Uống thuốc giảm đau Efferalgan nhiều có hại không?

Khi đau đớn người ta có xu hướng dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm, tuy nhiên, thuốc giảm đau có thể có tác động xấu đến sức khỏe của bạn. Một trong những loại thuốc giảm đau được sử dụng nhiều hiện nay là Efferalgan. Vậy, uống thuốc giảm đau Efferalgan nhiều có hại không?

Uống thuốc giảm đau Efferalgan nhiều có hại không? Uống thuốc giảm đau Efferalgan nhiều có hại không?

Khi đau đớn người ta có xu hướng dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm, tuy nhiên, thuốc giảm đau có thể có tác động xấu đến sức khỏe của bạn. Một trong những loại thuốc giảm đau được sử dụng nhiều hiện nay là Efferalgan. Vậy, uống thuốc giảm đau Efferalgan nhiều có hại không?

Thuốc Efferalgan là thuốc gì?

Thuốc Efferalgan codein là một loại thuốc giảm đau (có dạng viên nén, sủi bọt), được sản xuất dưới dạng viên nén sủi bọt, gồm hai thành phần là paracetamol và codein.

Phối hợp hai thành phần paracetamol (giảm đau, hạ nhiệt) và codein (tác dụng giảm đau trung ương) sẽ cho tác dụng giảm đau mạnh hơn rất nhiều so với khi sử dụng từng hoạt chất riêng biệt, và thời gian tác dụng cũng kéo dài hơn. Vì thế trong các trường hợp có các cơn đau vừa hoặc dữ dội hoặc không đáp ứng với các thuốc giảm đau ngoại biên khác thì có thể dùng tới thuốc này để giảm đau.

vicare.vn-uong-thuoc-giam-dau-efferalgan-nhieu-co-hai-khong2

Uống thuốc giảm đau Efferalgan nhiều có hại không?

Mặc dù thành phần paracetamol trong thuốc Efferalgan là dược chất có tác dụng hạ sốt, giảm đau và tương đối an toàn, được dùng rộng rãi. Nhưng nếu dùng với liều cao hoặc dài ngày thì có thể ảnh hưởng xấu tới gan, hoại tử tế bào gan. Bởi vậy, thuốc có chống chỉ định (không được dùng) với những người bệnh suy gan. Bên cạnh đó, dùng thuốc lâu dài rất dễ dẫn đến nghiện thuốc.

Cơ quan Quản lý Thực & Dược phẩm Mỹ (FDA) thông báo, hầu hết các loại thuốc giảm đau khi thương phẩm phải ghi nhãn cảnh báo về nguy cơ gia tăng một số loại bệnh nan y dưới đây:

1. Tổn thương gan

Nếu dùng thuốc giảm đau thường xuyên và lâu dài có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng. Thực tế, dùng thuốc quá liều là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy gan cấp tính tại Mỹ. Hầu hết mọi người không nhận thức được nguy cơ này, và không biết rằng thành phần acetaminophen có trong hàng trăm loại thuốc không kê đơn như trị cảm lạnh, dị ứng, nhức đầu và một số thuốc giảm đau theo toa là thủ phạm gây tổn thương gan rất trầm trọng.

Nên đọc kỹ nhãn mác trước khi sử dụng, không nên dùng chung với rượu. Những người nghiện rượu và những người mắc bệnh gan nên tránh dùng thuốc giảm đau Efferalgan, ngay cả nhóm ăn chay trường dùng thuốc này cũng có thể làm tăng bệnh gan.

2. Nguy cơ mắc bệnh Tim mạch

Một số thành phần trong thuốc giảm đau có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ, đặc biệt dùng dài kỳ, liều cao, hoặc những người trước đó đã có một cơn đau tim (hoặc có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim cao).

3. Tăng huyết áp

Thuốc giảm đau có thể làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

4. Chảy máu đường tiêu hóa

Dùng nhiều thuốc giảm đau Efferalgan có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày và gây chảy máu, loét dạ dày. Đặc biệt là ở những ai dùng lâu dài, nhóm người trên 60 tuổi, nghiện rượu nặng, những người có tiền sử chảy máu hệ thống tiêu hóa hoặc những người dùng nhiều thuốc chữa bệnh, các thuốc làm loãng máu hoặc steroid.

