Vì sao mang thai lần 2 nhiều mẹ bầu thấy mệt mỏi hơn lần đầu?
Các mẹ cứ đinh ninh rằng mang thai lần 2 sẽ dễ dàng và đỡ mệt hơn lần đầu nhiều. Nhưng thực tế thì không phải vậy, bởi có thể lần đầu mang thai khá dễ dàng nhưng lần 2 lại nhiều thử thách, hoặc ngược lại. Vì sao nhiều người mang thai lần 2 thấy mệt mỏi là sao? Không ai đoán trước được điều gì khi phụ nữ bầu bí.
Vì sao mang thai lần 2 nhiều mẹ bầu thấy mệt mỏi hơn lần đầu?
Các mẹ cứ đinh ninh rằng mang thai lần 2 sẽ dễ dàng và đỡ mệt hơn lần đầu nhiều. Nhưng thực tế thì không phải vậy, bởi có thể lần đầu mang thai khá dễ dàng nhưng lần 2 lại nhiều thử thách, hoặc ngược lại. Vì sao nhiều người mang thai lần 2 thấy mệt mỏi là sao? Không ai đoán trước được điều gì khi phụ nữ bầu bí.
Vì sao mẹ bầu mang thai lần 2 lại thấy mệt mỏi hơn?
Tiếp tục mang bầu lần 2 chắc hẳn sẽ không còn nhiều bỡ ngỡ như lần đầu, nhưng đừng vì thế mà chủ quan. Nhiều mẹ bầu sẽ nghĩ rằng, việc mang bầu lần 2 sẽ đơn giản và dễ chịu hơn so với lần 1 nhưng thực tế thì không phải vậy.
Mang bầu lần 2, các triệu chứng nghén có thể ít hơn nhưng cơ thể mẹ sẽ cảm thấy nặng nề và quá tải. Lần đầu có con, hầu hết các mẹ đều đi đứng khẽ khàng, mọi cử động được chú ý một cách đặc biệt. Dành thời gian nghỉ ngơi, đọc sách báo, lướt mạng tìm hiểu chuyện bầu bí nhiều như thế nào thì đến lần 2, những giây phút như thế có thể hiếm hoi hơn. Nào là phải chăm bé lớn, những kinh nghiệm đã có cũng khiến mẹ không quá lo lắng như trước. Vì vậy mọi công việc hầu như đều diễn ra hoàn toàn bình thường. Không có gì ngạc nhiên khi mà bầu lần 2 mệt hơn nhưng trông mẹ cũng năng động, hoạt bát hơn.
Với tình hình đó, tốt hơn hãy nghĩ đến việc cắt giảm những việc không cần thiết để dành thêm thời gian cho việc nghỉ ngơi. Hãy kéo chồng bạn vào cuộc, nhắc nhở anh ấy là bạn vẫn cần được giúp đỡ như lần đầu vì dù bạn đã có kinh nghiệm hơn nhưng mang thai lần thứ hai không hề nhẹ nhàng hơn lần đầu. Và cũng đừng ngần ngại kêu gọi sự giúp đỡ từ người thân trong gia đình và bạn bè.
Chẳng hạn, tình trạng đau lưng phổ biến hơn sau mỗi lần mang thai, đặc biệt nếu bạn không tập luyện đủ để cơ bụng phục hồi sau lần sinh nở trước. Tăng sức mạnh cho phần bụng có thể giúp giảm đau lưng khi mang thai, nên bạn hãy dành thời gian để tập thể dục bất cứ lúc nào có thể.
Giãn tĩnh mạch cũng có xu hướng nặng hơn sau mỗi lần mang thai. Nếu bạn đã từng bị giãn tĩnh mạch từ lần mang thai trước, hãy xem xét việc mang tất hỗ trợ đặc biệt từ sớm trong lần mang thai này, ngoài ra, hãy chú ý gác cao chân và bàn chân khi có thể. Tập thể dục cũng rất hữu ích trong trường hợp này.
Sự khác biệt khi mang bầu lần 2 so với lần đầu
Ở lần mang thai này sẽ có những điều diễn ra tương tự như lần mang thai đầu tiên của bạn, đồng thời cũng sẽ có những sự khác biệt. Bạn hãy nhớ rằng, mỗi một thai kỳ đều khác nhau, nên khó có thể dự đoán chính xác và cụ thể những gì sẽ xảy ra trong 9 tháng mang thai tới đây của bạn.
1. Bụng bầu của bạn sẽ lộ sớm hơn?
Các em bé tiếp theo sẽ không lớn nhanh hơn bé đầu lòng, nhưng bạn có thể sẽ nhận ra rằng eo bạn phình ra nhanh và cũng lớn hơn so với lần mang thai trước. Hãy chuẩn bị sớm đai giãn eo hoặc mặc đồ bầu sớm hơn nhé.
