Vì sao nhiều người mắc bệnh trĩ?

Bệnh trĩ là bệnh khá phổ biến có rất nhiều người mắc, bệnh được chia làm hai dạng trĩ nội và trĩ ngoại. Nếu không can thiệp kịp thời, biến chứng của búi trĩ sẽ khó điều trị và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Để nắm rõ các nguyên nhân triệu chứng bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại, và các cấp độ của bệnh trĩ, HoiBenh sẽ chia sẻ đến bạn trong bài viết dưới đây

Vì sao nhiều người mắc bệnh trĩ? Vì sao nhiều người mắc bệnh trĩ?

Bệnh trĩ là bệnh khá phổ biến có rất nhiều người mắc, bệnh được chia làm hai dạng trĩ nội và trĩ ngoại. Nếu không can thiệp kịp thời, biến chứng của búi trĩ sẽ khó điều trị và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Để nắm rõ các nguyên nhân triệu chứng bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại, các cấp độ của bệnh trĩ, HoiBenh sẽ chia sẻ đến bạn trong bài viết dưới đây

1. Bệnh trĩ là gì, có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ xuất hiện là do sự co giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch hoặc phình đại tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn, khiến cho các tĩnh mạch này bị ứ đọng máu, xuất huyết hậu môn, viêm, sưng phồng gây khó chịu và đau rát cho bệnh nhân.

Theo khảo sát của Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam, ở nước ta có khoảng 55% số người mắc bệnh trĩ. Những đối tượng ở độ tuổi 40 trở lên chiếm khoảng 60-70%. Mức độ nguy hiểm của bệnh tùy thuộc vào các cấp độ của bệnh trĩ, cụ thể như sau:

Cấp độ 1: Đại tiện ra máu, búi trĩ chưa sa ra ngoài

Cấp độ 2 : Sa trĩ khi đại tiện, nhưng vẫn tự co lại

Cấp độ 3: Búi trĩ sa quá mức, phải dùng tay đẩy vào

Cấp độ 4: Búi trĩ thường trực ở hậu môn, dễ nhiễm trùng

2. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (GV Đại học Y dược TPHCM). Trĩ có thể xảy ra do rất nhiều yếu tố, trong đó phổ biến và thường gặp nhất phải kể đến các nguyên nhân sau:

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao thì các cơ ở vùng hậu môn càng dễ bị thoái hóa, co thắt, đặc biệt là ở những người trong độ tuổi từ 30 - 60.
  • Mang thai: Phụ nữ đang thai có nguy cơ bị trĩ cao hơn bình thường do các tĩnh mạch trĩ bị dồn ép bởi trọng lượng của thai nhi.
  • Giấy vệ sinh kém chất lượng: Sử dụng giấy vệ sinh kém chất lượng là một trong những nguyên nhân của bệnh trĩ trong xã hội hiện đại.
  • Do lao động và thói quen sinh hoạt: Ngồi lâu 1 chỗ ít vận động hoặc vận động nặng trong thời gian dài, nhịn đi vệ sinh thường xuyên... là những thói quen gây bệnh trĩ do máu lưu thông đến vùng hậu môn giảm.
  • Do chế độ ăn uống không lành mạnh thiếu chất xơ và các vitamin: bị trĩ có thể do ăn đồ chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, nhưng thiếu hụt thực phẩm giàu chất xơ và vitamin cần thiết để hỗ trợ tiêu hóa trong thực đơn hàng ngày, nên dễ gây ra táo bón đây là yếu tố hàng đầu dẫn đến bị trĩ.
  • Bệnh lý đường ruột: một số bệnh đường ruột như: táo bón, ỉa chảy kéo dài, hội chứng lỵ, viêm đại tràng... làm cho các tĩnh mạch, thành ruột bị tổn thương cũng là nguyên nhân mà khá nhiều người mắc phải bệnh trĩ.
  • Khủng hoảng tâm lý (stress): Trầm cảm, lo lắng nhiều là điều kiện thuận lợi để bệnh khởi phát và tiến triển.
vicare.vn-vi-sao-nhieu-nguoi-mac-benh-tri-body-1
Phụ nữ đang thai có nguy cơ bị trĩ cao hơn bình thường

3. Triệu chứng của bệnh trĩ

Bị trĩ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và tính mạng của bệnh nhân. Muốn ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần chú ý đến những triệu chứng bệnh học trĩ lâm sàng và cận lâm sàng điển hình sau:

Triệu chứng lâm sàng

  • Đại tiện ra máu: Máu xuất hiện sau khi đi đại tiện, chảy thành giọt hoặc tia, dính trên giấy vệ sinh hoặc trên phân, mức độ chảy máu phụ thuộc vào cấp độ bệnh.
  • Đau rát, khó chịu hậu môn: Người bị trĩ thường đau, rát, căng tức hoặc sưng đau hậu môn. Khi trĩ sang độ 2, hậu môn chảy dịch, ngứa ngáy, khó chịu.
  • Sa búi trĩ: Búi trĩ hình thành, sưng to và sa ra ngoài hậu môn dần theo cấp độ trĩ.

