Uống cây chó đẻ nhiều có hại gì không?
Cây chó đẻ hay còn được gọi là diệp hạ châu là một loại cây được biết đến với rất nhiều tác dụng trong chữa bệnh. Đây là một loại cây tốt cho sức khỏe, dễ tìm và rẻ nên được rất nhiều đối tượng sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Vậy uống cây chó đẻ nhiều có hại gì không? Khi sử dụng cây chó đẻ cần lưu ý những gì? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau đây.
Uống cây chó đẻ nhiều có hại gì không?
1. Tổng quan về cây chó đẻ
Cây chó đẻ có tên khoa học là Phyllanthus urinaria L., thuộc họ dầu Euphorbiaceae. Chúng còn được gọi với các tên khác như: diệp hạ châu, cây mắc cỡ, cây trinh nữ, cây xấu hổ...
Thông thường, cây chó đẻ có thể cao tầm 30- 60cm, mọc thẳng đứng, các lá so le, lá nhỏ có kích thước từ 5-15mm, rộng khoảng 2-5mm. Chúng ta có thể bắt gặp cây chó đẻ ở các nước có khí hậu nhiệt đới, điển hình là Việt Nam.
Cây chó đẻ có 3 loại chính, mỗi loại lại có đặc điểm và dược tính khác nhau:
- Cây chó đẻ thân xanh: loại cây này có đặc điểm là cành ngắn và ít phân nhánh, mặt lá có màu xanh nhạt, mỏng và ngắn, loại này còn được gọi là “ diệp hạ châu đắng” vì khi nhai sẽ thấy vị đắng. Loại này có dược tính cao nhất nên thường được sử dụng trong điều trị bệnh.
- Cây chó đẻ thân đỏ: loại này lại có vị ngọt nên được gọi là “ diệp hạ châu ngọt”. Thân cây có màu hanh đỏ, phần giữa thân là phần có màu đỏ đậm nhất, lá dày và dài hơn cây chó đẻ thân xanh, dược tính của loại cây này không mạnh nên thường được trồng đại trà.
- Cây chó đẻ xanh đậm: loại này có màu xanh đậm, lá thưa và rời rạc, bản lá to, chóp nhọn hơn 2 loại ở trên. Loại này có dược tính khá thấp nên không được sử dụng làm thuốc.
2. Lợi ích của cây chó đẻ.
Theo Đông y, cây chó đẻ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát nên có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng thông huyết, điều kinh, thanh can, hạ nhiệt, lương huyết... Thông thường, cây chó đẻ sẽ được dùng để chữa các bệnh về gan, thận, tiết niệu, đường ruột.
Theo như nghiên cứu được thực hiện vào năm 1990 đã chứng minh, sử dụng nước sắc từ cây chó đẻ để uống có tác dụng tăng cường lượng nước tiểu, ngăn chặn sự hình thành các tinh thể Calcium Oxalate ( tinh thể tạo sỏi thận) . Đồng thời chúng cũng rất hữu ích trong quá trình bào mòn sỏi thận và bài tiết chúng ra ngoài.
Tác dụng chữa bệnh viêm gan siêu B
Bạn có thể sử dụng 30g cây chó đẻ, 12g sài hồ, 12g hạ khô tảo, 12g nhân trần, 8g chi từ sau đó gom thành một thang thuốc, mang sao khô và sắc nước uống trong ngày.
Trị viêm gan cho virus
Sử dụng 20g chó đẻ đắng mang sao khô sắc nước ngày uống 3 lần, thêm vào 50g đường đun sôi tan, chia ra một ngày uống 4 lần. Tiếp tục uống đến khi xét nghiệm viêm gan B âm tính thì dừng lại.
Điều trị xơ gan cổ trướng
Sử dụng 100g chó đẻ đắng sao khô sắc nước ngày uống 3 lần. Thêm vào 150g đường đun sôi tan, uống nhiều lần trong ngày cho đỡ đắng và duy trì trong khoảng từ 30-40 ngày. Trong khi thực hiện liệu trình điều trị thì nên hạn chế muối và thức ăn giàu đạm như thịt, cá, tôm, cua....
