Uống thuốc lợi tiểu có hại gì không?

Thuốc lợi tiểu được sử dụng tương đối phổ biến để điều trị một số bệnh liên quan tới tim mạch, giúp loại bỏ các chất lỏng dư thừa để tim làm việc hiệu quả và kiểm soát huyết áp, giải quyết tình trạng phù do bệnh suy thận, xơ gan, suy tim...Vậy uống thuốc lợi tiểu có hại gì không?

Uống thuốc lợi tiểu có hại gì không? Uống thuốc lợi tiểu có hại gì không?

Tác dụng của thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu là thuốc sử dụng phải theo đơn của bác sĩ, bệnh nhân không nên mua thuốc tự ý sử dụng. Thuốc giúp người uống đi tiểu nhiều hơn nhờ tác dụng tăng đào thải muối và nước ở thận. Do đó nó làm giảm lượng nước trong hệ thống tuần hoàn và nước ở các không gian bào. Với tác dụng chính là giảm tình trạng ứ nước trong cơ thể, nhưng phải căn cứ vào tình trạng, mức độ bệnh của từng người và có chỉ định liều dùng thích hợp.

Không ít bệnh nhân cho rằng thuốc lợi tiểu có khả năng chống phù, tự ý sử dụng mà chưa biết nguyên nhân phù do đâu, tự ý sử dụng và sử dụng không đúng dẫn tới các rối loạn trong cơ thể, lạm dụng thuốc lợi tiểu cũng có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Có trường hợp sử dụng thuốc lợi tiểu không phải mục đích điều trị bệnh mà là để giảm cân, sử dụng thuốc lợi tiểu sai mục đích rất dễ gặp phải những tác hại nguy hiểm, khó kiểm soát. Do vậy uống thuốc lợi tiểu có hại gì không? là thắc mắc của không ít người. Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm các thông tin liên quan tới thuốc lợi tiểu. Trường hợp nào nên dùng và dùng như thế nào để đạt hiệu quả, hạn chế tối đa tác dụng phụ không mong muốn.

vicare.vn-uong-thuoc-loi-tieu-co-hai-gi-khong-body-1

Các nhóm thuốc lợi tiểu

Nhóm Thiazid: Đây là nhóm thuốc lợi tiểu được ưu tiên trong sử dụng điều trị tăng huyết áp do hiệu quả hạ huyết áp tốt hơn những nhóm lợi tiểu khác. Gồm các thuốc lợi tiểu như chlorothiazid, hydrochlorothiazid...

Nhóm thuốc lợi tiểu tác động quai Henlé: Các thuốc trong nhóm này có tác dụng lợi tiểu mạnh và khả năng làm mất natri nhanh hơn nhóm thiazid do vậy thường được lựa chọn dùng trong trường hợp phù nặng và suy tim. Gồm các thuốc lợi tiểu như flurosemid, acid ethacrynic, bumetamid...

Nhóm thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali: Các thuốc trong nhóm này có tác dụng lợi tiểu yếu nhưng có khả năng giữ kali nên bác sĩ thường phối hợp với thuốc thuộc nhóm thiazid hoặc lợi tiểu quai Henlé. Gồm các thuốc lợi tiểu như spironolacton, triamteren, amilorid...

Trường hợp nào được chỉ định sử dụng thuốc lợi tiểu?

Điều trị tăng huyết áp: Trường hợp này thuốc lợi tiểu có tác dụng tăng đào thải nước tiểu, giúp làm giảm khối lượng nước trong cơ thể nên tác dụng gián tiếp làm hạ huyết áp. Thuốc lợi tiểu có thể sử dụng duy nhất hoặc kết hợp với nhóm thuốc khác giúp tăng tác dụng hạ huyết áp.

Bệnh nhân bị suy tim: Thuốc lợi tiểu gián tiếp làm giảm khối lượng máu lưu hành, giúp tim suy yếu hoạt động tốt hơn. Đồng thời cũng làm giảm tình trạng sưng phù và tích tụ chất dịch trong phổi gây ra do bệnh suy tim.

