Vì sao bé hai tuổi vẫn chưa nói được và cách khắc phục
Trẻ chậm nói là khi trên 18 tháng tuổi bé vẫn chưa thể phát âm được những từ đơn giản hoặc phản ứng kém với những điều xảy ra xung quanh. Đây không phải là vấn đề đơn giản vì nó có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng ngôn ngữ của trẻ sau này.
Vì sao bé hai tuổi vẫn chưa nói được và cách khắc phục
Trẻ chậm nói là khi trên 18 tháng tuổi bé vẫn chưa thể phát âm được hoặc chưa nói được những từ đơn giản hoặc phản ứng kém với những điều xảy ra xung quanh. Đây không phải là vấn đề đơn giản vì nó có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng ngôn ngữ của trẻ sau này.
Vì sao con chậm nói?
Có một vài trẻ chậm nói là do nguyên nhân bệnh lý. Cha mẹ có thể phát hiện những nguyên nhân này bằng cách quan sát trẻ từ tháng thứ 9 trở đi. Mọi em bé đều ê a được khi đã chín tháng tuổi, có thể sử dụng được các cử chỉ như vẫy tay khi tròn một tuổi. Khi bé khoảng 15 tháng bé có thể bắt chước các âm thanh và cụm từ đơn giản dù chưa rõ chữ. Nếu cha mẹ thấy con không có những biểu hiện này hoặc có tập nói nhưng giọng nói rất khác thường thì cần đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra và tư vấn.
Ngoài nguyên nhân bệnh lý thì lý do khiến trẻ chậm nói đa phần do thói quen và cách dạy con tập nói của cha mẹ. Nếu cha mẹ quá cưng chiều hay bỏ bê trẻ sẽ khiến bé tập nói khó khăn hơn. Cho con xem tivi hay dùng điện thoại quá nhiều cũng khiến bé khó khăn trong việc hình thành hệ thống ngôn ngữ.
Cách khắc phục khi trẻ chậm nói
Muốn con không bị chậm nói cha mẹ cần có sự chú tâm từ khi bé được sáu tháng tuổi trở lên. Dành càng nhiều thời gian trò chuyện với con thì bé càng phát triển hệ thống ngôn ngữ tốt. Đừng bao giờ nghĩ rằng bé không hiểu gì thì không cần nói chuyện với con. Việc liên tục trò chuyện này sẽ giúp trẻ tạo thành thói quen nghe âm thanh và giúp não bộ phân biệt hệ thống âm thanh sớm hơn.
Đọc sách cho bé nghe là một hoạt động rất tốt. Hãy lựa chọn những cuốn sách có ngôn ngữ đơn giản, tranh vẽ rõ ràng để đọc cho con. Trong quá trình đọc cha mẹ hãy chỉ tranh và gọi tên đồ vật trong, lặp đi lặp lại nhiều lần hành động này sẽ giúp trẻ khắc sâu ấn tượng của đồ vật cùng cách phát âm tên đồ vật vào não bộ. Từ đó giúp cho quá trình tập nói của bé sau này diễn ra thuận lợi hơn khiến tình trạng trẻ chậm nói không xảy ra với con bạn.
Khi bé được khoảng 12 tháng tuổi cha mẹ hãy tận dụng mọi khả năng để kích thích tư duy ngôn ngữ của bé. Khi bé muốn nhận được điều gì đó đừng quá dễ dàng đáp ứng trẻ. Hãy yêu cầu con, yêu cầu giúp trẻ cố gắng phát huy khả năng phát âm và diễn đạt bằng hành động. Đồng thời còn giúp bé rèn luyện tính cách biết yêu cầu đúng mức và yêu cầu khi cần thiết. Nếu bé chỉ vừa mới đưa ra yêu cầu mà cha mẹ đã đáp ứng ngay sẽ khiến con sinh ra tính ỷ lại vì được chiều chuộng, lười phát âm, lười học suy tư khiến con chậm chạp và kém phát triển trí tuệ.
Cha mẹ cũng phải nhớ tuyệt đối không được dạy con nói những từ quá khó khi mới bắt đầu tập nói. Hãy bắt đầu bằng những từ đơn giản, những tên đồ vật bé thường dùng và dễ phát âm để bé tập luyện. Dạy từ khó ngay từ đầu bé sẽ không học được vì hệ âm thanh chưa phát triển trọn vẹn. Không nói được từ ngữ mong muốn sẽ khiến con nhụt chí, lười học nói hoặc sinh ra nói ngọng, nói lắp hoặc thành trẻ chậm nói sau này.