Vết thương bị mưng mủ thì làm thế nào?
Vết thương bị mưng mủ thì làm thế nào? Đây là một trong những câu hỏi mà nhiều người mắc phải các triệu chứng này thắc mắc. Để giải đáp băn khoăn này, HoiBenh mời bạn tham khảo qua bài viết sau.
Vết thương bị mưng mủ thì làm thế nào?
Vết thương bị mưng mủ - dấu hiệu của nhiễm trùng
Nếu thấy những vết thương sưng lên sau 4 – 6 ngày kể từ lúc bị thương, tiếp tới thấy vết thương bị mưng mủ, chảy mủ dịch màu, có mùi hôi. Đây chính là dấu hiệu bạn đã bị nhiễm trùng.
Ngoài ra còn có các dấu hiệu cho thấy vết thương đã bị nhiễm trùng như:
Thấy đau tăng dần: Vết thương bị nhiễm trùng thường bị đau dần thay vì giảm cơn đau.
Bệnh nhân có những dấu hiệu sốt: Tùy vào từng vết thương nặng hay nhẹ mà các cơn sốt sẽ nhiều hay ít. Nếu như vết thương nặng, thường làm bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao toàn thân, sốt về chiều và mệt mỏi.
Bị thương nên làm gì?
Nếu như vết thương bị đỏ nhẹ, hãy thấm hay chườm nước muối (được pha theo công thức 2 muỗng cà phê muối với 1 lít nước), tiếp đó lau khô vết thương. Nên thực hiện mỗi ngày 3 lần, mỗi lần khoảng 15 phút. Tuy nhiên nếu như vết thương đã được khâu lại không nên ngâm nước bởi sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
Hãy tới cơ sở y tế gần nhất nếu như
Vết thương gây đau đớn nhiều
Bị sốt quá cao không rõ nguyên nhân
Xuất hiện các vệt đỏ kéo dài ngay vết thương
Hiện tượng nhiễm trùng xảy ra trên bề mặt của vết thương
Người có các vết thương có vẻ yếu ớt
Nên gọi cho bác sĩ trong khoảng 24h nếu như:
Thấy mủ trong vết thương hay có mủ chảy ra từ vết thương
Nốt mụn hình thành ngay chỗ kim khâu khi qua da
Vết thương trở nên đau đớn hơn dù đã qua 2 ngày
Gọi cho bác sĩ nếu sau đó bạn thấy
Có những vệt đỏ lan rộng
Bạn thất tình trạng ngày càng nghiêm trọng
Xuất hiện những hiện tượng cần được cấp cứu
Khi vết thương bị mưng mủ nên làm thế nào?
Chú ý giữ gìn vệ sinh
Khi vết thương bị mưng mủ, việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho vết thương giúp giảm tình trạng chỗ bị thương mưng mủ nhiều hơn.
Cần tới bệnh viện khi
Đặc biệt đối với các vết thương rộng khi bị mưng mủ nên tới bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, chữa trị kịp thời, tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Nên tránh ăn một số thực phẩm như
Đồ nếp và thịt gà
Đây là loại thực phẩm có tính nóng, khi bị vết thương hở ăn đồ nếp cũng như thịt gà sẽ làm cho vết thương có hiện tượng sưng và mưng mủ nhiều hơn. Khi vết thương bị mưng mủ dễ gây viêm nhiễm cho vết thương, làm cho nó lâu lành và để lại sẹo trên da. Do đó bạn nên tránh ăn các món liên quan tới 2 thực phẩm này.
Tránh ăn rau muống
Khi vết thương bị mưng mủ nói riêng hay bạn bị thương nói chung tránh sử dụng rau muống bởi nó sẽ kích thích da sinh non thái quá gây nên các sẹo lồi. Mặc dù trong đông y loại rau này có tính mát, vị ngọt, có tác dụng giải độc, kích thích sinh da non.
Không ăn trứng
Như chúng ta đã biết, trứng là loại thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể và là thức ăn bổ dưỡng được khuyên sử dụng trong trường hợp bệnh nhân ốm yếu. Tuy nhiên theo kinh nghiệm trong dân gian để lại khi ăn trứng lúc bạn có vết thương sẽ để lại vết loang. Do đó nên tránh sử dụng.
Không nên ăn hải sản và đồ tanh
Hải sản và đồ tanh là chất bổ dưỡng cho cơ thể, tuy nhiên có những vết thương hở không nên ăn bởi nó không tốt. Việc ăn hải sản hoặc đồ tanh sẽ làm cho bạn thấy ngứa ngáy, khó chịu, lâu lành và hình thành sẹo.
Thịt bò
Theo nghiên cứu thịt bò chứa nhiều protein tốt cho cơ thể. Tuy nhiên tại sao khi bị thương lại không nên ăn thịt bò? Theo kinh nghiệm của ông cha ta để lại có sự trùng hợp giữa việc ăn thịt bò và để lại chỗ bị thương có màu sậm xung quanh và để lại sẹo thâm. Do đó khi bị những vết thương hở bạn nên kiêng ăn thịt bò hoặc những thực phẩm được chế biến từ thịt bò.
Nếu như bạn có các vết thương bị mưng mủ, vậy hãy chú ý tới nó, tới bác sĩ thăm khám để biết tình trạng bệnh để tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra. Đặc biệt khi bổ sung các chất dinh dưỡng cũng nên tránh dùng một số loại thực phẩm như cơm nếp, thịt gà, rau muống,...
Xem thêm:
- Bỏ túi các bí quyết giúp mau lành vết thương
- Liệu có phải vết thương của bạn có bị nhiễm trùng