Vì sao chị em phụ nữ sau sinh thường bị sa sinh dục?

Sa sinh dục là vấn đề mà mọi chị em phụ nữ đặc biệt quan tâm, đặc biệt là những mẹ sau khi sinh con xong. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì sao chị em phụ nữ sau sinh thường bị sa sinh dục? Làm thế nào để phòng tránh bệnh hiệu quả?

Vì sao chị em phụ nữ sau sinh thường bị sa sinh dục? Vì sao chị em phụ nữ sau sinh thường bị sa sinh dục?

Sa sinh dục là bệnh gì?

Sa sinh dục hay còn gọi là sa tử cung, là tình trạng tử cung tụt xuống vào trong ống âm đạo, thậm chí tụt ra ngoài cả âm đạo. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do dây chằng và cơ sàn chậu bị căng ra, không thể nâng đỡ tử cung như bình thường được nữa. Sa sinh dục được chia thành 3 cấp độ:

  • Cấp độ 1: Đây là cấp độ nhẹ nhất. Lúc này, tử cung sa xuống nhưng vẫn nằm trong ống âm đạo.
  • Cấp độ 2: Tử cung đã bị tụt xuống đến cửa âm đạo và bạn có thể nhìn thấy khi hoạt động mạnh.
  • Cấp độ 3: Cấp độ nặng nhất. Khi đó, tử cung đã tụt hẳn ra ngoài âm đạo, bằng mắt thường có thể nhìn thấy dạ con màu hồng, to như quả trứng gà. Đây cũng là cấp độ nguy hiểm nhất, có thể khiến bạn bị viêm nhiễm, thậm chí còn phải cắt bỏ tử cung nếu không còn khả năng tự co lên.
vicare.vn-vi-sao-chi-em-phu-nu-sau-sinh-thuong-bi-sa-sinh-duc-body-1

Vì sao phụ nữ sau sinh thường bị sa sinh dục?

Trong thời kỳ mang thai, tử cung của người mẹ phải giãn nở lớn dần theo sự phát triển của thai nhi. Sau khi sinh xong, tử cung sẽ co lại nhưng nó vẫn không thể trở về như ban đầu. Tử cung cũng sẽ to dần sau mỗi lần sinh con. Khi đó, dây chằng và cơ xương chậu ở cổ tử cung bằng tác động nào đó sẽ bị lỏng, không nâng được cơ tử cung nữa. Buồng trứng cũng mất tác dụng nội tiết khiến dây chằng và cơ xương chậu bị teo lại, nhão dần, từ đó dẫn đến sa sinh dục.

Một số sản phụ sau khi sinh xong đã lao động nặng nhọc, khiến tử cung, cơ xương chậu và dây chằng bị tổn thương, làm tăng nguy cơ bị sa xuống âm đạo. Tình trạng táo bón sau sinh cũng sẽ tạo áp lực lên ổ bụng cũng khiến mẹ dễ gặp phải tình trạng này.

Các mẹ gặp phải vấn đề về tử cung như dị tật tử cung, tiền sử từng phẫu thuật tử cung, loại bỏ nhau thai bằng tay, sinh mổ,... cũng là nguyên nhân phổ biến gây sa sinh dục.

Dấu hiệu sa sinh dục

Tùy vào từng cấp độ của bệnh mà người mẹ sẽ gặp những triệu chứng khác nhau, cụ thể:

  • Cấp độ 1: Khi sa sinh dục ở cấp độ 1, bạn sẽ gặp phải các biểu hiện như cảm giác nặng bụng vào trước kỳ kinh, đau bụng dưới và đau lưng mỗi khi vận động mạnh, muốn đi tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần đi tiểu lại ra rất ít.
  • Cấp độ 2: Lúc này, các triệu chứng đã trở nên nặng nề hơn, kèm thêm một số dấu hiệu khác như: việc đại tiện cũng khó khăn hơn, khí hư nhầy và có màu trắng loãng, âm đạo bị chảy máu bất thường,.... Bạn cũng sẽ có cảm giác tử cung bị xệ xuống trong mỗi lần quan hệ.
  • Cấp độ 3: Cấp độ này bạn sẽ gặp phải những triệu chứng rất nặng nề và vô cùng nguy hiểm. Lúc này, tử cung đã có biểu hiện sưng, phù, mưng mủ, loét, có thể có dịch màu vàng. Với những trường hợp nặng, người bệnh có thể sẽ bị sốt cao, táo bón,....

