Vì sao nhiều người đau đầu gối khi co duỗi chân?

Đau đầu gối khi co duỗi chân là một vấn đề phổ biến thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được nguyên nhân gây ra tình trạng này. Trong khi đó, một số người lại rất lo lắng khi bị đau đầu gối khi co duỗi chân. Vậy cụ thể thì đây là hiện tượng gì và nó ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của người bệnh?

Vì sao nhiều người đau đầu gối khi co duỗi chân? Vì sao nhiều người đau đầu gối khi co duỗi chân?

Đau đầu gối khi co duỗi chân là một vấn đề phổ biến thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được nguyên nhân gây ra tình trạng này. Trong khi đó, một số người lại rất lo lắng khi bị đau đầu gối khi co duỗi chân. Vậy cụ thể thì đây là hiện tượng gì và nó ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của người bệnh?

Đau đầu gối khi co duỗi chân là bệnh gì?

Đầu gối bị đau là một dấu hiệu bệnh lý của bệnh xương khớp, bệnh thường gây ra cho bệnh nhân những cơn đau tại đầu gối và làm giản đi khả năng di chuyển của người bệnh. Nếu không được chữa kịp thời người bệnh sẽ dần chuyển sang mãn tính và thường xuyên gặp các cơn đau nhức dẫn tới viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu gối khi co duỗi chân, một số nguyên nhân như:

Do gặp phải chấn thương

Các chấn thương chân như: rách dây chằng gối, rách sụn chêm đầu gối, gãy xương bánh chè... do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chơi thể thao... nếu không được điều trị dứt điểm sẽ để lại di chứng cho người bệnh, khiến người bệnh cảm thấy đau nhức đầu gối mỗi khi đi lại hoặc khi co duỗi chân.

Do thừa cân, béo phì

Những người béo phì thường có nguy cơ mắc bệnh xương khớp cao hơn những người bình thường. Vì trọng lượng lớn của cơ thể sẽ khiến hai đầu gối phải chịu một áp lực rất lớn. Lâu dần lớp sụn chêm bị bào mòn và gây đau đầu gối mỗi khi di chuyển hay co duỗi chân.

Do các bệnh lý về xương khớp

Khi bị mắc các bệnh về xương khớp như thoái hóa, viêm, loãng xương ... thì bạn sẽ có triệu chứng đau khớp gối khi cử động, co duỗi chân.

Khi mắc những bệnh này, phần sụn khớp gối sẽ bị bào mòn và mất đi theo từng ngày. Sụn chêm có chức năng bôi trơn đầu gối để chân có thể hoạt động linh hoạt. Đồng thời, đây là lớp đệm lót để hai đầu xương không va chạm vào nhau. Khi lớp sụn bị mất đi, hai đầu xương sẽ bị cọ xát mỗi khi cử động, sẽ gây đau đầu gối khi co duỗi chân.

vicare.vn-vi-sao-nhieu-nguoi-dau-dau-goi-khi-co-duoi-chan-body-1

Phương pháp điều trị đau đầu gối khi co duỗi chân?

Khi đầu gối bị đau khi co duỗi, bạn thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau khó chịu của bệnh gây ra. Sử dụng phương pháp xoa bóp bấm huyệt là giải pháp tốt trong điều trị bệnh. Mỗi lần bạn cần thực hiện khoảng 1h, công dụng của phương pháp này là sẽ giúp kích thích vào huyệt đạo và giải tỏa sự chèn ép và làm giảm đi xơn đau giúp người bệnh có thể hoạt động bình thường.

