Viêm da đầu: Làm sao để không tái phát?

Viêm da đầu không gây nguy hiểm nhưng khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái. Điều trị tận gốc, dứt điểm để viêm da đầu không có cơ hội tái phát là mong muốn của nhiều người đang mắc phải tình trạng này.

Viêm da đầu: Làm sao để không tái phát? Viêm da đầu: Làm sao để không tái phát?

Viêm da đầu là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống. Điều trị tận gốc, dứt điểm để viêm da đầu không có cơ hội tái phát là mong muốn của nhiều người đang mắc phải tình trạng này.

Các loại viêm da đầu thường gặp

Viêm da tiết bã

Bệnh còn được gọi là chàm da nhờn, gàu. Đây là hiện tượng có thể xảy ra ở nhóm đối tượng người lớn và trẻ em với những triệu chứng khác nhau. Ở trẻ nhũ nhi, biểu hiện của bệnh viêm da đầu là những vảy lớn màu vàng đỏ hoặc màu vàng trên da đầu (dân gian gọi là “cứt trâu”). Thông thường, trẻ mắc phải hiện tượng này sẽ tự khỏi sau một khoảng thời gian nhất định.

Nếu viêm da tiết bã ở đầu xảy ra ở người lớn do có nhiều tuyến bã nhờn hoạt động mạnh thì sẽ khó điều trị hơn. Trên da đầu của người bệnh có vảy khô, vảy vàng bã hoặc hồng ban, ngứa. Hậu quả của viêm da đầu tiết bã là làm tăng khả năng gây rụng tóc.

Viêm da đầu tiếp xúc

Đây là tình trạng da tiếp xúc với một chất lạ từ các sản phẩm sử dụng cho tóc và vùng da đầu như dầu xả, dầu gội, thuốc xịt tóc, thuốc nhuộm. Bệnh này thường gặp ở nhiều đối tượng, lứa tuổi khác nhau, ngành nghề, giới tính.

Triệu chứng của viêm da đầu tiếp xúc là ngứa da đầu, da có các mảng đỏ nhẹ, mụn nước, tóc khô, dễ gãy rụng, tóc xơ cứng, nhiều gàu, da có thể lở loét.

Viêm nang lông da đầu

Căn bệnh này có thể xảy ra ở cả nữ và nam do da đầu tiết nhiều dầu, môi trường làm việc nóng, ẩm, ô nhiễm. Bệnh còn được gọi là viêm chân tóc. Biểu hiện phổ biến là nổi sẩn nhỏ ở chân tóc, ngứa, có vẩy (đặc biệt ở hai bên tóc mai và vùng gáy). Khi không được can thiệp sớm sẩn có thể lan rộng và tiến triển dai dẳng.

vicare.vn-viem-da-dau-lam-sao-de-khong-tai-phat-body-1
Gàu và ngứa da đầu là biểu hiện thường thấy của viêm da đầu

Nguyên nhân gây viêm da đầu

Tùy thuộc vào từng nhóm bệnh mà viêm da đầu có những tác nhân hình thành khác nhau. Do đó, muốn điều trị tận gốc và dứt điểm chứng viêm da đầu, người bệnh cần xác định nguyên nhân gây bệnh là gì.

  • Đối với viêm chân tóc: do tụ cầu vàng Staphylococcus aureus là yếu tố chính gây nên, bên cạnh đó còn một số tác nhân khác dẫn đến viêm da đầu như nấm Trichophyton spp, vi khuẩn gram âm, người thường xuyên dùng thuốc ức chế miễn dịch, gội đầu sai cách, ...
  • Đối với viêm da tiết bã: những người mắc viêm da đầu ở nhóm này thường do stress, căng thẳng, mệt mỏi, cơ địa có da đầu nhờn, nấm ký sinh trên da đầu, chấn thương hệ thần kinh trung ương, rỗng tủy sống, bệnh Parkinson, AIDS, động kinh, ... Ngoài ra, thời tiết lạnh, hanh khô cũng gây viêm da đầu tiết bã.
  • Viêm da đầu tiếp xúc: do các thành phần hóa học có thể gây dị ứng ở da đầu đối với những người mẫn cảm với một chất nào đó trong sản phẩm. Lúc này, chỉ khu vực bề mặt da đầu tiếp xúc hóa chất mới bị tổn thương.

Điều trị viêm da đầu có khó không?

