Uống kháng sinh có bị chậm kinh không?

Thuốc kháng sinh là một trong những nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng. Tuy nhiên, có rất nhiều chị em thắc mắc liệu uống kháng sinh có bị chậm kinh không? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết sau.

Uống kháng sinh có bị chậm kinh không? Uống kháng sinh có bị chậm kinh không?

Thuốc kháng sinh là một trong những nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng. Tuy nhiên, có rất nhiều chị em thắc mắc liệu uống kháng sinh có bị chậm kinh không? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết sau.

Một số nguyên nhân gây chậm kinh ở giới nữ

Hiện tượng chậm kinh rất nhiều chị em gặp phải ở trong độ tuổi dậy thì hoặc tiền mãn kinh. Thế nhưng trong một số trường hợp chậm kinh xuất hiện là do một số yếu tố bên ngoài tác động vào.Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra việc chậm kinh ở nữ giới.

vicare.vn-uong-khang-sinh-co-bi-cham-kinh-khong-body-1
Uống thuốc kháng sinh cũng là một trong những yếu tố gây chậm kinh nguyệt ở phụ nữ
  • Tâm lý không ổn định: Khi tâm lý bất ổn, thường xuyên lo lắng, căng thẳng từ áp lực công việc và đời sống có thể tác động làm cho chu kỳ rụng trứng muộn hơn so với bình thường, dẫn đến hiện tượng chậm kinh nguyệt.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Đây là một trong những nguyên nhân chậm kinh phổ biến nhất. Triệu chứng phổ biến là chu kỳ kinh nguyệt thất thường, không cố định, gây hiện tượng rong kinh, vô kinh, chậm kinh nguyệt...
  • Mắc các bệnh phụ khoa: Một số trường hợp chậm kinh có thể là biểu hiện của các bệnh phụ khoa như: viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ cổ tử cung, bị buồng trứng đa năng hoặc các bệnh về viêm buồng trứng...
  • Cân nặng tăng giảm đột ngột: Việc tăng cân, giảm cân đột ngột sẽ khiến cho hormone trong cơ thể bị thay đổi trong đó có hormone sinh dục nữ, tác động đến chu kỳ kinh nguyệt, mà chậm kinh là hiện tượng phổ biến.
  • Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp: Nếu dùng thuốc tránh thai khẩn cấp liên tục sẽ làm thay đổi lượng hormone trong cơ thể làm rối loạn kinh nguyệt. Bởi bản chất của thuốc tránh thai là cung cấp hormon nữ giới với nồng độ cao ức chế để cho trứng không rụng được. Chính vì vậy, nếu sử dụng thường xuyên, tình trạng chậm kinh sẽ diễn ra thường xuyên.

Uống kháng sinh có bị chậm kinh không?

Hiện tượng kinh nguyệt theo chu kỳ hàng tháng là một trong những đặc biệt sinh lý của phái nữ, căn nguyên của tình trạng này xuất phát từ sự hoạt động của vùng hạ đồi, tuyến yên, buồng trứng, tử cung... và chịu sự tác động của hệ thống thần kinh nội tiết. Những thay đổi bất thường ở giai đoạn này đều khiến các bạn gái cảm thấy lo lắng và sợ hãi. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây nên sự rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt như chậm kinh, máu kinh ra nhiều, ra ít...

vicare.vn-uong-khang-sinh-co-bi-cham-kinh-khong-body-2
Ngưng sử dụng thuốc kháng sinh nếu như rối loạn kinh nguyệt kéo dài

Trong đó, thuốc kháng sinh là một trong những nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng. Nhưng bên cạnh việc hiệu quả điều trị, hầu hết các loại thuốc kháng sinh cũng đều có nguy cơ gây ra các phản ứng không mong muốn cho người bệnh. Đối với chị em phụ nữ, việc dùng thuốc kháng sinh nhiều trước kỳ kinh nguyệt có thể gây ra những tác dụng phụ làm rối loạn nội tiết trong cơ thể và thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Uống nhiều thuốc kháng sinh có thể dẫn tới hiện tượng chậm kinh cho nữ giới.

Nếu chị em phụ nữ đang sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày (thuốc nội tiết tố, thuốc chống đông máu, thuốc giảm cân, hoặc các loại thuốc an thần...) hoặc sử dụng các loại thuốc tránh thai khẩn cấp cũng như thuốc tránh thai hàng ngày cũng là một trong những yếu tố tác động khiến chị em phụ nữ bị chậm kinh nguyệt.

Do đó, để cải thiện tình trạng chậm kinh trong trường hợp này thì chị em phụ nữ cần hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để ngưng việc sử dụng thuốc. Còn đối với trường hợp của những chị em phụ nữ bị chậm kinh do thuốc tránh thai hàng ngày hoặc thuốc tránh thai khẩn cấp, thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để xem có nên tiếp tục sử dụng thuốc tránh thai hay không, nếu như tình trạng rối loạn kinh nguyệt của bạn quá nặng thì nên ngưng sử dụng thuốc và có thể thay thế các liệu pháp tránh thai an toàn khác.

Xem thêm:

  • Buồn nôn sau khi uống thuốc kháng sinh
  • Kháng sinh Levofloxacin có tác dụng phụ gì?