Ung thư tuyến nước bọt sống được bao lâu?
Ung thư tuyến nước bọt là do sự rối loạn của các tế bào trong quá trình tổng hợp ADN. Quá trình này bị rối loạn làm cho quá trình phát triển nhân lên của các tế bào ở tuyến nước bọt mà cơ thể không thể kiểm soát được tạo nên các khối ung thư.
Ung thư tuyến nước bọt sống được bao lâu?
Ung thư tuyến nước bọt là do sự rối loạn của các tế bào trong quá trình tổng hợp ADN. Quá trình này bị rối loạn làm cho quá trình phát triển nhân lên của các tế bào ở tuyến nước bọt mà cơ thể không thể kiểm soát được tạo nên các khối ung thư.
1. Ung thư tuyến nước bọt là gì?
U tuyến nước bọt là tình trạng tăng trưởng bất thường hiếm gặp ở những tuyến nước bọt. Tuyến nước bọt nằm ở phía sau khoang miệng và có nhiệm vụ tiết nước bọt giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Tuyến nước bọt chính bao gồm tuyến mang tai (nằm hai bên sườn mặt), tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Các tuyến phụ bắt đầu từ vòm miệng và nằm dọc trong khoang miệng, xoang, mũi. Các tuyến này chỉ có thể thấy dưới kính hiển vi.
Khối u ở tuyến nước bọt có thể lành tính hoặc ác tính. 80% khối u nằm ở những tuyến chính là lành tính nhưng nếu ở những phần còn lại, 80% khối u là ác tính.
2. Các yếu tố nguy cơ của ung thư tuyến nước bọt
Ung thư tuyến nước bọt là do sự rối loạn của các tế bào trong quá trình tổng hợp ADN, Quá trình này bị rối loạn làm cho quá trình phát triển nhân lên của các tế bào ở tuyến nước bọt mà cơ thể không thể kiểm soát được tạo nên các khối ung thư. Các khối này thường xảy ra ở các tuyến ở dưới mang tai. Thông thường có ba cặp tuyến nước bọt lớn dưới và phía sau hàm- mang tai có chức năng tiết ra nước bọt để giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Thế nhưng vì một nguyên nhân nào đó có thể gây ra bệnh ung thư tuyến nước bọt nguy hiểm, bệnh này tỷ lệ tử vong khá cao và có nguy cơ biến chứng tới cơ quan khác nếu như bệnh không được phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời.
3. Nguyên nhân yếu tố gây ung thư tuyến nước bọt
Đã có nhiều nghiên cứu được mở ra nhằm tìm hiểu rõ về nguyên nhân gây ung thư tuyến nước bọt nhưng cho tới nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể đưa ra được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh là gì, Trong một số loại u tuyến nước bọt người ta ghi nhận được mối liên hệ giữa sự tiếp xúc phóng xạ, quá trình phát triển các u tuyến nước bọt lành tính và ác tính và nhiễm virút Epstein-Bar. Tuy nhiên người ta có thể xác định được các yếu tố nguy cơ gây ung thư tuyến nước bọt, bao gồm:
Lớn tuổi
Mặc dù bênh ung thư tuyến nước bọt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nó thường được chẩn đoán ở những người lớn tuổi (thường là trên 40 tuổi).
Phơi nhiễm bức xạ
Chẳng hạn như bức xạ được sử dụng trong việc điều trị ung thư đầu và cổ, cũng có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt. Dưới cường độ của bức xạ mạnh, chẳng hạn như bức xạ được sử dụng trong chẩn đoán X-quang, cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt.
Tiếp xúc với các chất hóa học
Những người làm việc với các chất nhất định, chẳng hạn như các hợp kim niken và bụi silica, có thể có tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt.
Ngoài những yếu tố nêu trên, còn có một số yếu tố nguy cơ gây bệnh khác, bao gồm tố bẩm gen, tiếp xúc với bụi silic đioxit hoặc với dầu hỏa và các yếu tố liên quan đến chế độ ăn, như ăn ít rau và trái cây, có thể liên quan tới sự phát triển u tuyến nước bọt. Có một số bằng chứng cho thấy nguy cơ mắc bệnh ở phụ nữ bị ung thư vú tăng, mặc dù cơ sở của mối liên hệ này vẫn chưa xác định rõ.
4. Triệu chứng gây ung thư tuyến nước bọt
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư tuyến nước bọt có thể bao gồm:
- Sưng trên hoặc gần hàm hoặc ở cổ hoặc miệng.
- Tê một phần của khuôn mặt.
- Cơ bắp yếu ở một bên của khuôn mặt.