Bệnh nhân bị phù: Thuốc lợi tiểu có tác dụng đào thải nước bị ứ ở trong cơ thể do ảnh hưởng của các bệnh phù phổi, xơ gan, hội chứng thận hư...

vicare.vn-uong-thuoc-loi-tieu-co-hai-gi-khong-body-2
Thuốc lợi tiểu có tác dụng đào thải nước bị ứ ở trong cơ thể do ảnh hưởng của các bệnh phù phổi

Dùng thuốc lợi tiểu có an toàn?

Phù là biểu hiện của nhiều bệnh gây ra như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, suy thận, suy tim, xơ gan, suy dinh dưỡng đạm. Phù cũng có thể do dị ứng, viêm, tác dụng phụ của thuốc giảm đau chống viêm, thai chèn ép, tắc mạch bạch huyết, giãn tĩnh mạch. Do vậy, khi sử dụng thuốc lợi tiểu cần theo sự chỉ định của bác sĩ.

Nếu bạn thắc mắc uống thuốc lợi tiểu có hại gì không? Trên thực tế, tất cả các loại thuốc điều trị đều có hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn nhất định. Tuy nhiên, sử dụng thuốc lợi tiểu để hạn chế những tác hại không mong muốn, người bệnh cần tuân thủ đúng liệu trình dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Các thuốc lợi tiểu thông dụng như nhóm thiazid và nhóm lợi tiểu quai làm thải natri đồng thời làm mất kali. Kali có vai trò quan trọng cho hoạt động co bóp của tim và duy trì thể trạng tốt. Do vậy, người uống thuốc lợi tiểu nên ăn ít muối, uống nhiều nước cam, ăn nhiều chuối để bổ sung lượng kali bị thiếu hụt.

Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ thủ đúng liệu trình sử dụng thuốc. Khi sử dụng thuốc mà gặp phải tác dụng phụ ngoài ý muốn cần thông báo cho bác sĩ để đổi thuốc, chứ không tự ý bỏ hay thay thuốc. . Không ít người khi thấy cơ thể khỏe hơn, lo sợ thuốc lợi tiểu có thể làm yếu thận hay liệt dương nên tự ý bỏ thuốc hoặc thay thế bằng thuốc khác ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Thực tế, chỉ có thuốc spironolacton dùng lâu ngày và liều cao mới gây ra tình trạng yếu sinh lý nhưng sau khi ngừng thuốc sẽ phục hồi trở lại.

Trong thời gian dùng thuốc lợi tiểu, bệnh nhân cần được theo dõi huyết áp, kiểm tra chức năng thận theo tư vấn của bác sĩ. Những xét nghiệm này quan trọng để theo dõi sự thay đổi nồng độ kali và magie trong máu. Trường hợp phải dùng thuốc lợi tiểu thời gian kéo dài, cần tránh sử dụng các thuốc khác có tương tác bất lợi, khi dùng kèm thuốc khác cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Uống thuốc lợi tiểu có hại gì không? Trên thực tế việc sử dụng thuốc lợi tiểu để điều trị bệnh tuân theo chỉ định bác sĩ và theo dõi thường xuyên thì tương đối an toàn. Tuy nhiên, trên thực tế có trường hợp chị em sử dụng thuốc lợi tiểu để giảm cân hoặc sử dụng sản phẩm được quảng cáo là giảm cân thảo dược nhưng trong thành phần lại có chứa thành phần thuốc lợi tiểu. Việc sử dụng các loại này rất nguy hiểm, lượng nước cơ thể giảm nên cân nặng cũng giảm theo. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc lợi tiểu gây giảm thể tích dịch trong cơ thể, dẫn tới tình trạng tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt hoặc hôn mê.

Vậy nên, tuyệt đối không dùng thuốc lợi tiểu mà không có chỉ định của bác sĩ, trong trường hợp dùng thuốc giảm cân, mà cân nặng giảm nhanh kèm theo các hiện tượng mất nước và biểu hiện trên thì ngay lập tức dừng thuốc và tham khảo ý kiến của bác sĩ để giải quyết tình trạng này.

Xem thêm:

  • Nhớ những điều này để hết bí tiểu sau sinh
  • Chữa viêm niệu đạo bằng thuốc bài thuốc dân gian như thế nào?
  • Mắc viêm niệu đạo mạn tính có chữa được không?