Vì sao mẹ lại mắc chứng sợ hãi trước ngày sinh?

Quá trình mang thai và sinh con của phụ nữ là quãng thời gian dài và vất vả. Cảm xúc trước khi đứa con cưng của mẹ chào đời không chỉ là chờ đợi hồi hộp mà còn kèm lo lắng và bất an. Hầu hết phụ nữ đều trở nên đặc biệt nhạy cảm, suy nghĩ rối loạn và mắc chứng sợ hãi trước ngày sinh.

Vì sao mẹ lại mắc chứng sợ hãi trước ngày sinh? Vì sao mẹ lại mắc chứng sợ hãi trước ngày sinh?

Quá trình mang thai và sinh con của phụ nữ là quãng thời gian dài và vất vả. Cảm xúc trước khi đứa con cưng của mẹ chào đời không chỉ là chờ đợi hồi hộp mà còn kèm lo lắng và bất an. Hầu hết phụ nữ đều trở nên đặc biệt nhạy cảm, suy nghĩ rối loạn và mắc chứng sợ hãi trước ngày sinh.

Chứng sợ sinh con trước ngày vượt cạn

Có hàng trăm lỗi lo âu khi chuẩn bị đón những em bé chào đời khiến người mẹ trở nên lo lắng, hốt hoảng và dễ mắc chứng sợ hãi trước ngày sinh. Biểu hiện của chứng sợ hãi trước ngày sinh là mẹ thường có những lo lắng chung chung, cảm giác bất an, lo ngại. Người mẹ mang thai sẽ nghĩ nhiều hơn về quá trình trở dạ, về những cơn đau lúc sinh mà họ nghe những người đi trước kể lại. Vấn đề lo lắng cũng có thể là những nguy hiểm trong sinh nở, những rủi ro hay việc làm thủ thuật khi sinh. Đơn giản hơn là nỗi lo mất dáng vóc, nỗi lo bị chồng chê bai vì xấu hơn sau khi sinh, sợ hãi bị ruồng bỏ hoặc thay đổi mối quan hệ hôn nhân.

Mẹ sợ sinh ảnh hưởng khá lớn tới mẹ và thai nhi vì nó có thể khiến mẹ mệt mỏi, mất ăn mất ngủ, suy sụp, trầm cảm. Chứng sợ hãi trước ngày sinh còn gia tăng nguy hiểm khi mẹ trở dạ vì nó gây ra áp lực tâm lý và khiến mẹ luống cuống, không kiểm soát tốt. Đối với thai nhi, cơn sợ hãi của mẹ ngăn đứa bé đạt được các chất dinh dưỡng cần thiết, khiến bé bị ảnh hưởng tính cách, tâm lý hoặc trầm cảm.
vicare.vn-vi-sao-me-lai-mac-chung-so-hai-truoc-ngay-sinh-body-1

Những ai có nguy cơ bị sợ hãi trước sinh?

Nguyên nhân chứng bệnh này có thể tới từ quá trình mang thai của mẹ, tới từ suy nghĩ về ngày lâm bồn hoặc do thái độ của những người xung quanh. Theo các nghiên cứu khoa học, có khoảng 90% thai phụ bị mắc chứng sợ hãi trước ngày sinh, 100% thai phụ sinh con lần đầu đều không thoát khỏi tình trạng này nhưng khác nhau ở mức độ.

Những người có nguy cơ mắc chứng sợ hãi cao nhất là người bị trầm cảm thai kỳ, những người bị trầm cảm từ trước đó hoặc thường xuyên có cảm xúc bất thường khi mang thai.

Những người đã từng bị bạo hành, bị tai nạn, bị tổn thương cơ thể cũng dễ sợ sinh vì họ có e ngại lớn với đau đớn.

Phụ nữ trẻ nhỏ hơn 22 tuổi có khả năng bị sợ hãi nặng hơn những người sinh con ở độ tuổi 25 – 28.

Người bị trục trặc trước đó như từng sẩy thai, từng phải đẻ mổ, từng thực hiện thủ thuật bỏ thai có khả năng mắc hội chứng nặng hơn.
vicare.vn-vi-sao-me-lai-mac-chung-so-hai-truoc-ngay-sinh-body-2

Làm sao để giải quyết chứng sợ hãi trước ngày sinh?

Sợ hãi trước khi sinh là một dạng bệnh tâm lý nên nếu tình trạng nặng, vượt quá kiểm soát như lo sợ, mất ngủ, gặp ác mông, sút cân vì sợ hãi thì chị em cần tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ tâm lý. Với những trường hợp nhẹ hơn mẹ bầu có thể tự xoa dịu cảm xúc của mình hoặc nhờ tới sự hỗ trợ của chồng.

Chia sẻ luôn là cách tốt nhất để giảm áp lực nên hãy cố gắng nói tình trạng của mình đối với những người đáng tin cậy như bác sĩ khám thai, người thân trong gia đình.

Tìm kiếm các thông tin liên quan tới kỳ sinh nở như phương pháp thở, các cách giúp thai phụ dễ sinh, cách giữ bình tĩnh và kiểm soát cơn đau bụng sinh.

Lên kế hoạch chi tiết nhất cho việc sinh nở như gọi xe sẵn phòng khi đau bụng nửa đêm, chuẩn bị kinh tế đầy đủ để không phải tất bật nếu khó khăn trong lúc sinh và cần làm thủ thuật. Nhờ bác sĩ tư vấn kỹ các trường hợp rủi ro trong lúc sinh để biết cách xử lý chính xác.

Tham gia các lớp học dành cho sản phụ để được trao đổi kinh nghiệm sinh nở, giải toả tâm lý sợ hãi.

Những chuẩn bị kỹ lưỡng cả về kinh nghiệm lẫn tâm lý sẽ giúp mẹ dễ dàng vượt qua chứng sợ hãi trước ngày sinh hơn.