Viêm đoạn nối tâm vị thực quản độ a
Viêm đoạn nối tâm vị thực quản độ a là bệnh tại hệ tiêu hóa phổ biến hiện nay. Vì nhiều lý do mà tỉ lệ người bị bệnh về thực quản vẫn gia tăng mà không có dấu hiệu ngừng. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về căn bệnh này.
Viêm đoạn nối tâm vị thực quản độ a
Viêm đoạn nối tâm vị thực quản độ a là bệnh gì?
Tình trạng niêm mạc thực quản xuất hiện các tổn thương do tác động xấu của các acid trong dịch vị dạ dày như acid HCl, dịch mật... thì gọi là bệnh viêm đoạn nối tâm vị thực quản độ a. Hiện tượng này không chỉ khiến người bệnh phải chịu những cảm giác khó chịu mà còn gây biến chứng nguy hiểm cho cơ thể nếu không được xử lý kịp thời.
Căn bệnh viêm đoạn nối tâm vị thực quản xảy ra khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề. Hoặc do cơ vòng ngăn cách giữa thực quản và dạ dày có hiện tượng giãn nở bất thường, hay suy yếu dần do các tác nhân khác gây nên tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn bình thường là:
- Phụ nữ có thai
- Người thừa cân, béo phì
- Người nghiện thuốc lá, rượu bia
- Người bị cao huyết áp, trầm cảm
- Người bị thoát vị cơ hoành.
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết viêm đoạn nối tâm vị thực quản độ a
Nguyên nhân
Viêm đoạn nối tâm vị thực quản hay co thắt tâm vị thực quản là tình trạng xảy ra do cơ thắt dưới thực quản mất khả năng tự mở ra khi gặp thức ăn. Khiến cho thực phẩm và nước bọt bài tiết trong quá trình nhai nuốt từ thực quản khó xuống được dạ dày mà trào ngược trở lại. Tình trạng này kéo dài khiến tâm vị bị tổn thương niêm mạc, viêm loét
Cho đến nay y học chưa xác định được căn nguyên thật sự gây co thắt tâm vị thực quản nhưng có những yếu tố nguy cơ sau dẫn đến tình trạng bệnh:
- Tuổi: Những người ở trong độ tuổi từ 20-40 là nhóm dễ mắc bệnh nhất.
- Giới: Bệnh này thường xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn là nam giới.
- Cơ địa: Bệnh thường xuất hiện ở những người hay bị căng thẳng, dễ xúc động, nhất là đối tượng bị cường hệ phó giao cảm.
- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn quá nhiều gluxit, thiếu protein và các vitamin nhóm B cũng là nguyên nhân gây bệnh.
- Yếu tố vật lý: Ăn uống đồ quá lạnh hoặc quá nóng nhiều có thể dẫn đến tình trạng viêm tâm vị thực quản hoặc khiến bệnh nặng hơn..
- Các yếu tố khác tồn tại trong cơ thể: tiêu thụ nhiều các chất độc gây hại cho hệ thần kinh (rượu bia, thuốc lá, chất kích thích...), bệnh lý nhiễm khuẩn (lao, sốt siêu vi, giang mai), viêm thực quản, giảm trương lực thực quản, viêm loét tâm vị, rối loạn nội tiết...
Dấu hiệu nhận biết
Khi thấy bản thân có những dấu hiệu bất thường sau đây, bạn hãy đến ngay bệnh viện để kiểm tra xem mình có mắc chứng viêm đoạn nối tâm vị thực quản hay không:
- Nước bọt tiết ra nhiều: Lượng nước bọt tiết ra nhiều hơn bình thường là một dấu hiệu cần chú ý của bệnh viêm thực quản trào ngược độ a. Hiện tượng này xuất hiện do phản ứng tăng tiết nước bọt (có tính kiềm), giúp trung hòa acid tấn công thực quản.
- Ợ hơi lúc đói: Thông thường ợ hơi hay xuất hiện sau ăn, đặc biệt là khi ăn no, đây là biểu hiện sinh lý bình thường của quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên điều này sẽ là bất thường nếu trong bụng không có gì mà bạn vẫn bị ơ hơi. Lúc này rất có thể chức năng co giãn của thực quản dưới đang gặp phải những rối loạn. Đây được xem là biểu hiện cụ thể nhất của bệnh viêm thực quản trào ngược độ a.
