Viêm đa khớp dạng thấp: Bệnh dai dẳng, hay tái phát
Việt Nam là một trong số các nước có tỷ lệ mắc viêm đa khớp dạng thấp cao nhất ở châu Á. Bệnh có tính chất mạn tính và diễn biến phức tạp, có thể gây ra những hậu quả nặng nề đến khớp và sức khỏe bệnh nhân.
Viêm đa khớp dạng thấp: Bệnh dai dẳng, hay tái phát
Đặc điểm chung của viêm đa khớp dạng thấp
Viêm đa khớp dạng thấp (ký hiệu là RA) là một bệnh lý tự miễn (do miễn dịch), dai dẳng, hay tái phát, có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể chứ không chỉ riêng các khớp xương: hệ thần kinh, mạch máu...
Đầu tiên phải nhắc đến ở bệnh này là tính chất đau đối xứng. Nghĩa là khi một bên khớp của bạn bị đau thì phía khớp bên đối diện cũng rất nhiều nguy cơ đau theo.
Viêm trong viêm đa khớp dạng thấp diễn tiến một cách hệ thống, thường khởi phát từ các khớp nhỏ như bàn chân, bàn tay, sau đó có thể gây mất vận động, phá hủy khớp một phần và toàn phần, thậm chí tử vong. Bệnh nhân bị bệnh viêm đa khớp thường được tìm thấy tăng nồng độ các tế bào có vai trò miễn dịch: đại thực bào, tế bào lympho, tế bào mast.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân thực sự gây ra viêm đa khớp dạng thấp đến nay chưa được khẳng định chắc chắn, nhưng nhiều tài liệu cho rằng đó là do sự bất thường về cấu trúc gen, kết hợp với yếu tố môi trường.
Di truyền và nhiễm trùng là 2 hiện tượng đầu tiên trong phản ứng tự miễn khiến mô khớp bị tăng sinh và phá hủy.
Các yếu tố nguy cơ:
- Di truyền: nếu gia đình có người mắc viêm đa khớp dạng thấp thì khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn.
- Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc. Tuy nhiên nếu ngừng hút thuốc lá thì nguy cơ này sẽ giảm dần theo thời gian.
- Giới: Nam giới ít mắc hơn phụ nữ (chỉ bằng 1/3).
- Tuổi: Người trong độ tuổi 30-55 dễ mắc bệnh hơn cả.
Triệu chứng của viêm đa khớp dạng thấp
Các triệu chứng đặc trưng của bệnh bao gồm:
- Khớp: bị đau và sưng phù trong thời gian vài tháng (từ 6 tháng trở lên). Vào buổi sáng hay bị xuất hiện cứng khớp.
- Mắt: mắt đỏ và đau.
- Phổi: viêm đa khớp dạng thấp gây nhiều ảnh hưởng tới phổi, nặng có thể dẫn tới xơ hóa, viêm phổi, tràng dịch màng phổi.
- Mách máu: bất kì mạch máu nào trong cơ thể đều có khả năng bị tác động, trong đó nhiều nhất là các động mạch xa.
- Miễn dịch: lách to, xét nghiệm thấy giảm bạch cầu đa nhân trung tính.
- Tim mạch: biến chứng tim mạch do tình trạng xơ vữa.
Điều trị bệnh
Trong điều trị loại bệnh này, bác sĩ hướng tới mục tiêu:
- Giảm triệu chứng: các biểu hiện của viêm khớp như đau, sưng, cứng khớp.
- Giảm thiệt hại đến các khớp chưa bị tấn công
- Ngăn cản bệnh phát triển
- Giảm biến chứng toàn thân
- Cải thiện và duy trì chức năng vận động
- Đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt nhất cho người bệnh
- Giảm thiểu ảnh hưởng không mong muốn của thuốc điều trị
Điều trị không dùng thuốc
- Chỉ duy trì vận động nhẹ nhàng, tuyệt đối không vận động quá sức
- Thư giãn khớp bằng cách giảm áp lực cho khớp
- Khi cần thiết có thể sử dụng các biện pháp hỗ trợ, cố định khớp như dùng nạng, nẹp
- Giảm cân nếu thừa cân, béo phì
- Chế độ ăn hợp lý: bổ sung vitamin và khoáng chất, protein
Nguyên tắc dùng thuốc điều trị viêm đa khớp dạng thấp
Nếu bệnh được phát hiện sớm thì khả năng ngăn cản được sự tiến triển của bệnh sẽ cao hơn nhiều, đồng thời giảm biến chứng tới các cơ quan khác của cơ thể.
Trong khi điều trị, bệnh nhân cần dùng kết hợp nhiều loại thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ. Các nhóm thuốc thường được nhắc đến:
Thuốc chống viêm
Viêm là tình trạng đặc trưng của bệnh, do đó thuốc chống viêm không thể thiếu khi điều trị. Bệnh nhân có khi phải dùng cả hai loại chống viêm: corticoid và NSAID.
- Corticoid: Lưu ý rằng Corticoid cần sử dụng vừa phải, tránh tình trạng lạm dụng thuốc, dùng kết hợp với thuốc điều trị cơ bản viêm đa khớp dạng thấp (DMARD). Để tránh các tác dụng phụ do corticoid, nên tuân theo nhịp sinh học của cơ thể, bệnh nhân dùng 1 liều duy nhất mỗi ngày vào thời điểm 8 giờ sáng. Khuyến cáo cần kiểm tra mật độ xương định kỳ khi điều trị.
- NSAID: Trong khi đó nếu dùng NSAID giảm đau, bạn cần chú ý đến các triệu chứng bất thường ở dạ dày nếu có vì thuốc làm tăng nguy cơ loét và xuất huyết cơ quan này. Nhóm ức chế bơm proton trong NSAID hiện nay đang được dùng nhiều nhất bởi nó ít ảnh hưởng nhất tới dạ dày.
- Ngoài chống viêm, thuốc giảm đau cũng được dùng trong viêm đa khớp dạng thấp. Paracetamol là thuốc thường được dùng nhất.
Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm hay còn gọi là thuốc điều trị cơ bản bệnh DMARD
- Đối vận acid folic: Methotrexat. Tác động lên cả hai hệ thống miễn dịch: dịch thể và tế bào.
- Đối vận cancineurin: Ciclosporin. Ức chế tế bào lympho T.
- Thuốc chống sốt rét: Hydroxychloroquin và cloroquin. Dùng với thể bệnh nhẹ, mới mắc, nên kết hợp với các DMARD khác.
- Sulphalazin: Có tác dụng cải thiện miễn dịch
- Leflunomid: Ức chế lympho tăng sinh
- Thuốc độc tế bào: Azathioprin. Do nhiều tác dụng phụ nên chỉ dùng khi viêm đa khớp dạng thấp bị kháng trị.
Xem thêm:
- Hiểu rõ về Viêm khớp dạng thấp để có thể sống chung với bệnh
- Cách giảm đau nhanh nhất cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
- Bệnh viêm đa khớp dạng thấp chữa ở đâu?