Triệu chứng cận lâm sàng

  • Soi hậu môn trực tràng: Khi soi niêm mạc người bệnh sẽ thấy phồng lên, lồi vào lòng trực tràng, tĩnh mạch trĩ giãn ra tạo thành búi trĩ rõ rệt.
  • Nắn hậu môn: Bác sĩ chuyên khoa sẽ quan sát hoặc dùng tay để nắn hậu môn và thấy búi trĩ ở phía trong hoặc ngoài hậu môn.

4. Bệnh trĩ được chia thành những loại nào

Trĩ nội

  • Đầu tiên xuất hiện tình trạng chảy máu trong và sau khi đi đại tiện là triệu chứng của bệnh trĩ nội. Ban đầu, lượng máu chảy nhỏ giọt không gây ra cảm giác đau rát hay khó chịu, lâu dài khi lượng máu ra quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, khiến người bệnh trĩ choáng váng, mệt mỏi.
  • Đau hậu môn: cảm giác cộm, khó chịu hoặc vướng tại hậu môn. Một số trường hợp mắc bệnh trĩ nội cấp độ nhẹ sẽ không cảm thấy đau, nhưng khi bệnh tiến triển nặng sẽ làm tắc tĩnh mạch gây ra các cơn đau cấp hoặc mãn tính.
  • Búi trĩ sa xuống hậu môn: đây là giai đoạn tiếp theo, và cũng là triệu chứng của bệnh trĩ nội, xảy ra khi búi trĩ sa xuống khỏi hậu môn, có thể tự thụt vào và thường xảy ra khi đi đại tiện.

Trĩ ngoại

Các nếp gấp ở hậu môn sưng to: là triệu chứng đầu tiên của bệnh trĩ ngoại, hiện tượng này gây ra do các dịch bẩn đọng lại trên hậu môn sau khi đi đại tiện.

  • Nứt kẽ hậu môn: các cục máu đông xuất hiện gần hậu môn ở người bệnh trĩ ngoại, chúng trở nên sưng phồng và gây nứt kẽ hậu môn.
  • Trĩ sa ra ngoài: bệnh trĩ ngoại càng để lâu thì búi trĩ càng to và sa ra ngoài nhiều hơn gây khó chịu và chảy máu kéo dài.

Nằm ở các tĩnh mạch xung quanh hậu môn, trĩ ngoại gây ra ngứa, sưng hoặc đau rát do máu có thể ứ lại ở bên trong búi trĩ và tạo thành những cục máu đông

Trĩ hỗn hợp

Chân búi trĩ nằm cả trên và dưới cơ thắt, có sự liên kết giữa trĩ nội và trĩ ngoại.

Trĩ vòng

Các búi trĩ sa ra ngoài hậu môn và liên kết với nhau thành vòng.

5. Bệnh trĩ nên ăn gì?

vicare.vn-vi-sao-nhieu-nguoi-mac-benh-tri-body-2
Các loại trái cây là thực phẩm nhuận tràng tự nhiên

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Hãy xây dựng thực đơn khoa học để chữa trị bệnh trĩ dứt điểm, giúp đẩy lùi trĩ tối đa và dự phòng tái phát bệnh.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác Sĩ Vũ Văn Khiên, Tổng thư ký hội khoa học tiêu hóa Việt Nam, bệnh trĩ liên quan trực tiếp tới chế độ ăn uống, ví dụ như những người thường xuyên uống quá nhiều rượu bia, ăn nhiều đồ cay nóng dẫn tới táo bón, cũng là một yếu tố kích thích khiến bệnh trĩ hình thành.

Thực phẩm giàu chất xơ giúp tích trữ lượng nước đáng kể trong cơ thể, làm cho phân bở ra giảm táo bón kéo dài, và nhờ đó giảm nguy cơ mắc trĩ hay tái phát trĩ.

