Vắc xin Synflorix có tác dụng gì? Giá tiêm bao nhiêu?

Synflorix là một loại vắc xin phế cầu khuẩn có thành phần được chiết xuất từ 10 loại vi khuẩn Streptococcus pneumoniae phổ biến nhất. Những vi khuẩn này gây ra các bệnh xâm nhiễm như viêm phổi, nhiễm độc máu và viêm màng não. Vắc-xin Synflorix hoạt động bằng cách kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể với vi khuẩn mà không gây bệnh.

Vắc xin Synflorix có tác dụng gì? Giá tiêm bao nhiêu? Vắc xin Synflorix có tác dụng gì? Giá tiêm bao nhiêu?

Bệnh phế cầu là gì?

Bệnh phế cầu khuẩn là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, đôi khi được gọi là phế cầu khuẩn. Phế cầu có thể gây ra nhiều loại bệnh, bao gồm viêm phổi, nhiễm trùng tai, viêm xoang, nhiễm trùng máu và viêm màng não. Đã có vắc xin để ngăn ngừa bệnh phế cầu khuẩn ở trẻ em và người lớn.

Vắc xin Synflorix có tác dụng gì?

Synflorix là một loại vắc xin phế cầu khuẩn có thành phần được chiết xuất từ 10 loại vi khuẩn Streptococcus pneumoniae phổ biến nhất. Những vi khuẩn này gây ra các bệnh xâm nhiễm như viêm phổi, nhiễm độc máu và viêm màng não. Vắc xin hoạt động bằng cách kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể với vi khuẩn mà không gây bệnh.

Vắc xin Synflorix có tác dụng ngăn ngừa bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn (ví dụ viêm phổi, nhiễm trùng tai giữa cấp tính (viêm tai giữa); viêm màng não hoặc ngộ độc máu) do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae ở 10 chủng phổ biến gây ra ở trẻ em từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi.

vicare.vn-vac-xin-synflorix-co-tac-dung-gi-gia-tiem-bao-nhieu-body-1

Một số thông tin quan trọng về vắc xin Synflorix

  • Vắc xin synflorix chỉ tạo ra kháng thể chống lại bệnh gây ra bởi 10 chủng vi khuẩn Streptococcus pneumoniae có trong vắc xin. Nó sẽ không bảo vệ cơ thể khỏi các nhóm vi khuẩn phế cầu khuẩn hoặc các sinh vật khác gây viêm màng não, nhiễm trùng máu (nhiễm độc máu) hoặc viêm tai giữa không có trong thành phần vắc xin.
  • Trẻ em có hệ thống miễn dịch kém hoạt động, ví dụ do khiếm khuyết di truyền, nhiễm HIV hoặc điều trị bằng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch như hóa trị liệu, corticosteroid liều cao hoặc ức chế miễn dịch (ví dụ để ngăn ngừa thải ghép), có thể không có phản ứng miễn dịch đầy đủ với vắc xin synflorix.

Chỉ định và các gói tiêm chủng vắc xin Synflorix

Chủ động tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ em từ 6 tuần đến 5 tuổi chống lại các bệnh gây ra bởi các chủng Streptococcus pneumoniae 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F và 23F (bao gồm nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa cấp tính) và chống lại viêm tai giữa cấp tính do Haemophilus influenzae nhóm không xác định được typ huyết thanh. Liều tiêm chủng vắc xin synflorix cụ thể như sau:

Với trẻ sơ sinh từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi

  • Thông thường, gói tiêm chủng sẽ gồm 3 liều 0,5ml cách nhau ít nhất 1 tháng và liều tiêm đầu vào khoảng tuần tuổi thứ 6 trở đi. Một liều tăng cường sẽ được tiêm sau liều thứ 3 ít nhất 6 tháng.
  • Ngoài ra, một gói tiêm chủng thay thế khác có thể gồm 2 liều 0,5ml tiêm cách nhau ít nhất 2 tháng và liều đầu vào khoảng 2 tháng tuổi. Một liều tăng cường sẽ được tiêm sau liều thứ 2 ít nhất 6 tháng.

Với trẻ sinh non sau ít nhất 27 tuần tuổi

  • Liều khuyến nghị gồm 4 liều: 3 liều chính và 1 liều tăng cường.

