Vì sao có tình trạng vận động khớp khó do lạnh? Cách phòng tránh?

Với những người mắc bệnh lý về xương khớp, thì mỗi khi thời tiết có sự thay đổi sẽ là điều kiện thuận lợi cho các bệnh về xương khớp xuất hiện, tái phát. Trong đó bệnh đau nhức khớp, vận động khớp khó do lạnh thường xảy ra, gây ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt của những người bị bệnh khớp.

Vì sao có tình trạng vận động khớp khó do lạnh? Cách phòng tránh? Vì sao có tình trạng vận động khớp khó do lạnh? Cách phòng tránh?

Nguyên nhân bệnh khớp gia tăng vào mùa lạnh?

Vận động khớp khó do lạnh luôn là nỗi ám ảnh đối với những bệnh nhân mắc chứng xương khớp khi thời tiết chuyển mùa.

Khi thời tiết chuyển lạnh, sức đề kháng của cơ thể sẽ bị giảm sút nhanh chóng, khiến các yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công hơn. Ngoài ra, nhiệt độ xuống thấp sẽ làm cho các gân cơ bị co rút gây nên hay gây ra chứng vẹo cổ cấp do lạnh. Lúc này, việc vận động khớp trở nên khó khăn khiến nhiều trường hợp bệnh nhân bị ngã khi di chuyển do vận động khó. Bên cạnh đó, vào những ngày thời tiết lạnh, một số bệnh nhân bị gút cũng thường hay bị tái phát các đợt viêm khớp cấp do axit uric trong máu bị kết tủa, lắng đọng vào khớp và gây viêm.

Đặc biệt ở người già, do chức năng hoạt động của cơ thể bị suy yếu, khí huyết giảm sút nên không nuôi dưỡng được cân mạch. Từ đó gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và xuất hiện triệu chứng đau. Thường gặp nhất là các trường hợp sáng thức dậy bị cứng khớp cổ tay, chân và bàn tay...

vicare.vn-vi-sao-co-tinh-trang-van-dong-khop-kho-do-lanh-cach-phong-tranh-body-1

Vì sao có tình trạng vận động khớp khó do lạnh?

Khi thời tiết chuyển mùa, nhất là vào mùa mưa lạnh, những người bị bệnh xương khớp hay bị đau nhức, tê buốt, đặc biệt là vào ban đêm. Bệnh đau nhức xương khớp, tê buốt các khớp xương có thể từ mức độ nhẹ cho đến các bệnh lý thực thể như: bị viêm khớp dạng thấp hay viêm khớp do bị thoái hóa khớp, hoặc bị cứng khớp...

Điều đáng nói đối với những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp, vận động khớp khó do lạnh, vào mùa lạnh mỗi lần cử động luôn trong tình trạng đau, nhức khiến cho người bệnh càng sợ cử động, làm cho các khớp trở nên tê cứng, khó cử động, đặc biệt là các khớp gối, khớp cổ tay, ngón tay...

Vận động khớp khó do lạnh, là do mùa lạnh không khí lạnh thâm nhập vào cơ thể thông qua các lỗ chân lông, làm cho các mạch máu tại vùng da bị co lại, máu lưu thông đến các khớp xương bị hạn chế hoặc rất ít nên thiếu máu nuôi dưỡng khớp, các màng hoạt dịch và sụn khớp bị kích thích, khớp hoạt động khó khăn, từ đó, bệnh nhân thoái hóa khớp dễ bị đau nhức nhiều hơn. Ngoài ra, nếu độ ẩm tăng cao do mưa phùn thì các gân cơ có thể co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn và gây đau mỏi, cứng khớp, khó cử động.

Vì vậy, vào mùa lạnh, rét nếu người mắc chứng vận động khớp khó do lạnh mặc không đủ ấm, chứng đau nhức khớp xương càng dễ xảy ra, đặc biệt đối với những người già. Ngoài ra, đối với một số người bị loãng xương cũng gây nên đau nhức xương, khớp. Nếu các tình trạng này không được khắc phục sẽ dẫn đến khớp bị thoái hóa, nhất là khớp chịu lực nhiều như khớp cột sống thắt lưng, khớp gối, khớp cổ chân.

Điều trị như thế nào?

Vào mùa lạnh, khi bị đau nhức khớp người bệnh nên đi khám để xác định được các nguyên nhân (tổn thương thực thể, thoái hóa khớp hay chỉ là do viêm khớp phản ứng) để có chỉ định điều trị sớm. Người bệnh không nên chủ quan, xem thường và không tự mua thuốc điều trị nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân đặc biệt lưu ý là không tự động dùng thuốc corticoid (prednisolon, dexamethason,...) hoặc thuốc không steroid (meloxicam, mobic...).

Bởi trong một số loại thuốc giảm đau, chống viêm trên có thể có những tác dụng phụ không mong muốn như: Nếu dùng thuốc không steroid có thể làm cơn hen xuất hiện, đối với bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng. Hoặc với những người bị đau nhức xương khớp kèm theo bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, nếu dùng thuốc cortisol (prednisolone, methylprednisolone, solu-medrol...) hoặc aspirin có thể gây chảy máu dạ dày cấp, nếu bệnh nhân không được phát hiện kịp thời và cấp cứu khẩn trương sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.

vicare.vn-vi-sao-co-tinh-trang-van-dong-khop-kho-do-lanh-cach-phong-tranh-body-2

Cách phòng bệnh vận động khớp khó do lạnh

Khi trời trở lạnh để xương khớp luôn khỏe mạnh, người mắc bệnh khớp cần lưu ý:

  • Bổ sung các dưỡng chất tốt, giúp xương khớp chắc khỏe
  • Vào mùa lạnh cần phải giữ ấm cơ thể không để cảm lạnh làm ảnh hưởng xấu đến xương khớp gây đau, nhức, tê, buốt.
  • Khi có các dấu hiệu đau nhức khớp, tê, mỏi xảy ra, nhất là khi ngủ dậy, ở vị trí nào, hãy làm nóng vùng xung quanh vị trí đó bằng cách cạo gió, xoa bóp dầu, để cho các mạch máu giãn ra, vận chuyển máu được dễ dàng đến nuôi các khớp, giảm đau nhức khớp.
  • Có chế độ ăn uống thích hợp: Những người bệnh khớp cần phải bổ sung các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 như: dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu oliu... bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày các loại thịt gia cầm, thịt lợn, tôm, cua, các vitamin D, B, K, axit folic, sắt có trong các loại rau, kết hợp với các loại quả như cam, ớt đỏ, cà chua... chứa nhiều vitamin C để hạn chế tình trạng viêm và đau khớp.
  • Vận động hợp lý: Việc tập thể dục sẽ giúp bôi trơn các khớp xương để ngăn chặn cơn đau và đây cũng là biện pháp để phòng ngừa các bệnh về xương khớp.
  • Bổ sung các dưỡng chất: Khi bị viêm khớp, các chức năng bôi trơn xương khớp sẽ giảm đi. Do đó, người bệnh cần được bổ sung axit amin và dinh dưỡng thiết yếu để bảo vệ, nuôi dưỡng các dây chằng. Đồng thời, làm tăng cường các hoạt dịch cho khớp, giúp tái tạo sụn khớp, phục hồi ổ viêm như: cá béo, trứng, hoa quả giàu vitamin C, ngũ cốc... Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế muối, cà phê, soda, bột mì.

Xem thêm:

  • 5 cách phòng bệnh xương khớp khi trời lạnh
  • Tại sao trời lạnh ẩm dễ gây đau xương khớp?
  • Bị đau khớp không nên ăn gì?