Một số thực phẩm nhuận tràng tự nhiên như

  • Các loại trái cây: cam, quýt, bưởi, mận, dâu tây, dưa hấu...
  • Các loại củ quả: cà rốt, mướp đắng, súp lơ, khoai lang,...
  • Các loại ngũ cốc: đậu phụ, ngũ cốc xay, gạo lứt, yến mạch nguyên cám,...
  • Các loại rau: rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền, rau cải các loại, bầu bí mướp, măng, xà lách.

Đặc biệt củ cải đỏ là loài chống táo bón và trĩ cực tốt. Lượng chất xơ giàu có trong củ cải giúp tống các chất thải ra khỏi ruột dễ dàng hơn.

Thực phẩm nhiều chất sắt chống thiếu máu

Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất khi bị trĩ. Ban đầu, máu chảy rất kín đáo, người bệnh tình cờ phát hiện trong giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu, hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào. Với những người bị nặng hơn thì sẽ thấy rõ sau mỗi lần đi đại tiện. Thiếu máu, mệt mỏi là tình trạng dễ gặp ở những người mắc trĩ.

Do đó, người bị trĩ nên ăn nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt, để bổ sung hồng cầu và tái tạo lượng máu cho cơ thể. Những thực phẩm chứa nhiều sắt có thể kể đến như:

  • Thực phẩm giàu sắt có nguồn gốc động vật: bầu dục bò, bầu dục lợn, cá chép, cua đồng, thịt bò loại I, gan bò, tim bò, tim gà, thịt gà, gan gà, gan lợn, tim lợn, tiết lợn sống, thịt ba chỉ, thịt bồ câu, gan vịt, trứng gà, trứng vịt, sữa bò, sữa mẹ, tép khô, tôm khô.
  • Thực phẩm giàu sắt có nguồn gốc thực vật: mộc nhĩ, nấm hương khô, cùi dừa già, vừng (mè), đậu tương, bột cacao, rau câu khô, cần tây, rau đay, rau bó xôi, bông cải xanh, đậu trắng hạt, đậu đũa, hạt sen khô, rau dền trắng, rau dền đỏ, ngô vàng khô, đậu phộng hạt, mì sợi, cà chua, rau muống, gạo tẻ, củ sắn, khoai tây, bắp cải, khoai lang, cà rốt, su hào, bưởi, cam, chanh, chuối tiêu, mận, dưa hấu, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân...

Ngoài ra, bệnh nhân trĩ không nên ăn quá no, nên chia nhỏ các bữa ăn để dạ dày tiêu hóa thức ăn nhẹ nhàng hơn, áp lực thức ăn trong hệ tiêu hóa được giảm tải, giúp quá trình di chuyển trong ruột được dễ dàng hơn.

Uống nhiều nước

Tình trạng chung của người bệnh trĩ là rất sợ đi đại tiện do cảm giác đau đớn, máu chảy theo phân. Vì thế người bị trĩ càng hay nhịn đi cầu, hậu quả là phân ở quá lâu trong ruột già bị tích tụ nhiều và không hấp thụ nước nên càng khô và rắn hơn.

Uống nhiều nước sẽ giúp phân lỏng, làm mềm phân, dễ dàng di chuyển xuống ống hậu môn, giúp đi cầu dễ hơn.

Một ngày người bị trĩ nên uống ít nhất 2 lít nước mới bổ sung được đầy đủ lượng nước cho cơ thể. Bạn có thể uống nước lọc, nước ép trái cây, nước canh...

6. Bệnh trĩ kiêng ăn gì?

Thực phẩm cay nóng

Các thức ăn cay nóng như ớt, tiêu sẽ kích ứng dạ dày tăng nguy cơ táo bón gây đau rát hậu môn khi đi cầu, đó là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ.

Nên tránh ăn các loại quả có tính nóng như mít, nhãn, xoài, chôm chôm...

Thực phẩm nhiều dầu mỡ khó tiêu

Các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa làm cho bạn rơi vào cảnh táo bón thường xuyên, làm trầm trọng hơn căn bệnh trĩ.

Thực phẩm mặn

Muối có đặc tính là hút nước thường xuyên tiêu thụ thức ăn mặn sẽ khiến cho đường ruột bị rút bớt nước. Điều này làm cho phân trở nên khô cứng, người bị trĩ phải rặn nhiều khi đi cầu. Muối còn làm gia tăng áp lực lên các mạch máu và tế bào khiến cho búi trĩ sưng to và gây đau đớn.

