Hi vọng các bậc phụ huynh có thể nắm được để kịp thời xử lý các tình huống một cách nhanh nhất. Tránh những nguy hiểm có thể xảy ra cho trẻ.