Viêm buồng trứng khi bị quai bị

Bệnh quai bị là một bệnh lành tính do virus gây ra có thể để lại những di chứng nguy hiểm. Nam giới chịu di chứng viêm tinh hoàn, còn ở nữ giới có khả năng mắc viêm buồng trứng khi bị quai bị thậm chí có thể dẫn đến vô sinh.

Viêm buồng trứng khi bị quai bị Viêm buồng trứng khi bị quai bị

Bệnh quai bị là một bệnh lành tính do virus gây ra có thể để lại những di chứng nguy hiểm. Nam giới chịu di chứng viêm tinh hoàn, còn ở nữ giới có khả năng mắc viêm buồng trứng khi bị quai bị, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh.

HoiBenh.vn-viem-buong-trung-khi-bi-quai-bị-body-2
Viêm buồng trứng khi bị quai bị

Khái niệm bệnh khi quai bị

Quai bị là bệnh viêm tuyến mang tai do một loại Paramyxovirus gây ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là từ 5-15 tuổi. Bệnh có thể lây truyền trực tiếp bằng đường hô hấp và gây thành dịch ở trẻ em.

Triệu chứng ban đầu của bệnh thường là sốt, mệt mỏi, đau đầu, bị sưng và đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt. Tuy là bệnh lành tính nhưng cũng gây nhiều biến chứng và thường nặng hơn ở người lớn. Các biến chứng nặng có thể gặp như: Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, viêm tụy, viêm thần kinh, viêm cơ tim, viêm buồng trứng,...

Viêm buồng trứng khi bị quai bị

Trong khi ở nam giới sau tuổi dậy thì nếu bị quai bị có tỷ lệ khoảng 20 – 35% bị viêm tinh hoàn thì tỷ lệ này ở nữ giới chỉ là 7%. Mặc dù tỷ lệ viêm buồng trứng ở nữ giới xảy ra thấp hơn tỷ lệ viêm tinh hoàn ở nam giới nhưng không có nghĩa là nữ giới tránh được biến chứng quai bị.

Triệu chứng

Sau khi được điều trị khỏi sốt quai bị, có thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Đau bụng dưới âm ỉ.
  • Đau một bên hố chậu từng cơn.
  • Âm đạo tiết ra nhiều khí hư, có mùi hôi và tính chất khí hư thay đổi, bị đặc hoặc gợn cục...
  • Bị đau khi quan hệ tình dục.
  • Sốt, buồn nôn.
HoiBenh.vn-viem-buong-trung-khi-bi-quai-bị-body-3
Đau bụng dưới âm ỉ

Các phương pháp điều trị bệnh viêm buồng trứng

  • Phương pháp điều trị bằng thuốc: Thuốc điều trị gồm thuốc kháng sinh và một số loại thuốc có liên quan khác. Tùy vào tình trạng bệnh và sức đề kháng của từng người sẽ áp dụng thuốc khác nhau nên tránh tự mua thuốc uống.
  • Phương pháp vật lý trị liệu là sử dụng bước sóng ngắn, chiếu tia hồng ngoại để tác động lên vùng chậu, giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện các mô trong buồng trứng để nhằm loại bỏ hoặc giảm bớt tình trạng viêm nhiễm.
  • Phương pháp điều trị bằng tiểu phẫu chỉ khi trường hợp phát hiện bị bệnh quá nặng, viêm buồng trứng mãn tính do giai đoạn cấp tính chuyển thành hoặc bị viêm phúc mạc vùng chậu nếu dùng thuốc không có hiệu quả.

Nhìn chung, viêm buồng trứng do bệnh quai bị không thể gây vô sinh ngay lập tức nhưng nó có thể gây ra nhiều hậu quả cho cả sức khỏe, ảnh hưởng cho việc sinh sản ở phụ nữ sau này nếu không được điều trị kịp thời.

Cách phòng tránh

Viêm buồng trứng khi bị quai là biến chứng nguy hiểm. Cách phòng tránh tốt nhất là phòng tránh bệnh quai bị

  • Với trường hợp chưa mắc quai bị: Nên đi tiêm phòng theo lịch tiêm chủng.

Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên đến dưới 7 tuổi: mũi 1 tiêm lần đầu, mũi 2 khi trẻ 4-6 tuổi, cách mũi 1 ít nhất một tháng.

Trẻ từ 7 tuổi và người lớn: mũi 1 tiêm lần đầu, mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

  • Với các trường hợp đã mắc quai bị:

Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường năng lượng cho cơ thể, khi đó cơ thể sẽ tăng sức đề kháng chống lại bệnh. Hạn chế vận động chạy nhảy vì khi vận động làm tăng khả năng phát tán của vi rút gây bệnh nhanh hơn.

Đối với phụ nữ khi phát hiện các triệu chứng quai bị nên có chế độ kiêng khem và điều trị hợp lý. Trước khi lên kế hoạch mang bầu, tốt nhất chị em nên tiêm phòng quai bị. Không nên đến khi mang thai mới tiêm phòng quai bị, tránh mang thai ít nhất một tháng sau khi tiêm phòng chứng bệnh này.

Tóm lại, viêm buồng trứng do bệnh quai bị không thể gây vô sinh ngay lập tức nhưng nó có thể gây ra nhiều hậu quả cho cả sức khỏe, ảnh hưởng cho việc sinh sản ở phụ nữ sau này nếu không được điều trị kịp thời. Nếu còn bất kì câu hỏi nào, hãy đến với bệnh viện Vinmec để được tư vấn cụ thể và chăm sóc sức khỏe của bạn một cách tốt nhất.

Xem thêm:

  • Điều trị bệnh quai bị ở người lớn cần lưu ý gì?
  • Bị quai bị cần và không cần kiêng gì?
  • Khi bị quai bị khám ở đâu?