- Đau dai dẳng trong khu vực của một tuyến nước bọt.
- Khó nuốt.
- Rắc rối khi mở miệng rộng.
5. Những người nên đề phòng bệnh ung thư tuyến nước bọt
- Những người làm việc trong môi trường hóa chất độc hại, chẳng hạn như các hợp kim niken và bụi silica, có thể có tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt.
- Những người lớn tuổi: Chưa có nhiều cơ sở chứng minh rằng tuổi tác có thể gây ung thư tuyến nước bọt thế nhưng ung thư tuyến nước bọt thường xuất hiện ở những người trên lứa tuổi 40.
- Phơi nhiễm bức xạ: Bức xạ, chẳng hạn như bức xạ được sử dụng để điều trị ung thư đầu và cổ, làm tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt. Nơi làm việc tiếp xúc với các chất nhất định.
Đối với bệnh ung thư tuyến nước bọt do chưa biết chính xác nguyên nhân gây nên bệnh nên những người nằm trong nhóm có nguy cơ gây bệnh cao thì nên quan tâm tới sức khỏe của mình. Biện pháp tốt nhất để phòng tránh và hiện hiện bệnh sớm đó là đi khám sức khỏe định kì 3 tháng một lần để khám tổng quát cơ thể nhằm phát hiện bệnh sớm, bởi đặc điểm chung của bệnh ung thư là có thể chữa khỏi và điều trị dễ dàng nếu như vừa chớm bệnh. Còn khi bệnh tới giai đoạn cuối rồi thì nguy cơ sống của người bệnh càng phát hiện càng có khả năng mất sớm.
6. Ung thư tuyến nước bọt có thể sống được bao lâu?
Quay trở lại câu trả lời cho câu hỏi của bệnh ung thư tuyến nước bọt sống được bao lâu?
Có thể nói với sự phát triển của y học ung thư ngày hôm nay không phải là một bản án tử hình. Nhiều người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, nhưng nhờ được phát hiện và điều trị sớm, họ vẫn có thể sống và khỏe mạnh như các công dân khác.
Tương tự như vậy, nếu bạn hoặc một người thân không may mắn bị nhiễm bệnh ung thư tuyến nước bọt không may mắn thì bạn có thể yên tâm rằng bệnh có cơ hội được chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm.
Trên thực tế không thể đưa ra một con số cụ thể ung thư tuyến nước bọt sống được bao lâu mà chỉ đưa ra con số ước lượng rằng bạn có thể sống trong 5 năm hay 10 năm với căn bệnh này. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của bệnh nhân có thể được đề cập như là giai đoạn phát hiện, vị trí khối u, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, khả năng đáp ứng điều trị của bệnh nhân, yếu tố tâm lý, sự chăm sóc của gia đình huy động...
7. Sàng lọc ung thư tuyến nước bọt tại nhà
Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home
Ngày nay, ngoài việc đến các cơ sở y tế khám và điều trị bệnh truyền thống thì còn có một phương thức khám và điều trị bệnh mới đó là xét nghiệm tại nhà. Dịch vụ xét nghiệm tại nhà cho kết quả nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm thời gian chờ đợi và tránh tiếp xúc với môi trường nhiều vi khuẩn như bệnh viện, phòng khám...
Nếu bạn chưa biết nên đi xét nghiệm ở đâu thì có thể tìm đến Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home, gọi tắt là HoiBenh Home, tại địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội.
HoiBenh Home là công ty chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm tại nhà với đối tác độc quyền là Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương. HoiBenh Home nhận kết quả từ các bệnh viện công và trả kết quả tại nhà cho khách hàng. Hơn thế nữa, đến với HoiBenh Home, bạn còn được biện luận miễn phí từ các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm. Điều đó sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức mà cam kết chi phí không đắt hơn giá niêm yết tại các bệnh viện lớn.
Hiện HoiBenh Home cung cấp Gói xét nghiệm ung thư biểu mô khoang miệng bao gồm 4 xét nghiệm CEA, CA 199, CA 724, SCC. Dưới đây là tổng chi phí xét nghiệm:
- Giá gói sàng lọc ung thư tuyến nước bọt của HoiBenh Home đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 869,000 đồng
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá gói xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline (024)73.049.779 - 0984.999.501 (Giờ trực: 6-22h) để được tư vấn cụ thể.
Thời gian lấy mẫu: từ Thứ 2 - Chủ Nhật: 6:00 - 20:30
Xem thêm:
- Hôn nhau có lây bệnh qua đường nước bọt?
- HIV có trong nước bọt, vậy ăn uống chung có bị lây bệnh không?