Ung thư bàng quang sống được bao nhiêu năm?

Ung thư bàng quang khởi phát từ bàng quang là một cơ quan hình cầu ở vùng xương chậu có nhiệm vụ lưu trữ nước tiểu. Ung thư bàng quang khởi phát thường xuyên nhất từ các tế bào lót mặt trong bàng quang. Người lớn tuổi thường mắc ung thư bàng quang tuy rằng bệnh vẫn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Vậy, ung thư bàng quang sống được bao nhiêu năm?

Ung thư bàng quang sống được bao nhiêu năm? Ung thư bàng quang sống được bao nhiêu năm?

Nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh ung thư bàng quang

Phần lớn ung thư bàng quang được chẩn đoán ở giai đoạn sớm khi ung thư còn có thể điều trị được. Tuy nhiên, ngay cả đối với giai đoạn đầu, ung thư bàng quang vẫn có khả năng tái phát rất cao. Vì thế, những người sống sót sau ung thư bàng quang nên được thử nghiệm theo dõi để phát hiện ung thư tái phát nhiều năm sau khi chấm dứt điều trị.

Về nguyên nhân và yếu tố gây bệnh ung thư bàng quang

- Ung thư bàng quang phát triển khi các tế bào bình thường trong bàng quang bị đột biến, phát triển bất thường, vượt khỏi tầm kiểm soát và không tự diệt đi.

- Đàn ông có nhiều khả năng mắc ung thư bàng quang nhiều hơn so với phụ nữ.

- Hút thuốc lá, xì gà hay ống điếu làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang. Khi hút thuốc, cơ thể xử lý các hóa chất trong khói và thải một số vào nước tiểu. Những hóa chất độc hại này gây tổn thương niêm mạc bàng quang và tăng nguy cơ ung thư.

- Khi cơ thể tiếp xúc với hóa chất, thận đóng vai trò quan trọng trong việc lọc các chất độc hại từ máu và di chuyển chúng xuống bàng quang. Một số hóa chất có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang như các chất sử dụng trong sản xuất thuốc nhuộm, cao su, da, dệt may và các loại sơn.

- Tiền sử điều trị ung thư trước đó cũng làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang. Những người được xạ trị nhằm vào xương chậu để điều trị một bệnh ung thư trước đó có thể có nguy cơ cao phát triển ung thư bàng quang về sau.

- Viêm bàng quang mạn tính, nhiễm trùng tiết niệu tái diễn, sử dụng ống thông đường tiểu lâu dài ... có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang tế bào vảy.

- Ở một số vùng trên thế giới, ung thư biểu mô tế bào vảy có liên quan đến viêm bàng quang mạn tính do nhiễm ký sinh trùng sán máng.

- Nếu bản thân hoặc tiền sử gia đình có người đã bị ung thư bàng quang, sẽ có nhiều khả năng và nguy cơ cao mắc bệnh, mặc dù bệnh ung thư bàng quang gia đình rất hiếm gặp.

vicare.vn-ung-thu-bang-quang-song-duoc-bao-nhieu-nam-body-1

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh

- Có máu trong nước tiểu (tiểu ra máu) hoặc nước tiểu có thể bình thường nhưng kiểm tra dưới kính hiển vi thấy có hồng cầu trong nước tiểu.

- Nước tiểu có thể có màu vàng sậm, màu đỏ tươi hay màu nước ngọt coca cola.

- Tiểu lắt nhắt và thấy đau khi đi tiểu.

- Nhiễm trùng đường tiểu tái diễn.

- Đau bụng đi kèm với đau hông lưng không rõ nguyên nhân.

Ung thư bàng quang sống được bao nhiêu năm?

Phần lớn, các loại ung thư ngày nay nếu được phát hiện sớm từ giai đoạn đầu thì tỉ lệ chữa khỏi bệnh và kéo dài tuổi thọ cho người mắc bệnh là rất cao. Vậy ung thư bàng quang sống được bao nhiêu năm?

Cũng giống như các loại ung thư khác, nếu xác định được và đi khám phát hiện sớm lúc bệnh chưa đến giai đoạn đi căn thì khả năng điều trị thành công là rất cao, bệnh nhân có thể sống thêm trên dưới 5 năm với tỉ lệ như sau:

- Tỉ lệ sống cho 5 năm của giai đoạn chưa di căn lên tới 70-90%.

- Những người bị ung thư bàng quang đến giai đoạn khối u xâm lấn ra khỏi bề mặt bàng quang đến những mô xung quanh bàng quang. Tỉ lệ sống thêm 5 năm nữa cho giai đoạn này đạt khoảng 40-50%.

- Giai đoạn khối u di căn đến xương, phổi và gan. Lúc này là lúc chỉ có thể duy trì sự sống cho bệnh nhân bị ung thư nên tỉ lệ sống sót cho 5 năm rất thấp chỉ đạt từ 20-30%.

vicare.vn-ung-thu-bang-quang-song-duoc-bao-nhieu-nam-body-2

Phương pháp phòng chống ung thư bàng quang hiệu quả

Mặc dù không có cách nào bảo đảm ngăn ngừa hoàn toàn ung thư bàng quang nhưng bạn có thể thực hiện các điều sau để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh:

- Không hút thuốc lá là phương pháp tuyệt vời tránh ung thư bàng quang rất hiệu quả. Nếu đã hút thuốc thì bạn nên lập kế hoạch để bỏ thuốc.

