Ung thư và những cách hữu hiệu để phòng chống ung thư

Ngày Ung thư Thế giới được tổ chức vào ngày mùng 4 tháng 2 hàng năm để giúp chúng ta hiểu kỹ hơn về căn bệnh chết người này. Chiến dịch năm nay tập trung vào 5 mục tiêu của bản công bố Ung thư Thế giới là để giảm mầm mống bệnh và xóa đi những hiểu biết sai lầm về ung thư với khẩu hiệu: “Vạch trần những nhận định sai lầm”. Hiện nay đã có đầy đủ các nghiên cứu xác nhận rằng th...

Ung thư và những cách hữu hiệu để phòng chống ung thư Ung thư và những cách hữu hiệu để phòng chống ung thư

Ngày Ung thư Thế giới được tổ chức vào ngày mùng 4 tháng 2 hàng năm để giúp chúng ta hiểu kỹ hơn về căn bệnh chết người này. Chiến dịch năm nay tập trung vào 5 mục tiêu của bản công bố Ung thư Thế giới là để giảm mầm mống bệnh và xóa đi những hiểu biết sai lầm về ung thư với khẩu hiệu: “Vạch trần những nhận định sai lầm”.

Hiện nay đã có đầy đủ các nghiên cứu xác nhận rằng thực phẩm là vũ khí có triển vọng nhất trong cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư. Để đồng hành với chiến dịch năm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời 6 vấn đề thường gặp sau:

1. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra ung thư là gì?

Ung thư là sự phát triển bất thường của các tế bào. Có khoảng 100 loại ung thư. Những loại ung thư phổ biến nhất, ở đàn ông là: ung thư phổi, thực quản, dạ dày, miệng và họng; còn ở phụ nữ là: ung thư cổ tử cung và ung thư vú.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư, trong đó, dễ thấy nhất là:

- Di truyền: Một vài bệnh ung thư có tính di truyền. Ví dụ, sự biến đổi trong gen BRCA1 hoặc BRCA2 khiến nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng ở bệnh nhân tăng lên rất cao.

- Khói thuốc: Khói thuốc lá chiếm khoảng 30% các ca tử vong do ung thư. Nó cũng làm gia tăng nguy cơ của ung thư phổi, thanh quản, khoang miệng, mũi và các xoang, thực quản, dạ dày, tuyến tụy, cổ tử cung, thận, bàng quang, buồng trứng, ruột, trực tràng, tủy sống và bạch cầu. Việc hấp thụ tobacco, một chất gây ung thư, cũng sẽ dẫn đến các bệnh về răng miệng, viêm lợi, lở miệng, ung thư miệng.

- Chế độ ăn và lối sống: Các nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn uống không lành mạnh và lối sống lười vận động là một trong những yếu tố chính có thể khiến chúng ta dễ mắc bệnh ung thư.

vicare.vn-ung-thu-va-nhung-cach-huu-hieu-de-phong-chong-ung-thu-body-1

3 điều cần nhớ kỹ để tránh mắc ung thư:

- Luôn duy trì cân nặng ổn định ở mức khỏe mạnh.

- Tích cực vận động với các hoạt động thường ngày.

- Chọn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, tập trung vào những thực phẩm từ thực vật.

2. Những loại thực phẩm nào làm gia tăng nguy cơ phát triển ung thư?

Những bệnh ung thư như ung thư dạ dày thường có mối liên quan trực tiếp với thực phẩm. Những loại thực phẩm cần phải kiểm soát và hạn chế để tránh nguy cơ ung thư là:

- Thịt chế biến sẵn như thịt hun khói, xúc xích, lạp xưởng v.v...

- Hãy chọn cá, thịt gia cầm, đậu thay cho thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu)

- Nếu ăn thịt đỏ, bạn hãy chọn phần thịt nạc và ăn với khẩu phần ít hơn.

- Chế biến thịt, gia cầm và cá bằng cách nướng, luộc hay kho thay cho rán hoặc nướng than.

vicare.vn-ung-thu-va-nhung-cach-huu-hieu-de-phong-chong-ung-thu-body-2

3. Những loại thực phẩm nào ngăn ngừa và chống lại ung thư?

Một số loại thực phẩm có thể có ích đối với những bệnh ung thư thường gặp nhất như sau:

- Ung thư miệng: Chế độ ăn nhiều rau xanh và phương pháp vệ sinh răng miệng đúng cách có thể ngăn ngừa và chống lại ung thư miệng.