  • Khi bị ngứa kéo dài, xuất hiện vảy hay có dấu hiệu bất thường tại vùng da đầu, bạn cần đến bệnh viện để thăm khám và có phương hướng điều trị kịp thời, tránh tình trạng chuyển sang mãn tính.
  • Vấn đề viêm vùng da đầu có khó điều trị không còn dựa vào cách chữa trị đúng và duy trì điều trị để có thể khỏi bệnh hoặc giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh gây nên.
  • Bác sĩ chuyên khoa chỉ định sử dụng thuốc bôi (corticoid dạng kem hoặc lotion), dầu gội chống nấm (zinc pyrithione, selenium sulfide), ... cho phù hợp. Đối với các loại kem dưỡng ẩm cần bôi đều đặn và nhiều lần trong ngày, nhất là vào mùa thu đông.
  • Dựa trên xem xét thể trạng, người bệnh có thể được yêu cầu bổ sung thêm dinh dưỡng, vitamin B3, B6, vitamin H, kẽm, ...
  • Để bệnh tình được điều trị tốt nhất, bệnh nhân cần được khám và tư vấn cụ thể. Tuyệt đối không áp dụng các phương pháp điều trị mách bảo, thuốc dân gian không rõ nguồn gốc dễ dẫn đến nguy hiểm cho sức khỏe và biến chứng có thể xảy ra.
vicare.vn-viem-da-dau-lam-sao-de-khong-tai-phat-body-2
Gội đầu đúng cách là biện pháp phòng ngừa viêm da đầu hiệu quả

Phòng tránh hiệu quả viêm da đầu

  • Duy trì chế độ uống nhiều nước và ăn nhiều rau quả để giúp mồ hôi bớt nhờn
  • Không nên ăn nhiều thức ăn có chất bột, đường, mỡ, rượu, bia, thuốc lá, chống táo bón
  • Có thể tắm gội bằng nước ấm để tẩy bớt chất nhờn trên da đầu. Tuy nhiên, cần chú ý về nhiệt độ để không gây tác dụng ngược và tổn hại đến da.
  • Hạn chế sờ hoặc cào gãi lên da đầu khi tay bẩn. Không gội đầu quá nhiều lần trong tuần và nên gội nhẹ nhàng để mát xa vùng da đầu
  • Tránh để da đầu tiếp xúc quá nhiều và thường xuyên với hóa chất độc hại
  • Cân bằng công việc và cuộc sống để không bị stress, căng thẳng
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm, khăn mặt, quần áo, mũ bảo hiểm, ... với người khác
  • Không sử dụng tùy tiện thuốc uống, thuốc bôi viêm da đầu khi không có chỉ dẫn của bác sĩ
  • Khi có triệu chứng nên sớm đến các cơ sở uy tín để khám và hỗ trợ điều trị đúng cách
vicare.vn-viem-da-dau-lam-sao-de-khong-tai-phat-body-3
Đây là những loại cây rất tốt để giảm tình trạng ngứa do viêm da đầu

Những cách chữa viêm da đầu tại nhà hiệu quả

Tình trạng ngứa vùng da đầu ở thể nhẹ do viêm da đầu gây ra có thể cải thiện bằng một số cách đơn giản tại nhà dưới đây:

  • Tinh dầu bưởi và xả: sử dụng lá bưởi, vỏ bưởi và sả cây để nấu với nước. Đun sôi đến khoảng 20 phút cho tinh chất trong sả và bưởi hòa quyện vào nước. Sau đó để nguội và dùng nước này gội đầu như bình thường. Bạn có thể áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày để nhanh chóng chấm dứt tình trạng ngứa da đầu.
  • Cây ngũ sắc: nhờ chứa nhiều tinh dầu có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, nấm nên cây ngũ sắc là một trong những cách chữa viêm da đầu do nấm hiệu quả. Cách làm nước gội đầu khá đơn giản, chỉ cần đun với nước và dùng gội đầu (không cần gội lại bằng nước).Quả bồ kết: bồ kết phơi khô, nướng thơm sau đó nấu chung bồ kết với nước. Đợi đến khi nước nguội, hòa thêm với nước sạch và gội đầu.
  • á trà xanh: nhờ công dụng kháng khuẩn, hạn chế tiết chất nhờn, chống viêm nhiễm, ngăn gàu nên trà xanh được ưa chuộng sử dụng. Người mới bị viêm da đầu do tiết bã có thể làm nước gội đầu bằng lá trà xanh đun sôi với nước.
  • Muối và phèn chua: sự kết hợp hoàn hảo của phèn chua và muối giúp bạn có được phương pháp chữa ngứa và gàu hiệu quả mà không tốn kém. Hòa phèn chua cùng muối tinh khiết thành hỗn hợp sau đó dùng tăm bông chấm dung dịch lên da đầu, giữ trong 30 phút rồi gội lại với nước sạch.

Xem thêm:

  • Bệnh viêm da tiết bã có lây không?
  • Nguyên nhân và cách điều trị vảy gàu da đầu