- Hãy cẩn thận với các hóa chất. Nếu làm việc với hóa chất, nên tuân thủ tất cả các hướng dẫn an toàn để tránh phơi nhiễm.

- Nên tập thói quen uống nhiều nước trong ngày để đào thải tối đa các chất độc hại có trong cơ thể chúng ra khỏi bàng quang một cách nhanh chóng hơn.

- Tự lập cho mình một một chế độ ăn uống phong phú, nhiều rau củ quả giàu chất chống oxy hóa.

Qua bài viết trên đây, bạn đã có thể biết được nhiều điều về căn bệnh ung thư bàng quang, và trả lời được câu hỏi “ung thư bàng quang sống được bao nhiêu năm?” rồi phải không. HoiBenh chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Nên khám sàng lọc ung thư ở đâu?

Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home

Phần lớn mọi người đều không nắm rõ những dấu hiệu cảnh báo về các loại ung thư, đặc biệt là những triệu chứng bề ngoài tưởng như không liên quan, xét nghiệm sàng lọc ung thư từ sớm có thể giúp bạn đưa ra phương án điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe bản thân.

Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home giới thiệu đến bạn 2 gói Sàng lọc ung thư nam giới và Sàng lọc ung thư phụ nữ.

Xét nghiệm tại nhà - HoiBenh Home luôn cam kết

Minh bạch tuyệt đối

Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà

Chuyên môn hàng đầu

Mẫu xét nghiệm được xử lý bằng phòng lab của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Nhiệt đới Trung ương. Thiết bị xét nghiệm hiện đại nhất cả nước. Bác sĩ đều là giáo sư đầu ngành. Kỹ thuật viên kinh nghiệm, đào tạo chính quy.

Dịch vụ tiện lợi

HoiBenh Home cung cấp dịch vụ lấy mẫu và trả kết quả tận nơi, thủ tục đơn giản và nhanh chóng, tiết kiệm cho bạn nhiều tiếng đồng hồ chờ đợi mệt mỏi. Ngoài ra kết quả được trả cả qua email và tra cứu trên website, tối ưu hóa thời gian chờ kết quả.

Giá gói xét nghiệm

- Gói xét nghiệm sàng lọc ung thư nữ giới của HoiBenh Home gồm các xét nghiệm nhỏ sau:

  • Xét nghiệm CEA: Xét nghiệm dấu ấn ung thư đường tiêu hoá: ung thư thực quản, dạ dày, gan, tụỵ,
  • Xét nghiệm Alpha FP (AFP): Xét nghiệm dấu ấn ung thư gan
  • Xét nghiệm CA 19 - 9: Xét nghiệm dấu ấn ung thư tụy, đôi khi ống dẫn mật, túi mật, dạ dày, đại tràng
  • Xét nghiệm CA 72 - 4: Xét nghiệm dấu ấn ung thư dạ dày.
  • Xét nghiệm Cyfra 21 - 1: Xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi
  • Xét nghiệm CA 15 - 3: Xét nghiệm dấu ấn ung thư vú
  • Xét nghiệm CA 125: Xét nghiệm sử dụng trong chẩn đoán ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung và theo dõi điều trị. Chỉ số CA125 tăng ở một số ung thư khác: tụy, dạ dày, trực tràng, phổi. Ngoài ra, CA 125 cũng có thể tăng trong một số trường hợp viêm nhiễm.
  • Xét nghiệm SCC: Sàng lọc ung thư tế bào vảy, có ở phổi, vòm họng, tử cung, buồng trứng

* Mẫu xét nghiệm được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

vicare.vn-ung-thu-bang-quang-song-duoc-bao-nhieu-nam-body-3

- Gói xét nghiệm sàng lọc ung thư nam giới của HoiBenh Home gồm các xét nghiệm nhỏ sau:

  • Xét nghiệm CEA: Xét nghiệm dấu ấn ung thư đường tiêu hoá: ung thư thực quản, dạ dày, gan, tụỵ,
  • Xét nghiệm Alpha FP (AFP): Xét nghiệm dấu ấn ung thư gan
  • Xét nghiệm CA 19 - 9: Xét nghiệm dấu ấn ung thư tụy, đôi khi ống dẫn mật, túi mật, dạ dày, đại tràng
  • Xét nghiệm CA 72 - 4: Xét nghiệm dấu ấn ung thư dạ dày.
  • Xét nghiệm Cyfra 21 - 1: Xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi
  • Xét nghiệm PSA: Xét nghiệm dấu ấn ung thư tiền liệt tuyến.
  • Xét nghiệm SCC: Sàng lọc ung thư tế bào vảy, có ở phổi, vòm họng.

* Mẫu xét nghiệm được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Cách tính tổng chí phí xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá gói xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá gói xét nghiệm sàng lọc ung thư nữ giới và nam giới được cập nhật ở cuối bài viết.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984.999.501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Một số dấu hiệu ung thư bàng quang ở chị em phụ nữ dễ bị “ngó lơ”
  • Ung thư bàng quang có nguy hiểm không?