- Ung thư vú: Giảm bớt những thực phẩm nhiều calo, ăn nhiều trái cây và rau, thường xuyên tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú.

- Ung thư phổi: Tránh xa thuốc lá và các chất ô nhiễm môi trường. Ăn nhiều rau, trái cây và beta carotene.

- Ung thư dạ dày: Chế độ ăn nhiều trái cây, rau, hạn chế ăn rau sống, trái cây thuộc họ cam quýt, và các loại thực vật có cụm hình cầu (như hành tây, tỏi tây, tỏi...), thức ăn có hàm lượng carotene cao, hàm lượng vitamin C cao, dùng nhiều trà xanh có thể giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày.

4. Những loại thực phẩm nào có ích trong quá trình điều trị ung thư?

- Táo: Táo có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư ruột và trực tràng. Vỏ táo là thành phần giàu dưỡng chất nhất, phần lớn Quercetin (80%) được tìm thấy ở vỏ táo. Táo còn có tác dụng trong việc điều trị các bệnh ung thư khác như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày.

- Quả việt quất: Quả việt quất có khả năng chống oxy hóa tuyệt vời. Những chất có trong việt quất có thể giúp DNA giảm thiệt hại gốc dẫn đến ung thư. Chúng cũng có thể giảm sự tăng trưởng và kích thích sự tự hủy diệt của các tế bào ung thư như ung thư miệng, ung thư vú, ung thư ruột, ung thư tuyến tiền liệt.

- Rau súp lơ xanh, bắp cải xanh, súp lơ, củ cải trắng: Các loại rau này có các chất làm giảm viêm, một trong những yếu tố gây ra nguy cơ ung thư. Beta carotene thúc đẩy các tế bào liên kết lại để kiểm soát sự tăng trưởng của các tế bào bất thường.

- Cherry (Quả anh đào): Cả Cherry chua và ngọt đều là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin C và kali tuyệt vời. Màu đỏ sẫm đến từ chất anthocyanins có thể chống oxy hóa.

- Cranberry (Nam việt quất): Chúng rất giàu chất xơ và Vitamin C, có khả năng chống oxy hóa cao, làm giảm sự tăng trưởng và làm tăng khả năng tự hủy diệt của một số loại tế bào ung thư.

- Bưởi: Bưởi có chứa các chất naringenin và flavonoid khác như limonin, các chất limonoid khác, beta-carotene và lycopene (các giống màu hồng và màu đỏ). Thực phẩm chứa lycopene giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

- Trà xanh: Cả hai loại trà đen và trà xanh đều chứa rất nhiều thành phần có tác dụng tốt, bao gồm polyphenols và flavonoid, những chất chống oxy hóa mạnh. Trong các nghiên cứu ở phòng thí nghiệm, trà xanh được chứng minh có thể làm chậm hoặc ngăn chặn hoàn toàn sự phát triển ung thư ở các tế bào ruột, gan, vú và tuyến tiền liệt.

- Bí/ Bí đỏ: Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy, chế độ ăn uống chứa bí có thể làm giảm nguy cơ ung thư da khi tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời.

- Quả óc chó: Các nghiên cứu cho thấy ăn quả óc chó có thể hạn chế ung thư vú, ung thư ruột, ung thư tuyến tiền liệt. Thông qua việc ăn quả óc chó thường xuyên còn có thể giảm tác hại lên DNA.

vicare.vn-ung-thu-va-nhung-cach-huu-hieu-de-phong-chong-ung-thu-body-2

5. Liệu có phải tất cả các hóa chất, chất phụ gia, chất bảo quản có trong thực phẩm đều gây ung thư?

Chất phụ gia được sử dụng rất rộng rãi và đa dạng, ví dụ, chất bảo quản giúp ngăn ngừa và chống lại sự phát triển của nấm và vi khuẩn ở thực phẩm. Chất phụ gia khác giúp cải thiện kết cấu và độ kết dính của thực phẩm, giúp cho chúng chảy đều khi rót xuống hoặc giúp chúng không bị khô. Các hương liệu giúp chúng ta lấy lại những mùi vị bị mất đi hoặc làm tăng thêm hương vị, mùi thơm của thức ăn. Chất nhũ hóa đảm bảo cho nước và dầu trong thực phẩm không bị phân tách.

