Viêm kết mạc có giả mạc là gì?
Viêm kết mạc có giả mạc thường gặp nhất là viêm giác mạc do virus hoặc nhiễm trùng mắt do lậu cầu gây ra. Bệnh viêm kết mạc có giả mạc rất dễ lây và gây thành dịch qua đường hô hấp, hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bệnh.
Viêm kết mạc có giả mạc là gì?
Viêm kết mạc có giả mạc thường gặp nhất là viêm giác mạc do virus hoặc nhiễm trùng mắt do lậu cầu gây ra. Bệnh viêm kết mạc có giả mạc rất dễ lây và gây thành dịch qua đường hô hấp, hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bệnh.
Viêm kết mạc có giả mạc là gì?
Viêm kết mạc có giả mạc là màng viêm màu trắng đục, bám vào mặt sau của mi mắt và chỉ nhìn thấy khi lật mi lên. Khi có giả mạc tại mắt chứng tỏ sức đề kháng của mắt đã yếu, bệnh có chiều hướng nặng thêm và độc tính của virus cao. Giả mạc gây chảy máu, khiến mắt sưng nhiều... Bệnh sẽ diễn biến phức tạp hơn nhiều nếu giả mạc không được bóc đi. Do vậy cần có sự can thiệp của bác sĩ giúp bóc bỏ lớp màng giả mạc. Nhiều trường hợp phải 3 lần bóc bỏ lớp màng giả mạc thì bệnh mới lành.
Nguyên nhân gây viêm kết mạc có giả mạc thường gặp nhất là viêm giác mạc do virus hoặc nhiễm trùng mắt do lậu cầu. Trong điều trị bác sĩ sẽ gắp giả mạc ra, sau đó cho thuốc kháng sinh và kháng viêm để uống và nhỏ. Bệnh có thể xuất hiện vào tất cả các thời điểm trong năm, nhưng thường có những đợt bùng phát thành dịch, nhất là vào những thời điểm giao mùa.
Triệu chứng viêm kết mạc có giả mạc
Bệnh viêm kết mạc có giả mạc thường khởi phát ở các trẻ nhỏ với các triệu chứng điển hình như: cộm xốn, ngứa mắt, sưng đỏ mí và kết mạc, chảy rỉ ghèn và nước mắt, nhất là vào buổi sáng ghèn làm dính chặt lông mi rất khó mở mắt khiến trẻ rất khó chịu, phải thường xuyên dụi mắt.
Một số trường hợp viêm kết mạc có giả mạc sẽ bị nổi hạch trước tai sưng và đau. Nếu nguyên nhân là vi trùng thì ghèn thường có màu vàng đặc như mủ còn do virus thì thường trắng trong, dai kéo thành sợi. Một số trẻ có thể kèm theo các triệu chứng viêm đường hô hấp như ho, sốt, sổ mũi, khò khè.
Bình thường bệnh sẽ giảm dần và hết sau 5-7 ngày. Nếu bị biến chứng viêm giác mạc (lòng đen) sẽ có biểu hiện chảy nước mắt, nhìn mờ, chói mắt khi nhìn ra ánh sáng. Trường hợp nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây loét giác mạc rất nguy hiểm và ảnh hưởng tới thị lực lâu dài.
Một số trường hợp tiến triển nặng, các sợi Fibrine trong dịch tiết của kết mạc sẽ kết hợp với tế bào viêm và vi khuẩn tạo thành một màng giả bám chặt ở mặt trong kết mạc, gây sưng húp mi mắt, loét trợt biểu mô giác mạc rất nguy hiểm. Có thể kèm theo xuất huyết kết mạc và chảy nước mắt lẫn máu hồng.
Cách điều trị viêm kết mạc có giả mạc
Khi bị viêm kết mạc có giả mạc, mắt bị sưng rất nặng và thường kéo dài do giả mạc bít vào mặt sau mắt làm cho thuốc không ngấm vào được. Vì thế bệnh nhân cần phải đến bệnh viện khám và bóc giả mạc, những trường hợp phải bóc giả mạc, thường sau 10 ngày bệnh mới có xu hướng lui giảm và khỏi.
Lớp giả mạc cần phải được lấy ra để rút ngắn thời gian điều trị, giúp mắt mau lành hơn. Trong khi tiến hành bóc giả mạc có thể chảy máu nhẹ, cảm giác khó chịu, cộm trong vài ngày. Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ cho nhỏ thuốc kháng sinh và kháng viêm cho đến khi bề mặt mắt lành hoàn toàn. Đa số sau khi điều trị, bệnh sẽ lành hoàn toàn nên bệnh nhân không nên quá lo lắng.
Khi lấy giả mạc có thể gây chảy máu. Chính vì vậy, bác sĩ điều trị cần giải thích rõ cho người nhà bệnh nhân để họ giảm bớt những lo lắng không đáng có. Với trẻ em chưa biết nói khi mắc bệnh thì càng khiến gia đình lo lắng gấp bội. Vì vậy khi các cháu có vấn đề về sức khỏe các gia đình cần nhanh chóng cho bé đến khám chuyên khoa, tuyệt đối không nên tự ý mua và dùng thuốc bừa bãi.
Cách phòng ngừa viêm kết mạc có giả mạc
Nếu chúng ta có những kiến thức cơ bản về bệnh viêm kết mạc có giả mạc chúng ta có thể tránh được sự lan truyền và nhiễm bệnh cho bản thân và người nhà.
Sử dụng khăn, vật dụng cá nhân riêng trong gia đình và nơi làm việc.
Không dụi mắt, phải che miệng- mũi khi hắt hơi.
Rửa tay thường xuyên đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh, ở nơi công cộng (trường học, bệnh viện, cơ quan có người bị viêm kết mạc).
Sử dụng dung dịch vệ sinh tay.
Nếu bạn sử dụng kính tiếp xúc cần được bác sĩ tư vấn và khám khi có triệu chứng cộm xốn chảy nước mắt. Ngâm rửa vệ sinh contact lens hằng ngày.
Mang kính bảo vệ mắt khi ra ngoài, trong môi trường làm việc ô nhiễm khói bụi.
Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin C, A, E...