Như vậy, trong những trường hợp cần thiết, đau dữ dội thì bạn có thể dùng thuốc để giảm đau tạm thời. Tuy nhiên, không được lạm dụng thuốc giảm đau, về lâu dài sẽ để lại những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

vicare.vn-uong-thuoc-giam-dau-efferalgan-nhieu-co-hai-khong3

Liều dùng thuốc giảm đau Efferalgan

Thuốc giảm đau Efferalgan được chỉ định dùng trong các triệu chứng đau ở người lớn, tùy theo mức độ đau, ngày uống 1 - 3 lần, mỗi lần một viên cách nhau ít nhất 4 giờ. Liều dùng này áp dụng với một người lớn, khỏe mạnh (không mắc bệnh gan, không sử dụng rượu bia, chất kích thích).

Uống thuốc với một cốc nước to (thả viên thuốc vào cốc nước cho tới khi tan hết rồi uống). Không dùng cho trẻ em dưới 15 kg. Đối với trẻ em từ 15 kg trở lên (từ khoảng 3 tuổi trở lên) dùng theo chỉ định của bác sĩ hoặc theo hướng dẫn sử dụng thuốc có trong hộp (lọ) thuốc.

Tác dụng phụ có thể xảy ra khi uống thuốc giảm đau Efferalgan

Khi dùng thuốc cần lưu ý một số tác dụng phụ không mong muốn của thuốc có thể xảy ra như:

  • Phát ban ngoài da với các hồng ban hoặc mề đay (cần ngưng thuốc)
  • Táo bón
  • Buồn ngủ
  • Chóng mặt, buồn nôn, nôn
  • Co thắt phế quản
  • Sử dụng kéo dài có thể dẫn đến tình trạng nghiện thuốc (nguy cơ gây lệ thuộc thuốc và xuất hiện hội chứng cai nghiện khi ngưng thuốc đột ngột)...

Lưu ý quan trọng khi uống thuốc Efferalgan

  • Đối với người quá mẫn cảm với paracetamol, codein, suy chức năng gan, suy hô hấp không được dùng thuốc này
  • Trong trường hợp phải theo chế độ ăn nhạt (ví dụ ở người bệnh tăng huyết áp cần kiêng muối) rất thận trọng khi dùng thuốc này vì trong thành phần của thuốc có chứa muối natri
  • Không uống rượu khi đang dùng thuốc (vì rượu làm tăng tác dụng an thần của codein)
  • Thuốc có thể gây buồn ngủ (nên thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc, hoặc làm những công việc đòi hỏi có sự tỉnh táo)
  • Trước khi uống thuốc giảm đau, bạn kiểm tra lại xem mình có đang dùng một loại thuốc, thảo dược hay thực phẩm chức năng nào khác hay không. Một vài loại thuốc và thực phẩm chức năng này có thể tương tác với thuốc giảm đau hoặc làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Ví dụ, aspirin có thể ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc tiểu đường non-insulin; codeine và oxycodone có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống trầm cảm
  • Vứt bỏ thuốc khi không sử dụng nữa. Lý do là thuốc được lưu trữ ở nhà bắt đầu phân hủy ngay sau khi hết hạn, đặc biệt đúng với các thuốc giữ trong môi trường ẩm ướt của tủ thuốc phòng tắm. Dùng thuốc quá hạn sẽ không còn tác dụng chữa bệnh, thậm chí bạn còn có thể bị ngộ độc do các sản phẩm phân hủy của thuốc.
  • Không bẻ thuốc. Viên thuốc thực sự là những cái máy nhỏ để vận chuyển thuốc. Chúng sẽ không còn hữu dụng khi chúng bị bẻ ra theo cách không được phép. Cần lưu ý, chỉ những viên thuốc có khía rãnh mới được phép bẻ ra, còn tất cả các thuốc không có rãnh đều không được bẻ.

Xem thêm :

  • 7 điều bạn chưa biết về thuốc giảm đau Acetaminophen
  • Đau bụng kinh uống thuốc gì để giảm đau nhanh nhất
  • Mối nguy hại của việc uống rượu khi dùng thuốc giảm đau