Butylated hydroxyanisole (BHA): là một chất phenol chống oxy hóa, ngăn chặn mùi hôi của chất béo và dầu trong thực phẩm bằng cách chống lại quá trình oxy hóa của lipid. Nghiên cứu cho thấy, hàm lượng BHA cao có thể gây ra khối u dạ dày ở các động vật trong phòng thí nghiệm. Một số hóa chất có trong thực phẩm đóng hộp có thể dẫn đến ung thư là:

  • Bisphenol A (BPA): Có trong hộp đựng thức ăn bằng nhựa tái sử dụng, trong túi nilon đựng đồ ăn và trong lon đồ uống. Các nghiên cứu cho thấy, BPA có thể dẫn đến ung thư vú, và cũng gây trở ngại cho quá trình điều trị bằng hóa trị đối với căn bệnh này.
  • Phthalein: Chất có trong hộp đựng thức ăn bằng nhựa, có thể gây rối loạn nội tiết. Tiếp xúc nhiều với phthalein có thể khiến bé gái bị dậy thì sớm, là một nhân tố gây ra ung thư vú sau này.

Một số loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ được dùng cho những thực phẩm mà chúng ta ăn cũng bị liệt vào danh sách gây ung thư ở người và động vật.

  • Zeranol: Thường được tìm thấy ở thịt bò chế biến sẵn, nó hoạt động mô phỏng như estrogen trong cơ thể và có thể gây ung thư ở các động vật trong phòng thí nghiệm. Hóa chất này đã bị Liên minh Châu Âu cấm.
  • Polyvinyl chloride (PVC): Được dùng trong sản xuất bao bì thực phẩm. Đó là một trong những hóa chất đầu tiên được cho rằng có thể gây ung thư ở người và liên quan đến sự gia tăng tình trạng tử vong do ung thư vú và ung thư gan ở những công nhân làm việc trong các công xưởng sản xuất này.

vicare.vn-ung-thu-va-nhung-cach-huu-hieu-de-phong-chong-ung-thu-body-4

7. 5 lời khuyên có thể giúp bạn có lối sống lành mạnh.

- Chế độ ăn uống giàu chất xơ giúp cho ruột hoạt động khỏe mạnh, ruột hoạt động bình thường rất quan trọng trong quá trình thải độc.

- Tập thể dục thường xuyên là quan trọng nhất để tăng cường khả năng miễn dịch và tránh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, chỉ số cholesterol quá cao, béo phì, tuyến giáp, cao huyết áp v.v... Yoga, pranayama rất có ích trong việc giảm căng thẳng, cải thiện độ mềm dẻo và điều chỉnh các tư thế.

- Các loại hạt là nguồn cung cấp năng lượng cũng như các dưỡng chất khác rất tốt vchúng tà có lợi. Nó giúp ta có thể giảm cân và duy trì cân nặng. Các nhà khoa học thường khuyên nên dùng các loại hạt để kiểm soát lượng cholesterol xấu. Những hạt như hạt óc chó, hạnh nhân, hồ trăn rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, tăng cholesterol máu.

- Ăn trái cây và rau cung cấp những vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cần thiết cho cơ thể. Nó có thể trung hòa stress oxy hóa và tránh gây hại cho DNA, lão hóa.

- Thường xuyên thải độc bằng trà xanh và trà thảo dược sẽ giúp chúng ta duy trì sự cân bằng của cơ thể. Liệu pháp Spa và Ayurveda như massage toàn thân, Shirodharam Chooran Svedanam giúp thư giãn cơ thể và tinh thần. Liệu pháp dẫn lưu bạch huyết cũng có tác dụng làm sạch và loại bỏ các độc tố từ hệ thống bạch huyết.

Dr. Sahil Chheda (*)

(Nguồn: www.practo.com)