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau và kháng viêm kết hợp với các bài tập thể dục và chế độ ăn hợp lý trong điều trị bệnh. Dùng một số loại thuốc xịt, thoa, dạng gel hoặc dán để giảm đau. Những loại thuốc này thường gồm các thành phần như menthol, salicylate, capsaicin hoặc có thể kết hợp các loại thuốc với nhau. Tuy nhiên, tuyệt đối không tự ý mua và uống thuốc giảm đau, kháng viêm, những loại thuốc này phải có chỉ định của bác sĩ thì mới được sử dụng. Ngoài ra, người bệnh cần chú ý:

Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức khỏe mạnh

  • Trọng lượng cơ thể càng lớn thì áp lực lên các khớp càng tăng, nhất là khớp đầu gối, hông và xương bàn chân.
  • Do đó, khi bị đau đầu gối nhưng không sưng khi đứng lên ngồi xuống, để giảm áp lực cho khớp thì cần phải giảm trọng lượng cơ thể về mức khỏe mạnh. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng về kế hoạch ăn uống và tập luyện để giảm cân hợp lý.

Tập luyện chịu tác động thấp

  • Trước khi luyện tập cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ. Lời khuyên được đưa ra, hình thức tốt nhất cho người bị đau đầu gối là nên đi bộ nhẹ nhàng và bơi lội.
  • Nếu như bạn đã từng có tiền sử chấn thương vì một lí do nào đó thì hãy cẩn thận trong việc vận động. Bạn nên chơi những môn thể thao có ít tính chất đối kháng, bạo lực ...
  • Cần làm ấm cơ thể trước và sau khi luyện tập. Không đi bộ, bơi lội ở những địa hình gập ghềnh. Tránh các hoạt động mạng như chạy, nhảy khiến cơn đau nhức đầu gối nghiêm trọng hơn.

Nghỉ ngơi, thư giãn

Đây là cách lâu dài để cơ thể được khỏe mạnh, cải thiện những cơn đau đầu gối hiệu quả. Kết hợp với những bài tập giúp giảm căng thẳng, stress như ngồi thiền, thở sâu, tập yoga.

Ngủ đủ giấc

  • Đau đầu gối nhưng không sưng khiến người bệnh không ngủ ngon, nhất là vào ban đêm. Trong khi đó, giấc ngủ giúp cơ thể nghỉ ngơi, tái tạo lại sau một ngày làm việc mệt nhọc.
  • Nếu có bất kỳ vấn đề gì liên quan đến giấc ngủ, bạn nên đến gặp bác sĩ để có thể kiểm soát cơn đau nhức đầu gối tốt hơn.

Chườm nóng hoặc lạnh

Chườm nóng giúp làm dịu đi cảm giác tê cứng đầu gối, trong khi đó chườm lạnh giúp làm giảm sưng đau.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học

  • Thực hiện ăn uống một cách khoa học và điều độ, bổ sung đầy đủ các loại vitamin A, C, D ... các loại khoáng chất, canxi ...
  • Những người bị đau đầu gối nên ăn nhiều loại trái cây giàu vitamin C. Chẳng hạn như cam, quýt, dâu, kiwi, bưởi, đu đủ, xoài để giảm nguy cơ phát triển tổn thương về xương tủy.
 />
            

            
        </figure>
    

    
        <div class=
  • Bổ sung đậu nành hàng ngày trong 3 tháng, có thể là bột đậu nành, sữa đậu nành giúp giảm đau đầu gối.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa axit béo omega-3 như cá hồi, cá thu, cá trích... mỗi tuần.
  • Bổ sung nghệ vào các món ăn. Nghệ không chỉ tăng hương vị cho món ăn mà còn chứa nhiều curcumin giúp giảm đau khớp, đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống rất tốt.

Khám sức khỏe định kỳ

Bên cạnh đó, bạn nên thăm khám định kỳ tại các bệnh viện uy tín để được bác sĩ xem xét về tình hình bệnh và có phương pháp phòng ngừa từ sớm.

Những bài tập giúp tốt cho khớp gối, giảm đau đầu gối khi co duỗi chân

Các bài tập khác làm dễ chịu đầu gối bao gồm đi xe đạp, bơi lội, thể dục nhịp điệu nước. Tập thể dục nước làm giảm cân, giảm đau khớp. Nhiều trung tâm cộng đồng và bệnh viện chăm sóc sức khỏe, phòng tập thể dục, hồ bơi cung cấp các lớp học cho những người bị viêm khớp.

