Vết thương lâu lành phải làm sao?

Trong cuộc đời mỗi người, chắc hẳn ai cũng sẽ có đôi lần gặp thương tích khi hoạt động vui chơi hay làm việc. Vấn đề nằm ở chỗ, có người thì vết thương mau lành, có người thì vết thương mãi chẳng lành. Vậy, trường hợp vết thương lâu lành phải làm sao?

Vết thương lâu lành phải làm sao? Vết thương lâu lành phải làm sao?

Những yếu tố khiến vết thương lâu lành

Nếu bạn bị thương và vết thương có dấu hiệu mãi chẳng lành, thì đây có lẽ là nguyên nhân:

- Sự tuần hoàn sự oxy hóa của các mô: đây là yếu tó có ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình lành vết thương. Bất cứ khi nào lưu lượng máu tại chỗ bị thương được lưu thông thì quá trình lành vết thương sẽ xảy ra, đó là lí do tại sao vết loét do ứ máu tĩnh mạch và loét tì đè (loét do liệt, nằm lâu một chỗ) hay những vết thương được băng bó chặt thì khó lành.

- Nhiễm khuẩn: Vết thương ngoài da chính là cửa ngõ cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Khi hiện diện đủ số lượng mầm bệnh sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng, khi đó quá trình lành vết thương bị trì hoãn.

- Môi trường: Nhiều nhân tố ở môi trường xung quanh vết thương có ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương. Môi trường ẩm ướt là một môi trường lý tưởng cho sự hoạt động của các tế bào (tiểu cầu, bạch cầu, nguyên bào sợi, tế bào biểu mô) trong quá trình làm lành vết thương.

Ngoài ra rất nhiều yếu tố cá nhân khác như độ tuổi, mức độ và vị trí của vết thương, các bệnh lý mãn tính của người bệnh (như tiểu đường chẳng hạn khiến vết thương lâu lành), béo phì, hút thuốc, stress tâm lý, miễn dịch tế bào, các thuốc dùng kèm... cũng ảnh hưởng và làm chậm quá trình lành vết thương.

vicare.vn-vet-thuong-lau-lanh-phai-lam-sao-body-1

Nguyên tắc điều trị một vết thương cho mau lành

- Để một vết thương mau lành, điều kiện tiên quyết là vết thương phải sạch, chúng ta nên rửa vết thương bằng nước muối pha loãng 9%o. Không nên dùng Alcohol để rửa vết thương, có thể dùng các chất tẩy rửa để tránh nhiễm trùng như Chlorhexidine pha loãng 5/10.000, dung dịch Povidone-iodine hay nước thuốc tím pha loãng 1/10.000.

- Chúng ta nên ăn đủ chất đạm là chất có ở thịt, cá, trứng, các lọai đậu... vì đây là nguyên liệu chính để tạo các tế bào mới cũng như các thành phần có liên quan đến quá trình lành vết thương. Một chế độ ăn quá nghèo đạm sẽ làm giảm Protein trong cơ thể, điều này khiến vết thương lành chậm hơn, hoặc có khi không lành được do thiếu protein quá nặng.

- Máu là chứa các nguyên liệu cần thiết như protein, oxygen... vận chuyển đến các mô và đồng thời mang các chất thải bỏ ra khỏi vết thương. Máu cũng mang các tế bào bạch cầu, đại thực bào... đến dọn dẹp xác vi trùng chết, xác các tế bào đã chết... Cho nên chúng ta cần ăn các loại thực phẩm có liên quan đến việc tạo máu như các loại thịt có màu đỏ, gan, trứng, sữa cũng như các loại rau xanh...

- Vitamin B12, C có vai trò quan trọng trong việc tạo tế bào mới và làm vết thương mau lành. Nhất là vitamin C - giúp gia tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại hiện tượng nhiễm trùng ở vết thương, làm gia tăng sự hấp thu chuyển hóa chất sắt trong cơ thể. Vitamin C có nhiều trong các lọai rau quả tươi như cam, bưởi ...

- Chất kẽm có trong trứng và các thức ăn có nguồn gốc từ biển như nghêu, sò, ốc... đóng vai trò làm mau lành vết thương.

vicare.vn-vet-thuong-lau-lanh-phai-lam-sao-body-2

Những điều cần chú ý trong việc xử lý vết thương

- Sau khi cầm máu thành công khi bị thương, điều đầu tiên là bạn phải vệ sinh vết thương để lấy đi những bụi bẩn và hạn chế một cách tối đa sự nhiễm khuẩn trên vết thương. Sau đó băng vết thương lại bằng băng gạc sạch.

- Hãy giữ vết thương sạch và khô trong 5 ngày. Khi tháo bỏ băng, việc này có thể được làm một cách dễ dàng hơn bằng cách tẩm đắp dầu thực vật hoặc dầu ô-liu để làm lỏng các băng dính.

- Nếu vết thương có rỉ dịch thì bạn nên thay băng cho vết thương hàng ngày, khi thay băng thì chỉ lau vết thương với nước muối sinh lý và làm khô vết thương bằng khăn sạch. Tuyệt đối không dùng oxi già hay dung dịch thuốc tím nó sẽ gây tổn thương những tế bào lành, làm vết thương lâu lành và để lại sẹo.

- Khi vết thương có mủ đi kèm thì bạn nên rửa vết thương và loại bỏ phần mủ để giúp vết thương nhanh lành hơn. Lúc vết thương đã đóng vảy thì tuyệt đối không bóc vảy vết thương dẫn đến chảy máu và để lại sẹo.

Vết thương lâu lành phải làm sao? Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã biết được nguyên nhân và cách chữa trị giúp cho vết thương chóng lành rồi. Hãy bảo vệ cơ thể của bạn một cách cẩn thận trước các mối nguy hại gây tổn thương nhé.

Xem thêm:

  • Vết thương bị nhiễm trùng không nên ăn gì?
  • Vết thương chảy nước trắng phải làm sao?