Vì sao trẻ bị sốt xuất huyết thì không được uống nước có màu sẫm và nước có ga?

Sốt xuất huyết là bệnh phổ biến ở vùng nhiệt đới. Hằng năm, ước tính có đến 100.000 ca sốt xuất huyết ở Việt Nam. Trong đó, rất nhiều ca có chuyển biến xấu phải nhập viện điều trị. Mặc dù cả người lớn và trẻ em đều có thể mắc, nhưng sốt xuất huyết thường gặp ở trẻ em.

Vì sao trẻ bị sốt xuất huyết thì không được uống nước có màu sẫm và nước có ga? Vì sao trẻ bị sốt xuất huyết thì không được uống nước có màu sẫm và nước có ga?

Sốt xuất huyết là bệnh phổ biến ở vùng nhiệt đới. Hằng năm, ước tính có đến 100.000 ca sốt xuất huyết ở Việt Nam. Trong đó, rất nhiều ca có chuyển biến xấu phải nhập viện điều trị. Mặc dù cả người lớn và trẻ em đều có thể mắc, nhưng sốt xuất huyết thường gặp ở trẻ em. Các bậc phụ huynh nên tìm hiểu kỹ về bệnh sốt xuất huyết và các triệu chứng, để có thể chăm sóc đúng cách và phòng ngừa sốt xuất huyết cho trẻ.

1. Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Bệnh không lây truyền giữa người với người, mà lây truyền qua trung gian truyền bệnh là muỗi vằn (Aedes aegypti). Quá trình lây bệnh bắt đầu khi muỗi vằn đốt người bị bệnh sốt xuất huyết. Khi đó, virus sẽ từ máu người bệnh xâm nhập vào tế bào của muỗi và sinh sôi nảy nở. Sau khoảng 12 ngày, virus sẽ lan đến tuyến nước bọt của muỗi và truyền bệnh cho người mà muỗi đốt tiếp theo.

vicare.vn-vi-sao-tre-bi-sot-xuat-huyet-thi-khong-duoc-uong-nuoc-co-mausam-va-nuoc-co-ga-body-1
Muỗi vằn là vec-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết.

Trẻ em bị muỗi mang mầm bệnh sốt xuất huyết đốt thường có thời gian ủ bệnh từ 4 - 7 ngày. Sau đó, các em sẽ trải qua những giai đoạn phát bệnh dưới đây.

  • Giai đoạn khởi bệnh

Những triệu chứng đầu tiên của bệnh là sốt cao liên tục (có thể lên đến 40°C), mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc, buồn nôn hoặc tiêu chảy. Cha mẹ thường nhầm tưởng là trẻ bị cảm cúm hay viêm đường hô hấp thông thường. Các trẻ em lớn có thể nói là bị đau đầu, đau nhức toàn thân hoặc sau hốc mắt.

Đặc điểm khác biệt của bệnh sốt xuất huyết là các triệu chứng sung huyết dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu trong. Các bậc cha mẹ có thể nhận biết bằng những vết chấm đỏ li ti trên da hoặc các vết máu ở chân răng. Nếu trẻ bị xuất huyết trong, nhất là đường tiêu hóa, có thể thấy máu khi nôn hoặc phân có màu đỏ thẫm hoặc đen.

vicare.vn-vi-sao-tre-bi-sot-xuat-huyet-thi-khong-duoc-uong-nuoc-co-mausam-va-nuoc-co-ga-body-1
Một trong những triệu chứng bệnh sốt xuất huyết là sốt cao liên tục.
  • Giai đoạn nguy cấp

Sau khoảng 3 ngày, bệnh sốt xuất huyết có thể diễn biến nguy hiểm do cơ thể suy nhược dẫn đến hệ miễn dịch yếu đi. Số lượng bạch cầu và tiểu cầu giảm đáng kể. Trẻ có những triệu chứng như chảy máu mũi, tiểu ra máu và các dấu hiệu sốt xuất huyết nghiêm trọng hơn. Trẻ còn có thể bị phù nề ở ổ mắt, dịch tràn phổi, tụt huyết áp, tứ chi lạnh.

  • Giai đoạn phục hồi

Nếu được chăm sóc tận tình và kịp thời, trẻ sẽ dần phục hồi sau 6 - 7 ngày bị bệnh. Các dấu hiệu cho thấy trẻ đã phục hồi là trẻ giảm sốt, thấy thèm ăn và khát nước. Nếu xét nghiệm máu sẽ thấy số lượng bạch cầu và tiểu cầu tăng trở lại.

2. Vì sao trẻ bị sốt xuất huyết cần tránh nước có ga và các thực phẩm sẫm màu?

Để quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết đạt hiệu quả tốt nhất, trẻ cần tránh những thực phẩm dưới đây:

Nước ngọt: không tiêu thụ các đồ uống ngọt, có đường, soda hoặc mật ong. Đường có thể làm giảm sự hiệu quả của các bạch cầu, khiến hệ miễn dịch suy yếu. Như đã nói ở trên, trẻ bị sốt xuất huyết lâu ngày khiến cho cơ thể suy nhược và giảm khả năng miễn dịch. Vì thế, không nên tiêu thụ nước ngọt hay soda để tránh cho bệnh lâu khỏi hơn.

