Vì sao bà bầu hay bị chuột rút trong tam cá nguyệt thứ 1 và thứ 3?

thứ 1 và thứ 3? Chuột rút trong thời kỳ đầu của quá trình mang thai là một hiện tượng tương đối phổ biến. Có nhiều nguyên nhân khiến cho bà bầu bị chuột rút, trong đó có thể do trọng lượng cơ thể ngày càng tăng lên, gây áp lực nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân. Cùng HoiBenh tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao bà bầu hay bị chuột rút trong tam cá nguyệt thứ 1 và thứ 3?”.

Vì sao bà bầu hay bị chuột rút trong tam cá nguyệt thứ 1 và thứ 3? Vì sao bà bầu hay bị chuột rút trong tam cá nguyệt thứ 1 và thứ 3?

Chuột rút trong thời kỳ đầu của quá trình mang thai là một hiện tượng tương đối phổ biến. Có nhiều nguyên nhân khiến cho bà bầu bị chuột rút, trong đó có thể do trọng lượng cơ thể ngày càng tăng lên, gây áp lực nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân. Cùng HoiBenh tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao bà bầu hay bị chuột rút trong tam cá nguyệt thứ 1 và thứ 3?”.

Chuột rút là gì?

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, khiến cho bệnh nhân không cử động được nữa. Chuột rút gây ra cảm giác đau bởi sự co rút, thường là co cơ, có thể do trời lạnh hay hoạt động quá mức, sức khỏe giảm sút hoặc bị ngộ độc. Tuy mọi bắp thịt đều có thể bị chuột rút, tuy nhiên bệnh này xảy ra khi căng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Chuột rút có thể khiến bạn gặp nguy hiểm khi đang bơi dưới nước hoặc đang lái xe. Hiện tượng bị chuột rút có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng có xu hướng gia tăng khi tuổi cao và đặc biệt là ở phụ nữ mang thai.

HoiBenh.vn-vi-sao-ba-bau-hay-bi-chuot-rut-trong-tam-ca-nguyet-thu-1-va-thu-3-body-2
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, khiến cho bệnh nhân không cử động được nữa

Vì sao bà bầu hay bị chuột rút trong tam cá nguyệt thứ 1 và thứ 3?

Chuột rút trong thời kỳ đầu của thai kỳ là một hiện tượng phổ biến. Đối với hầu hết phụ nữ, chuột rút nhẹ không đáng bận tâm. Tuy nhiên, chuột rút có thể liên quan đến tử cung và rất có thể là dấu hiệu của biến chứng thai kỳ, do đó cần có sự kiểm tra định kỳ của các y bác sĩ hoặc nữ hộ sinh.

Vậy vì sao bà bầu hay bị chuột rút trong tam cá nguyệt thứ 1 và thứ 3?

  • Trọng lượng tăng nhanh: Tình trạng bà bầu bị chuột rút có nhiều nguyên nhân. Điều này có thể do trọng lượng cơ thể ngày càng tăng lên, gây áp lực nhiều hơn tới những cơ bắp ở chân dẫn đến hiện tượng chuột rút (điều này xảy ra nhiều nhất về đêm).
  • Dây chằng bị kéo căng: Vào thời đầu thai kì, sản phụ thường ốm nghén, nôn ói và không ăn uống dẫn đến cơ thể thiếu dinh dưỡng, mất nước, mất cân bằng điện giải khiến chứng co cứng cơ. Khi thai nhi lớn dần lên, tử cung của mẹ cũng phải giãn rộng ra để đủ không gian cho con, điều này khiến các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cũng bị kéo căng, gây nên những cơn đau nhức, co rút ở vùng bụng.
  • Thiếu canxi: Trong giai đoạn mang thai, nhu cầu canxi của cơ thể tăng cao nhằm việc phục vụ cho sự phát triển của trẻ. Nếu canxi không được cung cấp đầy đủ thì cơ thể mẹ sẽ có xu hướng tự rút canxi để truyền cho bé. Bà bầu bị chuột rút không chỉ đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, nhất là giấc ngủ
HoiBenh.vn-vi-sao-ba-bau-hay-bi-chuot-rut-trong-tam-ca-nguyet-thu-1-va-thu-3-body-3
Chuột rút trong thời kỳ đầu của thai kỳ là một hiện tượng phổ biến

Khi nào chuột rút mang thai nguy hiểm?

Một vài dấu hiệu chuột rút khi mang thai nguy hiểm là:

  • Có hơn 6 cơn co trong vòng 1 tiếng, đó là dấu hiệu có thể sinh non.
  • Chóng mặt, choáng váng hoặc chảy máu đi kèm với chuột rút cũng có thể là dấu hiệu thai ngoài tử cung. Thêm vào đó, chảy máu cũng có thể là triệu chứng của nhau tiền đạo hoặc sẩy thai.
  • Nếu có máu hồng xuất hiện và có dấu hiệu ào ạt thì đó có thể là tín hiệu sinh non, bởi nó cho thấy chiều dài tử cung thay đổi bất thường
  • Bất cứ co thắt nào xảy ra liên tục khi phụ nữ đang mang đa thai, có tiền sử sinh non, thai ngoài tử cung hoặc tử cung ngắn đều phải cẩn thận với cơn co thắt
  • Nếu co thắt đi kèm với đau bụng và buồn nôn dữ dội, sốt cao thì đây có thể là triệu chứng của viêm ruột thừa, sỏi thận hoặc tắc túi mật. Cơn đau không giảm dần theo thời gian hoặc thay đổi vị trí đau.
HoiBenh.vn-vi-sao-ba-bau-hay-bi-chuot-rut-trong-tam-ca-nguyet-thu-1-va-thu-3-body-4
Cách xử lý khi bà bầu bị chuột rút

Cách xử lý khi bà bầu bị chuột rút

Có một vài cách để giảm nguy cơ chuột rút khi mang thai, đó là:

  • Thay đổi tư thế đứng, ngồi, nằm, thường xuyên. Vận động nhẹ bằng cách đi bộ hoặc kéo căng cơ bắp mỗi ngày.
  • Tắm nước ấm, mặc quần áo rộng, thoải mái, xoa bóp nhẹ nhàng vùng bụng
  • Nên đi tiểu tiện thường xuyên để tránh việc bàng quang bị căng đầy gây co thắt tử cung
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây tươi và các loại rau để tránh bị táo bón. Không nên ăn nhiều bánh mì, gạo và mì Ý.
  • Ngồi hoặc nằm thư giãn và tập các bài tập hít thở sâu
  • Khi ngồi nên đảm bảo có kệ đỡ để máu có thể dễ dàng lưu thông.

Xem thêm:

  • Làm gì khi bị chuột rút
  • Chứng chuột rút - Dấu hiệu của nhiều bệnh
  • Chuột rút khi mang thai những tháng cuối có nguy hiểm không?