Với trẻ từ 7 tháng tuổi đến 5 tuổi

  • Trẻ từ 7-11 tháng tuổi: gói tiêm chủng bao gồm hai liều 0,5 ml cách nhau ít nhất 1 tháng. Một liều thứ ba được khuyến nghị vào năm 2 tuổi và cách liều thứ hai ít nhất 2 tháng.
  • Trẻ từ 12-23 tháng tuổi: gói tiêm chủng bao gồm hai liều 0,5 ml cách nhau ít nhất 1 tháng. Chỉ sử dụng thêm liều tăng cường nếu có chỉ định của bác sĩ.
  • Trẻ từ 24 tháng tuổi - 5 tuổi: gói tiêm chủng bao gồm hai liều 0,5 ml cách nhau ít nhất 1 tháng.

Bạn sẽ được thông báo về lịch tiêm chủng của trẻ và thời gian của mũi tiêm tiếp theo. Nếu trẻ bị lỡ 1 mũi tiêm, sắp xếp một lịch tiêm khác sớm nhất có thể.

Việc đảm bảo trẻ hoàn thành đầy đủ gói tiêm chủng là rất quan trọng. Nếu không, trẻ có thể không được bảo vệ hoàn toàn khỏi tác nhân gây bệnh.

vicare.vn-vac-xin-synflorix-co-tac-dung-gi-gia-tiem-bao-nhieu-body-2

Dạng bào chế và đường dùng

Vắc xin Synflorix được bào chế dưới dạng huyền phù vô trùng để tiêm.

  • Với trẻ nhỏ hơn 12 tháng tuổi: Synflorix thường được tiêm vào bắp chân trên.
  • Với trẻ lớn hơn 12 tháng tuổi: Synflorix thường được tiêm vào bắp tay trên.

Lưu ý: Không bao giờ được tiêm vắc xin vào động mạch, tĩnh mạch hoặc dưới da.

Các trường hợp cần thận trọng

  • Trẻ em bị rối loạn co giật, ví dụ như động kinh, hoặc có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị co giật do sốt.

Những trường hợp trên vẫn có thể được tiêm vắc xin này, nhưng bạn nên cho chúng uống một liều paracetamol hoặc ibuprofen để ngăn trẻ bị sốt sau khi tiêm vắc xin. Điều quan trọng là phải làm theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc y tá và chỉ sử dụng liều được khuyến cáo.

  • Trẻ em có nguy cơ chảy máu sau khi tiêm vào cơ bắp, ví dụ trẻ bị bệnh tan máu hoặc lượng tiểu cầu trong máu thấp (giảm tiểu cầu).

Chống chỉ định

  • Sốt đột ngột (nên hoãn vắc xin cho đến khi hồi phục).
  • Trẻ em bị nhạy cảm hoặc dị ứng với bệnh bạch hầu hoặc uốn ván.
  • Vắc xin này không nên được sử dụng nếu trẻ bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Vui lòng thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu trước đây trẻ đã bị dị ứng.
  • Nếu bạn cảm thấy trẻ bị dị ứng sau khi tiêm vắc xin, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn ngay lập tức.

Trẻ có thể gặp tác dụng phụ nào khi tiêm vắc xin Synflorix?

Vắc xin này không chứa vi khuẩn sống và không thể gây bệnh phế cầu khuẩn.

Tác dụng và tác dụng phụ của vắc-xin trên mỗi cơ thể là khác nhau. Dưới đây là một số tác dụng phụ được biết là có liên quan đến vắc-xin Synflorix. Không phải tất cả các trường hợp sử dụng vắc-xin sẽ gặp một trong các tác dụng phụ này.

Tác dụng phụ rất phổ biến (Tỉ lệ nhiều hơn 1 trong 10 trẻ)

  • Đau, sưng và đỏ da tại chỗ tiêm.
  • Sốt.
  • Cáu gắt.
  • Buồn ngủ.
  • Giảm thèm ăn.
vicare.vn-vac-xin-synflorix-co-tac-dung-gi-gia-tiem-bao-nhieu-body-3

Tác dụng phụ phổ biến (Tỉ lệ từ 1/10 trẻ tới 1/100 trẻ)

Da ở vị trí tiêm bị cứng

Tác dụng phụ hiếm gặp (Tỉ lệ từ 1/100 trẻ tới 1/1000 trẻ)

  • Tạo cục máu đông, chảy máu hoặc xuất hiện cục sưng nhỏ tại chỗ tiêm.
  • Phát ban hoặc nổi mề đay.
  • Nôn.
  • Tiêu chảy.
  • Khóc bất thường.
  • Rối loạn hô hấp tạm thời (ngưng thở) ở trẻ sinh non (trước 28 tuần mang thai).