Thực phẩm sẫm màu (đỏ, nâu đen): tránh dùng Coca, nước củ dền, nước hoa quả sẫm màu,... bởi các thực phẩm sẫm màu có thể gây nhầm lẫn cho bác sĩ. Trẻ bị sốt xuất huyết có thể bị chảy máu đường tiêu hóa. Bác sĩ luôn phải kiểm tra phân, nước tiểu hoặc những gì trẻ nôn ra. Thực phẩm có màu đỏ, đen hoặc nâu có thể bị nhầm với máu, làm ảnh hưởng đến chẩn đoán của bác sĩ.

vicare.vn-vi-sao-tre-bi-sot-xuat-huyet-thi-khong-duoc-uong-nuoc-co-mau-sam-va-nuoc-co-ga-body-3
Trẻ em bị sốt xuất huyết nên tránh dùng nước soda hoặc các thực phẩm sẫm màu.

Ngoài ra, trẻ bị sốt xuất huyết nên tránh những thực phẩm sau:

  • Đồ ăn cay nóng: tránh dùng gừng, ớt, mù tạt ... vì các thức ăn này có thể tăng nhiệt độ cơ thể, làm cho cơn sốt kéo dài hơn và trẻ khó phục hồi hơn.
  • Rượu, bia, caffein, thuốc lá: các chất này đều không tốt cho cơ thể, nhất là cơ thể suy nhược.
  • Trà đặc: có chứa caffein, là chất kích thích khiến cho tăng huyết áp. Ngoài ra, trà đặc còn chứa một số chất khác gây tăng nhiệt độ cơ thể và giảm tác dụng của thuốc hạ sốt.
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: các thực phẩm này khó tiêu, ảnh hưởng đến tình trạng sốt.
  • Trứng gà: trứng gà chứa nhiều protein, khi tiêu hóa sẽ tạo ra nhiệt lượng cao. Cơ thể đã bị sốt, khó phát tán nhiệt ra ngoài.

3. Trẻ bị sốt xuất huyết cần được chăm sóc như thế nào?

Sốt xuất huyết do virus gây ra, vì thế, hiện nay chưa có thuốc để chữa trị. Trẻ em bị sốt xuất huyết có thể tự phục hồi nếu được chăm sóc cẩn thận và đúng cách để không tiến triển lên dạng nặng hơn.

Khi trẻ bắt đầu có các triệu chứng sốt xuất huyết, cần phải lập tức đưa đến bác sĩ. Nếu trẻ sốt cao trên 48 tiếng, dù không có triệu chứng xuất huyết, cũng cần được đưa tới trung tâm y tế để bác sĩ quan sát và điều trị.

Quá trình chăm sóc cho trẻ bị sốt xuất huyết bao gồm các phương pháp làm giảm triệu chứng bệnh như sau:

  • Hạ sốt và giảm đau bằng thuốc paracetamol. Tránh sử dụng các thuốc có khả năng gây chảy máu như aspirin, ibuprofen, naproxen, có thể khiến cho các triệu chứng xuất huyết khó kiểm soát hơn.
  • Luôn đảm bảo trẻ uống đủ nước. Bổ sung nước và muối khoáng bằng cách cho uống dung dịch oresol, ăn những món ăn dạng lỏng, hoặc truyền nước.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối, và ăn chế độ ăn giàu dinh dưỡng.

Trẻ em bị sốt xuất huyết nên ăn nhiều rau quả, trái cây để bổ sung nước và vitamin, tránh ăn thực phẩm nhiều đạm. Tuy nhiên, cũng không nên kiêng cữ quá, cần ăn đủ bữa và đủ chất.

4. Cách phòng bệnh sốt xuất huyết

Hai điểm cần lưu ý trong phòng bệnh sốt xuất huyết là tập trung tiêu diệt muỗi và tránh để trẻ bị muỗi đốt:

  • Phát quang bụi rậm.
  • Dọn dẹp ao tù nước đọng, đậy nắp các thùng và bể chứa nước.
  • Thả cá vào ao hồ, bể chứa nước để cá ăn muỗi và lăng quăng.
  • Phun thuốc diệt muỗi định kỳ.
  • Dùng màn khi ngủ.
  • Cho trẻ mặc quần áo dài tay, hoặc xịt thuốc chống muỗi khi chơi ngoài trời.

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm có thể gây nguy hiểm nếu không được chăm sóc cẩn thận. Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị sốt xuất huyết đặc trị. Vậy nên điều quan trọng nhất là diệt muỗi và phòng tránh muỗi đốt để hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ.

Xem thêm:

  • Sốt xuất huyết: Triệu chứng và biện pháp điều trị hiệu quả
  • Cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết vào mùa hè