Ước tính tuổi thọ của người suy tim độ 4
Suy tim độ 4 là một trong những những bệnh nguy hiểm làm giảm tuổi thọ đáng kể của người bệnh. Vậy, ước tính tuổi thọ của người mắc bệnh như thế nào, phác đồ điều trị ra sao để kéo dài tuổi thọ bệnh nhân. Cùng tham khảo bài viết dưới nhé!
Ước tính tuổi thọ của người suy tim độ 4
Suy tim độ 4 là một trong những những bệnh nguy hiểm làm giảm tuổi thọ đáng kể của người bệnh. Vậy, ước tính tuổi thọ của người mắc bệnh như thế nào, phác đồ điều trị ra sao để kéo dài tuổi thọ bệnh nhân. Cùng tham khảo bài viết dưới nhé!
Khái niệm bệnh suy tim độ 4
Suy tim là hậu quả của hầu hết các bệnh của tim và mạch máu. Nó làm cho hoạt động bơm máu của tim diễn ra kém hiệu quả, lượng máu tim bơm đi không đủ cung cấp oxi và dinh đưỡng cho cơ thể khiến người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở, mệt mỏi khi vận động.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (NYHA), suy tim có 4 cấp độ gồm suy tim tiềm tàng (cấp độ 1), suy tim nhẹ (cấp độ 2), suy tim trung bình (cấp độ 3) và cuối cùng là suy tim nặng (cấp độ 4). Suy tim cấp độ 4 là mức độ nặng nhất của bệnh và có thể gây ra nhiều triệu chứng trầm trọng.
Suy tim cấp độ 4 nguy hiểm đến mức nào?
Ở giai đoạn cuối này, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như suy thận khiến thận không thể thực hiện lọc và loại bỏ dịch dư thừa trong cơ thể gây ra suy thận. Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp biến chứng suy gan làm gan bị ứ đọng dịch lâu ngày dẫn đến viêm gan. Hay bị nhồi máu cơ tim; máu chảy chậm tạo thành những cục máu đông gây ra nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Thậm chí suy tim còn gây nguy cơ phù phổi - đây là biến chứng suy hô hấp cấp tính với biểu hiện ho khan, nặng ngực.
Triệu chứng suy tim cấp 4
Để điều trị suy tim, trước tiên, người bệnh cần phải biết được triệu chứng phổ biến của bệnh. Triệu chứng thường xảy ra vào ban đêm là khó thở và có thể bệnh nhân phải dùng bình oxy để trợ giúp. Không những vậy, bệnh nhân còn hay bị đau nhức và mệt mỏi bởi vì tim suy yếu cản trở hoạt động của cơ quan trong cơ thể. Hay bệnh nhân còn bị sưng phù toàn bộ vùng chân, tay và bụng hoặc ho khan do gây ra do ứ đọng dịch ở phổi. Ngoài ra, tim phải tăng tốc để cung cấp đủ máu cần thiết cho các cơ quan nên nhịp tim đập nhanh.
Suy tim cấp độ 4 sống được bao lâu?
Tuổi thọ ước tính trung bình của người suy tim cấp độ 4 cao tuổi
Với người bệnh ở nhóm trên 65 tuổi, tỷ lệ sống trên 5 năm là không cao và chỉ sống dưới 1 năm nếu có nhiều biến chứng trầm trọng, cùng với việc tuân thủ quá trình điều trị suy tim kém. Một số biện pháp phẫu thuật như sửa van, thay van tim,... có thể kéo dài cuộc sống, nhưng chúng cũng có thể gây ra những hiểm họa khôn lường cho người bệnh. Do vậy gia đình cần phải tuân thủ bác sĩ điều trị và điều chỉnh lối sống khoa học để kiểm soát tốt căn bệnh này và tăng thêm tuổi thọ.