Tác dụng phụ rất hiếm gặp (Tỉ lệ từ 1/1000 trẻ tới 1/10000 trẻ)

  • Co giật kèm hoặc không kèm sốt cao
  • Phản ứng dị ứng như ngứa, mề đay hoặc viêm da tại chỗ tiêm

Các tác dụng phụ được liệt kê ở trên có thể không bao gồm tất cả các tác dụng phụ được báo cáo bởi nhà sản xuất vắc-xin. Để biết thêm thông tin về bất kỳ rủi ro nào khác có thể liên quan đến vắc-xin này, vui lòng đọc tờ hướng dẫn sử dụng của vắc-xin hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tương tác với các thuốc khác

  • Vắc xin Synflorix không có tương tác với các loại thuốc khác. Tuy nhiên, nên tiêm vắc xin ít nhất hai tuần trước khi bắt đầu điều trị bằng các liệu pháp ức chế hệ thống miễn dịch ví dụ như hóa trị liệu, xạ trị, corticosteroid liều cao hoặc ức chế miễn dịch. Nguyên nhân là khi hệ thống miễn dịch bị ức chế bởi các phương pháp điều trị trên, cơ thể có thể không tạo ra đủ số lượng kháng thể để đáp ứng với vắc-xin.
  • Vắc-xin đặc biệt nên tránh sử dụng trong quá trình xạ trị hoặc hóa trị. Đáp ứng miễn dịch vẫn có thể giảm sau khi hóa trị hoặc xạ trị kết thúc và do đó không nên tiêm vắc-xin trong vòng ba tháng sau khi kết thúc các đợt điều trị (có thể lâu hơn nếu điều trị nặng hoặc kéo dài).
  • Synflorix có thể tiêm cùng lúc với các loại vắc-xin khác, nhưng nên được tiêm vào các vị trí tiêm khác nhau và tốt nhất là ở các chi khác nhau.

Bảo quản vắc xin Synflorix

Với dạng đơn liều

Bảo quản trong tủ lạnh (2°C-8°C). Không làm đóng băng vắc xin. Vứt bỏ vắc-xin nếu đã bị đông lạnh.

  • Lưu trữ trong bao bì ngoài để tránh ánh sáng.
  • Không sử dụng sau hạn sử dụng in trên nhãn.

Synflorix nên được dùng càng sớm càng tốt sau khi bị lấy ra khỏi tủ lạnh. Tuy nhiên, các dữ liệu về độ ổn định chỉ ra SYNFLORIX vẫn ổn định và có thể được sử dụng khi vắc-xin đã được lấy ra khỏi tủ lạnh đến 72 giờ ở nhiệt độ từ 8°C đến 25°C.

Với dạng đa liều

Sau khi mở lọ nên sử dụng ngay. Nếu không sử dụng ngay lập tức, nên bảo quản vắc-xin trong tủ lạnh (2°C-8°C). Nếu không được sử dụng trong 6 giờ nên bỏ đi.

Giá tiêm vắc xin Synflorix ở Việt Nam

Vắc xin Synflorix ở Việt Nam không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng (miễn phí). Giá tiêm loại vắc xin này năm 2018 khoảng 870.000 đồng/liều.

Hiện nay, vắc xin Synflorix ở Việt Nam chỉ có 01 loại có nguồn gốc từ Bỉ.

Những địa chỉ tiêm phòng vắc xin Synflorix ở Việt Nam

Viện Paster TPHCM

  • Địa chỉ: 252 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp. HCM
  • (nằm ở góc đường Võ Thị Sáu – Nam Kỳ Khởi Nghĩa).
  • Điện thoại: 028 3823 0352 – 028 3820 7150

Bệnh viện đại học Y Dược TPHCM

  • Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, P.11, Quận 5, Tp. HCM
  • Điện thoại: 028 3855 4269
  • Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:30 - 16:30; Thứ Bảy: 06:30 - 12:00

Bệnh viện đại học Y Hà Nội

  • Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 3574 7788
  • Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:30 - 12:00, 13:30 - 16:30; Thứ Bảy: 06:30 - 12:00

Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội

  • Địa chỉ: 70 Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 3 834 35 37
  • Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:30 - 12:00, 13:30 - 16:30; Thứ Bảy: 06:30 - 12:00

Bệnh viện Phụ sản Trung Ương

  • Địa chỉ: 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 38252161
  • Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:30 - 12:00, 13:30 - 16:30; Thứ Bảy: 06:30 - 12:00

(HoiBenh chuyển ngữ từ FDA - GSK - CDC - Netdoctor)

Xem thêm:

  • Tiêm vắc-xin an toàn cho trẻ chưa đến tuổi đi học
  • 5 lý do vì sao bạn vẫn mắc bệnh đã tiêm vắc-xin rồi