Điều trị bệnh chàm mãn tính
Vò nát cây chó đẻ vào vùng bị chàm hay eczema, làm liên tục nhiều ngày sẽ giúp tình trạng chàm này giảm đi rõ rệt.
Trị mụn nhọt độc
Vào mùa hè, nhất là với đối tượng trẻ em rất hay gặp tình trạng mụn nhọt độc, tình trạng này dễ gây nên hiện tượng nhiễm trùng mưng mủ có thể gây sốt. Bạn có thể sử dụng cây chó đẻ rửa sạch giã nhỏ cùng với muối vào vùng mụn nhọt. Sau đó có thể dùng phần bã để đắp lên vùng mụn, sẽ thấy hiệu quả nhanh và rõ rệt hơn.
Chữa bệnh sỏi thận
Tại trường đại học Y Paulists ở Sao Paulo Brazil vào năm 1990 đã chữa thành công bệnh sỏi thận trên người và chuột sau 1-3 tháng uống cây chó đẻ. Do trong cây chó đẻ có tác dụng kích thích tiết dịch mật có lợi trong quá trình điều trị sỏi thận, sỏi mật, viêm bàng quang.
3. Uống cây chó đẻ nhiều có hại gì không?
Cây chó đẻ có thể chữa được nhiều bệnh, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng liệu trình và sử dụng quá nhiều có thể gây ra các tác động xấu đến sức khỏe của người sử dụng. Vậy uống cây chó đẻ nhiều có hại gì không?
- Uống cây chó đẻ nhiều có thể làm tăng nguy cơ gây vô sinh: do cây chó đẻ có tính hàn, nên những người đã có sẵn nhiều tính hàn trong cơ thể mà sử dụng cây chó đẻ thì sẽ có ảnh hưởng xấu đến quá trình thụ thai, lâu ngày có thể dẫn đến vô sinh.
- Gây xơ gan, teo gan: không thể phủ nhận các tác dụng của cây chó đẻ có thể chữa được các bệnh về gan mật. Chính điều này làm cho các bệnh nhân lạm dụng và sử dụng cây chó đẻ hàng ngày gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nếu bạn không có các bệnh lý về gan mật nhưng lại uống cây chó đẻ nhiều sẽ có hại, khiến cả hai cơ quan này quá tải. Thông thường, kể cả với mục đích chữa bệnh thì cây chó đẻ cũng không được sử dụng liên tục, mà phải theo liệu trình. Thường thì nên sử dụng loại cây này tối đa 2 tháng, sau đó nghỉ 1-2 tháng rồi mới tiếp tục sử dụng lại.
- Cây chó đẻ không có lợi cho người bị huyết áp thấp: cây chó đẻ có khả năng phá hủy hồng cầu, hạ huyết áp, do đó khi uống cây chó đẻ nhiều sẽ vô cùng nguy hiểm cho cơ thể, đặc biệt với người có tiền sử huyết áp thấp
- Phá hồng cầu, suy giảm miễn dịch: trong trường hợp bạn không hề có tổn thương về gan, tình trạng sức khỏe không tốt nhưng lại sử dụng cây chó đẻ ở dạng đậm đặc thì có thể dẫn đến tình trạng phá hủy hồng cầu, suy giảm miễn dịch.
Như vậy, việc sử dụng cây chó đẻ mang đến rất nhiều lợi ích cho các bệnh nhân, đặc biệt là với các bệnh nhân đang mắc các bệnh về gan. Cây chó đẻ sẽ có công dụng chữa trị bệnh rất tốt nếu được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, việc sử dụng như thế nào, sử dụng sao cho phù hợp với từng loại bệnh thì bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để tránh trường hợp uống nhiều cây chó đẻ sẽ gây ra các biến chứng xấu không có lợi cho sức khỏe.
Xem thêm:
- Cây chó đẻ - thần dược điều trị bệnh gan
- Chữa gan nhiễm mỡ bằng cây chó đẻ
- Uống nước cây chó đẻ có gây yếu sinh lý không?