Vai trò của dây rốn là gì đối với thai nhi?

Dây rốn là bộ phận kết nối giữa người mẹ với thai nhi. Nơi đây chứa tế bào gốc gấp 10 lần so với tủy xương của người lớn. Vậy vai trò của dây rốn là gì? Đâu là những vấn đề bất thường hay gặp của dây rốn trong thai kỳ? Cùng HoiBenh tìm hiểu với bài viết dưới đây

Vai trò của dây rốn là gì đối với thai nhi? Vai trò của dây rốn là gì đối với thai nhi?

Dây rốn là bộ phận kết nối giữa người mẹ với thai nhi. Nơi đây chứa tế bào gốc gấp 10 lần so với tủy xương của người lớn. Vậy vai trò của dây rốn là gì? Đâu là những vấn đề bất thường hay gặp của dây rốn trong thai kỳ? Cùng HoiBenh tìm hiểu với bài viết dưới đây.

1. Cấu tạo của dây rốn

Khi trứng thụ tinh thành hợp tử, hợp tử sẽ phân chia thành hai phần. Một phần sẽ phát triển thành thai nhi trong tử cung. Một phần sẽ trở thành bánh nhau. Khi thai nhi dần trưởng thành, dây rốn là sự liên kết của hai phần này với nhau.

Khi mang thai 5 tuần, dây rốn lúc này đang dần được hình thành. Một đầu dây rốn kết nối với bụng của thai nhi, một đầu kia sẽ gắn kết với bánh nhau.

Bình thường, dây rốn có thể dài đến 50 – 60cm bao gồm hai lớp mô cơ, với lớp ngoài cùng trơn láng và lớp trong chứa một lớp dịch nhầy được gọi là Wharton’s jelly chứa các tế bào gốc thành cuống rốn. Có 3 mạch máu chính nằm trong dây rốn: 2 động mạch và 1 tĩnh mạch. Tĩnh mạch mang máu giàu oxy đến thai nhi và động mạch mang máu nghèo oxy ra khỏi thai nhi.

Dây rốn kết nối với bụng thai nhi, mạch máu chia thành hai nhánh. Một nhánh đổ về tĩnh mạch gan và nhánh còn lại đổ vào tĩnh mạch chủ ở tim thai nhi. Cả hai sẽ hình thành vòng tuần hoàn giữa thai nhi và nhau thai ở người mẹ.

Trong một vài trường hợp hiếm, dây rốn có thể phát triển không thích hợp, ví dụ như dây rốn quấn quanh cổ, tay và chân em bé trong quá trình mang thai hay khi lâm bồn. Đặc biệt, với thai song sinh, điều này có thể càng nguy hiểm hơn vì hai thai nhi cùng nằm trong một bọc ối.

Những bất thường về dây rốn có thể được phát hiện qua siêu âm. Vì thế, bác sĩ có thể kiểm tra chức năng của dây rốn và can thiệp kịp thời.

vicare.vn-vai-tro-cua-day-ron-la-gi-doi-voi-thai-nhi-body-1

2. Vai trò của dây rốn

Vai trò của dây rốn là kết nối mẹ và con, góp phần quan trong trong quá trình phát triển thai nhi:

  • Dây rốn có vai trò quan trọng giúp hình thành bánh nhau và gắn kết với thành tử cung
  • Vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy.
  • Dây rốn đóng vai trò quan trọng trong thải các chất thừa và máu thiếu oxy từ thai nhi qua mẹ.
  • Đảm bảo tình trạng máu không bị pha trộn, giúp thai nhi sống sót và tăng trưởng.
  • Tạo ra hóc-môn hCG giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Vai trò của dây rốn khi mang thai là cực kỳ quan trọng trong quá trình nuôi dưỡng em bé trong bụng mẹ. Tuy nhiên, khi bé chào đời, bộ phận này sẽ được cắt đi. Cuống rốn sẽ khô và rụng sau vài ngày.