Các triệu chứng của sa sinh dục thường bị nhầm lẫn với một số bệnh khác như u nang buồng trứng, nhân xơ tử cung,.... Do đó, để được phát hiện và điều trị hiệu quả, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có phương pháp điều trị chuẩn xác.

vicare.vn-vi-sao-chi-em-phu-nu-sau-sinh-thuong-bi-sa-sinh-duc-body-2

Điều trị sa sinh dục như thế nào?

Tùy vào từng tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp nhất.

  • Trong trường hợp sa sinh dục nhẹ: Khi mắc bệnh nhẹ, bạn sẽ không gặp quá nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và cũng không cần phải sử dụng phương pháp phẫu thuật. Bạn chỉ cần chú ý nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh hoặc làm việc quá sức, luôn giữ một tinh thần vui vẻ, thoải mái. Đồng thời cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung nhiều chất cần thiết cho cơ thể, tăng cường chất xơ để hạn chế táo bón. Bạn có thể tìm hiểu về các bài tập vận động giúp nâng cơ tử cung như bài tập Kegel để giúp tăng độ dẻo dai, từ đó sẽ làm bệnh có tiến triển tốt hơn.
  • Trong trường hợp sa sinh dục nặng: Khi đó, các bác sĩ sẽ áp dụng liệu pháp estrogen âm đạo tại chỗ để giúp cơ và dây chằng khỏe mạnh hơn. Đồng thời, bác sĩ sẽ dung một vòng tròn nhỏ hỗ trợ ở âm đạo để giúp cố định tử cung vào đúng vị trí. Trong trường hợp tử cung bị viêm loét và bắt đầu có những biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân buộc phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tử cung một phần hoặc toàn phần.

Phòng ngừa sa sinh dục thế nào cho hiệu quả?

Việc chăm sóc sức khỏe sau khi sinh sẽ giúp cho các mẹ phòng tránh được nguy cơ mắc bệnh sa sinh dục. Mẹ có thể áp dụng một số điều sau để phòng bệnh hiệu quả:

  • Sau khi sinh xong, bạn nên có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh các vận động mạnh hoặc làm việc nặng quá sớm.
  • Không nên rặn quá mạnh mỗi khi đi đại tiện. Mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, bạn có thể uống một thìa mật ong để giúp nhuận tràng.
  • Giữ ấm cơ thể, tránh ra gió lâu ở ngoài trời dễ khiến cảm và ho. Nếu bị ho mãn tính thì bạn nên tích cực điều trị bệnh.
  • Thực hiện các bài tập co bóp hông và cơ hậu môn để giúp cải thiện sức khỏe, đồng thời ngăn ngừa sa sinh dục như bài tập Kegel. Để thực hiện bài tập này, bạn cần ngồi trên ghế hoặc nằm xuống dưới sàn, thả lỏng vùng cơ mông và bụng, duỗi thẳng lưng, hai cánh tay, song song với đầu gối co lên. Sau đó, bạn thít chặt cơ sàn chậu và nâng hông lên trong vòng 2 - 5 giây rồi thả lỏng trong khoảng 10 giây rồi tiếp tục lặp lại động tác khoảng 10 lần.

Xem thêm:

  • Bệnh sa sinh dục ở phụ nữ và phương pháp điều trị
  • Cắt tử cung và việc đạt đỉnh khi yêu
  • Khám phụ khoa ở đâu tốt và chính xác tại Hà Nội?