Đi bộ

  • Thậm chí nếu bạn bị cứng hoặc đau khớp gối, đi bộ có thể là một bài tập tuyệt vời. Bắt đầu chậm, người đứng thẳng, và giữ như vậy.
  • Bạn có thể làm giảm đau khớp, làm mạnh mẽ các cơ chân, cải thiện tư thế và cải thiện sự mềm dẻo của bạn. Đi bộ cũng tốt cho tim của bạn.
vicare.vn-vi-sao-nhieu-nguoi-dau-dau-goi-khi-co-duoi-chan-body-3

Căng bắp chân

  • Dùng một chiếc ghế để giữ thăng bằng. Gập chân phải của bạn. Chân trái bước ra sau, và từ từ duỗi thẳng nó ra phía sau bạn.
  • Nhấn gót chân trái xuống sàn nhà. Bạn phải cảm thấy căng ở bắp chân trái của bạn. Giữ trong 20 giây. Lặp lại hai lần, sau đó đổi chân.
  • Để căng hơn, nghiêng về phía trước và gập cong đầu gối phải sâu hơn - nhưng đừng để nó đi qua các ngón chân của bạn.

Nâng thẳng chân lên

  • Động tác này nhằm tạo sức mạnh cơ để hỗ trợ các khớp yếu. Nằm trên sàn nhà, phần trên cơ thể được hỗ trợ bởi các khuỷu tay của bạn.
  • Gập đầu gối trái, bàn chân trên sàn nhà. Giữ chân phải thẳng, ngón chân chỉ lên trên. Thắt chặt cơ bắp đùi và nâng chân phải của bạn lên.
  • Giữ nguyên tư thế trong 3 giây. Giữ cơ bắp đùi của bạn thắt chặt và từ từ hạ chân xuống mặt đất.
  • Chạm đất và nâng cao một lần nữa. Lặp lại 10 lần, mỗi lần đổi chân.

Nâng gót chân

  • Đứng và giữ lưng ghế để hỗ trợ. Nâng gót chân lên khỏi mặt đất và đứng bằng các ngón chân. Giữ trong 3 giây. Từ từ hạ thấp cả hai gót chân xuống đất. Làm hai bộ 10 lần lặp lại.

Nâng chân sang bên

  • Đứng và giữ lưng ghế để giữ thăng bằng. Đặt trọng lượng của bạn vào chân trái của bạn.
  • Đứng cao và nhấc chân phải đưa sang một bên - giữ chân phải thẳng và các cơ bắp chân bên ngoài căng. Giữ 3 giây, sau đó từ từ hạ thấp chân. Làm hai bộ 10 lần lặp lại. Chuyển chân sau mỗi bộ.

Ngồi đứng lên

  • Tập bài này để đứng dễ dàng hơn. Đặt hai chiếc gối trên ghế. Ngồi lên, lưng thẳng, bàn chân trên sàn nhà. Sử dụng các cơ chân của bạn để từ từ và nhẹ nhàng đứng thẳng lên. Sau đó ngồi xuống lại.
  • Hãy chắc chắn đầu gối cong lại không di chuyển về phía trước của các ngón chân của bạn. Hãy thử làm với cánh tay bắt chéo hoặc thả lỏng hai bên.

Bước lên bậc

  • Bài tập này làm chân mạnh mẽ khi leo lên các bậc. Đứng trước cầu thang, và vịn vào lan can để giữ thăng bằng.
  • Sau đó, đặt chân trái của bạn lên một bậc. Thắt chặt cơ bắp đùi trái của bạn và bước lên, đặt chân phải của bạn lên bậc. Giữ các cơ của bạn co chặt khi bạn từ từ hạ chân phải xuống. Chạm vào sàn nhà và nhấc một lần nữa. Làm hai bộ 10 lần lặp lại. Chuyển chân sau mỗi bộ.

Xem thêm:

  • Rách sụn chêm có nguy hiểm không?
  • Triệu chứng giãn dây chằng đầu gối
  • Nhận biết và cách điều trị giãn dây chằng đầu gối nhẹ