3. Những vấn đề bất thường hay gặp với dây rốn của mẹ và thai nhi

Thông qua vai trò của dây rốn, toàn bộ dinh dưỡng được vận chuyển từ mẹ sang thai nhi, nên nếu khi dây rốn có dấu hiệu “bất thường”, quá trình này sẽ bị hạn chế, gây cản trở đến sự phát triển của bé. Dưới đây liệt kê những vấn đề về dây rốn có thể xảy ra:

Tồn tại 1 động mạch trong dây rốn

Đây là tình trạng dây rốn bị thiếu đi 1 động mạch. Tuy tình trạng này rất hiếm xảy ra, nhưng nếu có lại mang đến ảnh hưởng lớn đến cơ thể bé. Điều này sẽ làm cho máu thiếu oxy và dinh dưỡng, các chất thừa không được đào thải,...

Kết quả dẫn đến bào thai bị chậm phát triển, nguy cơ cao mắc các bệnh như khuyết tật, bệnh tim, rối loạn nhiễm sắc thể,... Đồng thời hệ thần kinh và ống tiết niệu cũng bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, tình trạng này rất dễ phát hiện trong quá trình siêu âm. Phát hiện sớm có thể kết hợp nhiều phương pháp để điều trị.

Sa dây rốn

Đây là tính trạng dây rốn bị sa ra trước và đè ép khi bé chào đời. Tình trạng này xảy ra trong quá trình chuyển dạ, thai nhi được di chuyển qua tầng sinh môn. Điều này gây nên việc nguồn cung cấp máu và dinh dưỡng bị tắc nghẽn,... đe dọa tính mạng của thai nhi nếu không được sinh ra nhanh chóng.

Nang dây rốn

Tình trạng này biểu hiện qua việc xuất hiện các nang dây rốn, gây bất thường lên các nhiễm sắc thể, thân và vùng bụng của bé.

Tuy nhiên, tình trạng này rất dễ phát hiện sớm khi siêu âm, do đó, có thể kết hợp các phương pháp để khắc phục.

Dây rốn bị thắt nút

Tình trạng này rất hay xảy ra khi mang thai và chuyển dạ. Dây rốn rất có thể sẽ quấn quanh cổ, cánh tay hay chân của bé. Nhưng các bác sĩ có thể dễ dàng tháo dây rốn từ bên ngoài và có thể cắt bỏ khi chào đời.

Trong một vài trường hợp xảy ra việc nút thắt ở dây rốn quá chặt, gây tắc nghẽn trong quá trình vận chuyển dinh dưỡng,...

Mạch máu tiền đạo

Các mạch máu không được dây rốn bảo vệ và có thể sẽ trượt xuống dưới thai nhi. Điều này làm cho mạch máu bị rách và dẫn đến chảy máu.

Nếu thai phụ xuất huyết âm đạo ở tam cá nguyệt thứ hai hay ba, nguyên nhân có thể do mạch máu tiền đạo. Lúc này, bạn nên đi bệnh viện ngay lập tức để được can thiệp kịp thời.

vicare.vn-vai-tro-cua-day-ron-la-gi-doi-voi-thai-nhi-body-2

4. Cách bảo vệ cuống rốn sau sinh

Sau đây là những điều mà các mẹ bầu cần chú ý để bảo vệ cuống rốn sau khi sinh:

  • Để cuống rốn khô tự nhiên: Tránh dùng cồn để sát trùng, sẽ làm cho quá trình khô và lành cuống rốn bị kéo dài. Đồng thời không nên che cuống rốn, để cuống rốn khô tự nhiên.
  • Tắm khô cho bé: Điều này giúp hạn chế việc làm ướt cuống rốn.
  • Để cuống rốn rụng tự nhiên: Cần cẩn thận và nhẹ nhàng khi vệ sinh cuống rốn, không nên tự ý tác động làm rụng cuống rốn. Khi thấy cuống rốn chuyển sang hồng hoặc đỏ và sưng lên, cần đến bác sĩ để được thăm khám.

Như vậy, dây rốn đóng vai trò tối quan trọng trong việc đưa dưỡng chất từ mẹ tới thai nhi, giúp thai nhi sống sót và tăng trưởng an toàn trong bụng mẹ.

Xem thêm:

  • Cắt dây rốn chậm cho trẻ sơ sinh có thực sự tốt hay không?
  • Dấu hiệu dây rốn thắt nút trên siêu âm
  • Người lớn có cần vệ sinh rốn hay không?