Bánh kẹo ngọt

Bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường. Đó chính là một trong những nguyên nhân gây táo bón và kích thích phản ứng viêm phát triển, gây sưng đau búi trĩ và ngứa ngáy ở hậu môn mỗi khi đi ngoài.

Đồ uống có gas hoặc chứa cồn

Một khi đã bị trĩ bạn nên hạn chế uống các loại nước ngọt có ga, cà phê, trà đặc và nói không với rượu bia. Lý do bởi khi vào cơ thể chúng làm gia tăng áp lực lên thành ruột và khiến cho bệnh trĩ ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Cùng với chế độ ăn uống lành mạnh, bạn có thể sử dụng thêm các loại gel bôi từ thảo dược tự nhiên để làm đẩy lùi các triệu chứng, đau rát viêm sưng trĩ, đồng thời giúp bền chắc thành mạch, ngăn ngừa trĩ tái phát.

vicare.vn-vi-sao-nhieu-nguoi-mac-benh-tri-body-3

7. Các cách chữa bệnh trĩ hiện nay

Phương pháp điều trị nội khoa bằng Tây y

  • Nhóm thuốc chữa bệnh trĩ với chức năng kháng viêm và kháng sinh bao gồm:
  • Acetaminophen, aspirin và ibuprofen
  • Nhóm thuốc điều trị bệnh trĩ dạng bôi: Thuốc bảo vệ và làm bền tĩnh mạch: Zinc oxide, Resorcinol, Bismuth subgallate; thuốc chống viêm, giảm ngứa: Hydrocortisone 1%; thuốc sát trùng ngoài hậu môn: Phenylmercuric nitrate, Boric acid...
  • Nhóm thuốc đặt hậu môn bao gồm: Thuốc viên đạn trĩ Proctolog, thuốc đạn Avenoc, thuốc Neo Haelar, Witch Hazel.

Phương pháp chữa bệnh trĩ ngoại khoa

  • Thủ thuật: Chích xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su, liệu pháp làm đông bằng tia hồng ngoại, đốt điện với máy đốt hai cực, cắt cơ thắt trong, cột mạch trĩ qua siêu âm Doppler.
  • Phẫu thuật: Cắt trĩ búi, cắt trĩ vòng, cắt trĩ sa bằng stapler (phẫu thuật Longo, PPH...).

Chữa bệnh trĩ bằng Đông y

Châm cứu, bấm huyệt: Châm cứu thường dùng từ 5 tới 7 huyệt nằm trên đường Ðốc Mạch, Bách Hội và Bàng Quang. Khi châm cứu những huyệt này sẽ đem lại hiệu quả điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn đầu.

Bài thuốc nam

  • Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ lá lốt: lấy khoảng 1 nắm lá lốt rửa sạch, cho vào nồi đun lấy nước đặc rồi đổ nước ra chậu xông chừng 15 phút. Khi nước đã nguội thì ngâm trực tiếp khoảng 10 - 15 phút nữa. Thực hiện như vậy từ 2 đến 3 tuần búi trĩ sẽ co lại và bé dần.
  • Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ trầu không: rửa sạch lá trầu không rồi cho vào nồi nước đun sôi, sau khi đợi nước ấm thì ngâm hậu môn trong khoảng 15 phút, ngày làm 2 – 3 lần. Thực hiện đều đặn trong vòng 2 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
  • Bài thuốc điều trị bệnh trĩ từ đu đủ: Cắt một trái đu đủ xanh. Đợi đến giờ đi ngủ thì bổ đôi quả đu đủ ra, buộc úp 2 nửa quả đu đủ vào mỗi bên cẳng chân, cuống quay lên trên, để qua đêm. Thực hiện bài thuốc trên cho đến khi thấy búi trĩ biến mất thì ngưng.

Trên đây là những thông tin về triệu chứng bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại, các cấp độ của bệnh trĩ. Để lâu, bệnh gây khó chịu và thậm chí là nguy hiểm cho người bệnh bởi người bệnh trĩ thường xuyên bị chảy máu, ngứa, rát, sưng, đau do búi trĩ gây ra. Mong rằng bài viết trên phần nào giúp tất cả chúng ta và đặc biệt là những người bị trĩ sẽ tìm ra giải pháp tốt nhất, để ngăn chặn và đẩy lùi căn bệnh khó chịu này một cách hiệu quả nhất.

Xem thêm:

  • Cách phát hiện bệnh ung thư đại tràng
  • Sự khác nhau giữa bệnh sùi mào gà ở hậu môn và bệnh trĩ
  • Mách cách giảm đau cổ cho nhân viên công sở khi ngồi lâu máy tính