Tuổi thọ ước tính trung bình của bệnh nhân suy tim cấp độ 4 trẻ tuổi
Vậy những bệnh nhân trẻ tuổi bị suy tim cấp độ 4 sống được bao lâu? Những người bệnh trẻ tuổi ở giai đoạn cuối vẫn có thời gian sống cao hơn người lớn tuổi nếu được điều trị đúng cách. Vì thế, người thân cần phải thường xuyên trò chuyện, khuyến khích họ kiên cường chiến đấu với bệnh tật và tuân thủ phác đồ điều trị, để kéo dài tuổi thọ lâu hơn và tham gia sinh hoạt như những người bình thường.
Suy tim cấp độ 4 có chữa được không?
Tiên lượng của người bệnh suy tim nặng khó có thể nói trước, nặng dần hoặc được cải thiện hơn theo thời gian tùy thuộc vào nguyên nhân của bệnh và phương pháp điều trị thích hợp. Một số cách phổ biến điều trị khi bệnh suy tim ở giai đoạn cuối thường là sự kết hợp giữa dùng thuốc tây hoặc phẫu thuật, kết hợp với lối sống khoa học.
- Dùng thuốc tây: Ở giai đoạn này việc điều trị bằng thuốc rất ít khả quan, tuy nhiên người bệnh vẫn phải dùng chúng để giải quyết ứ đọng máu và kiểm soát triệu chứng cho người bệnh. Các thuốc điều trị cơ bản bao gồm các thuốc trợ tim, thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch máu, hạ huyết áp... Ngoài ra, người bệnh suy tim độ 4 còn có thể được chỉ định một số thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần nhằm cải thiện giấc ngủ cho người bệnh vào ban đêm và thuốc giảm đau như pa-ra-ce-ta-mol hay mor-phin sulfat (thuốc phiện). Người bệnh cần làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc để cải thiện bệnh theo hướng tích cực.
- Phẫu thuật cho người bệnh: Nếu dùng thuốc vẫn không có tác dụng, bác sỹ sẽ chỉ định phẫu thuật cấy máy tạo nhịp tim, thay van tim và trong trường hợp không thể dùng phương pháp trên thì cần phải ghép tim trực tiếp từ người hiến tặng trong. Đây là một ca đại phẫu thuật nên cần xem xét lợi-hại, bởi sức khỏe người bệnh suy tim cấp độ 4 thường rất yếu và luôn phải theo dõi trước và sau phẫu thuật.
- Lối sống khoa học: Với người bệnh suy tim độ 4, cần tránh làm việc nặng và nghỉ ngơi ở những nơi yên tĩnh, tránh uống nhiều nước; thay vào đó cần đo lượng nước đưa vào cơ thể có thể dựa theo cân nặng (30 ml/kg nếu cân nặng dưới 85kg hoặc 35 ml/kg nếu cân nặng > 85kg). Người bệnh cần hạn chế ăn mặn (dưới 0,5g muối/ngày) và nên ăn thức ăn mềm để dễ tiêu hóa cũng như chất xơ như rau xanh, trái cây,... bỏ thuốc lá và giảm uống rượu bia. Bệnh nhân cần tập các bài thể dục nhẹ nhàng, nếu người bệnh phải nằm tại chỗ nên nằm tư thế nửa ngồi nửa nằm để hít thở dễ dàng. Ngoài ra, để kích thích lưu thông máu, người bệnh nên tự xoa bóp chân tay hoặc nhờ người thân hỗ trợ.
Mặc dù suy tim độ 4 là mức độ nặng nhất của bệnh nhưng người bệnh vẫn có những cơ hội để cải thiện tuổi thọ nếu tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và luôn có thái độ sống lạc quan.
Trên đây là một số thông tin về bệnh suy tim, đặc biệt ở cấp độ 4. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản, cũng như phương pháp điều trị dành cho bệnh nhân nhằm nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.
Xem thêm:
- Xoang, suy tim, hen có thể gây khó thở khi nằm
- Suy tim độ 3 không là mối lo nếu biết những điều này
- 8 điều ít biết về căn bệnh suy tim