- Buồn nôn, nôn: Là dấu hiệu khi bệnh nặng hơn, bệnh nhân không chỉ bị trào ngược hơi mà ngay cả thức ăn, đồ uống cũng bị nôn ra khi hệ tiêu hóa suy yếu.
- Đau họng, ho, hen suyễn: Khi acid dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ gây ra tổn thương dây thanh quản và dẫn đến viêm nhiễm. Người bệnh sẽ bị khàn giọng, đau họng lâu dần trở thành bệnh hen suyễn. Ho do acid trào ngược khác với triệu chứng ho thông thường, nó có thể trở thành mãn tính, gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
- Khó nuốt, đắng miệng khi ăn: Vì thường xuyên tiếp xúc với acid dạ dày nên thực quản bị phù nề, tổn thương gây chít hẹp, sẹo lồi tạo ra cảm giác khó nuốt. Ngoài ra, một số trường hợp do bị mật trào ngược sẽ làm đắng miệng
Cách điều trị viêm thực quản trào ngược độ a
Với những người mắc chứng viêm thực quản trào ngược độ a thì có thể điều trị bằng thuốc kết hợp với điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt ăn uống. Mặc dù đây không phải căn bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu lơ là không chữa trị thì bệnh nặng lên hoặc kéo dài sẽ dẫn đến những biến chứng rất khó lường.
Người bệnh có thể tham khảo các phương pháp điều trị sau đây để giúp cải thiện hoặc trị dứt điểm căn nguyên tình trạng của mình.
Các loại thuốc chữa viêm thực quản trào ngược
Cơ chế tác động của các loại thuốc tây y chính là tăng cường bảo vệ thực quản, ức chế, tiến tới đẩy lùi các tác nhân gây bệnh. Hầu hết, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc trung hòa acid, thuốc ức chế bơm proton, thuốc hỗ trợ ổn định nhu động ruột... để điều trị viêm thực quản trào ngược như:
- Metoclopramide: Thuốc tác động lên cơ ống của hệ tiêu hóa, gia tăng quá trình vận động của dạ dày giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa nhanh hơn.
- Sulpirid: Có tác dụng làm tăng trương lực ở đoạn dưới cơ vòng ngăn chặn tình trạng trào ngược. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như ảnh hưởng đến sinh lý, gây buồn ngủ.
- Alginate: Thuốc giúp tạo một lớp màng ngăn có thể bảo vệ thực quản khỏi sự tấn công của acid dạ dày khi bị trào ngược.
- Domperidon: Thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm thực quản trào ngược bởi có khả năng tăng áp lực cơ vòng và giảm đáng kể triệu chứng trào ngược.
Hỗ trợ điều trị không dùng thuốc
Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để chữa viêm tâm vị thực quản, người bệnh cũng có thể tham khảo các bài thuốc dân gian hoặc điều chỉnh lại chế độ ăn uống, nghỉ ngơi để cải thiện bệnh. Theo các bác sĩ chuyên khoa người bệnh nên:
- - Thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học bằng các cung cấp các thực phẩm cần thiết cho cơ thể như sữa chua, rau xanh, thịt trắng, trái cây, ngũ cốc... Hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều gia vị, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ...
- Loại bỏ căng thẳng stress, giữ tinh thần vui vẻ thoải mái.
- Bỏ các thói quen xấu trong sinh hoạt như: vừa nằm vừa ăn, ăn quá nhanh, không nhai kỹ, ăn no, ít vận động.
- Không tự ý dùng thuốc nếu không có hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, vì các tác dụng phụ có thể ảnh hưởng xấu đến dạ dày thực quản.
- Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ ổn định, không để bị thừa cân.
- Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, không thức quá khuya, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
- Tập luyện các môn thể dục thể thao vừa sức như yoga, đi bộ, bơi lội, đạp xe... để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện tình trạng bệnh và có cách xử lý kịp thời.
Cho dù viêm đoạn nối tâm vị thực quản độ a không phải là căn bệnh nghiêm trọng thì người bệnh cũng cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa thì mới nhanh khỏi bệnh. Trên đây là những thông tin hữu ích giúp mọi người hiểu thêm về bệnh viêm thực quản trào ngược độ a cũng như cách điều trị và hỗ trợ điều trị căn bệnh này một cách an toàn, hiệu quả. Cảm ơn các bạn đã theo dõi
Xem thêm :
- Viêm thực quản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Tổng quan về cơn đau co thắt thực quản
- Các dấu hiệu nhận biết ung thư thực quản