2. Thai máy sớm hơn rất nhiều
Thông thường, nếu là lần mang thai đầu tiên, hầu hết các mẹ chỉ cảm nhận được bé máy khi bước sang tuần thai thứ 22 - 25. Nhưng với lần thứ 2, thời gian này sẽ được đẩy lên nhanh hơn rất nhiều. Tầm tuần thai thứ 13 - 14 hoặc chậm nhất là tuần thứ 16. Và dù đó là lần đầu hay lần 2 thì thai máy vẫn là điều mà các mẹ bầu mong đợi bởi điều này báo hiệu bé đang lớn lên khỏe mạnh.
3. Lộ bụng sớm hơn
Mang thai lần đầu, hầu hết ít người sẽ nhận ra chiếc bụng của mẹ bầu thay đổi như thế nào. Chỉ đến tháng thứ 5 hay tháng thứ 6 thì bụng mới tròn và lộ rõ.
Sau lần mang thai này, các cơ của mẹ sẽ bị kéo giãn ra rất nhiều. Điều này dẫn đến lý do tại sao mang thai lần 2 lại lộ bụng khá nhanh. Chỉ tầm tháng thứ 3 là đảm bảo mọi người đã bắt đầu hỏi thăm có phải chị đang sắp có bé. Sau khi sinh lần 2, cơ thể cũng chậm trở về hình dáng ban đầu hơn bởi quá trình nhão của cơ nhiều hơn so với lần đầu.
4. Bụng to hơn và thấp hơn
Mang thai lần 2, kích thước vòng bụng của mẹ sẽ to sớm hơn khoảng một tháng so với lần có bầu trước. Nguyên nhân là do ở lần sinh nở đầu tiên, tử cung không co lại hoàn toàn về trạng thái ban đầu, dẫn đến việc kích thước bụng phát triển nhanh hơn.
Bụng bầu sẽ thấp hơn: Do cơ bụng giãn ra khá nhiều trong lần đầu mang thai nên dần yếu đi. Điều này khiến cho thành bụng không thể nâng đỡ được tử cung chứa thai nhi tốt như lần đầu tiên nên lúc này bụng mẹ sẽ thấp hơn.
Việc bụng bầu thấp hơn sẽ giúp mẹ thở dễ dàng và ăn uống thoải mái hơn do dạ dày không bị chèn ép nhiều, cơ hoành cũng không bị đẩy lên cao nên mẹ cũng đỡ khó thở. Tuy nhiên, triệu chứng đi vệ sinh nhiều sẽ xuất hiện sớm hơn, đồng thời áp lực lên khung chậu cũng nhiều hơn.
Để giảm bớt triệu chứng này, mẹ có thể tập các bài tập Kegel dành cho phụ nữ, giúp cho tử cung không bị dãn, vùng đáy chậu của mẹ được vững chắc thêm. Bên cạnh đó, mẹ nên tránh mang vác đồ nặng, đặc biệt không bế trẻ nhiều trên tay, không nên ngồi một chỗ quá lâu mà nên đi lại thư giãn, khi ngủ nên nằm nghiêng qua bên trái...
5. Quá trình chuyển dạ nhanh hơn
Đây là một ưu điểm vượt trội của mẹ bầu khi mang thai lần thứ 2. Sinh con lần đầu, thời gian chuyển dạ sinh lâu, thời gian đau đẻ nhiều và kéo dài. Quá trình chuyển dạ lần 2 thường ngắn hơn, bằng nửa thời gian lần đầu tiên (con so thời gian chuyển dạ 10 – 12 tiếng, con rạ thời gian chuyển dạ 6 – 8 tiếng). Lý do là mẹ đã trải qua toàn bộ quá trình sinh nở một lần rồi, cổ tử cung của mẹ không còn quá khít và sẽ mở dễ dàng hơn lần đầu rất nhiều. Đồng thời mẹ biết cách rặn sinh có hiệu quả.
Đối với mẹ sinh mổ lần đầu, mà có chỉ định mổ lần sau. Mẹ cũng chủ động chọn ngày mổ sau khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa sản. Sau khi mổ sức khỏe mẹ cũng được hồi phục nhanh và mức độ đau đã được kiểm soát bằng thuốc giảm đau đặc hiệu.
Xem thêm:
- Khả năng bà bầu lây quai bị khi mang thai lần 2
- Tiền sản giật lần mang thai thứ 2: Mẹ cần chú ý những gì?
- Đau vết mổ đẻ khi mang thai lần 2 phải làm sao?