Ùn ùn nhập viên tâm thần vì nghiện mạng xã hội
Một vấn đề đáng báo động trong giới trẻ hiện nay đó là tình trạng nghiện mạng xã hội. Thời gian gần đây liên tiếp xuất hiện nhiều vụ học sinh nghiện facebook quá nặng phải cưỡng chế nhập viện tâm thần, thậm chí có trường hợp phát điên vì bị cấm dùng facebook.
Ùn ùn nhập viên tâm thần vì nghiện mạng xã hội
Một vấn đề đáng báo động trong giới trẻ hiện nay đó là tình trạng nghiện mạng xã hội. Thời gian gần đây liên tiếp xuất hiện nhiều vụ học sinh nghiện mạng xã hội quá nặng phải cưỡng chế nhập viện tâm thần, thậm chí có trường hợp phát điên vì bị cấm dùng Facebook.
Tâm thần xuất phát từ nghiện mạng xã hội
Điển hình tại bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 vừa tiếp nhận trường hợp một nữ sinh 18 tuổi ở Hà Nội điều trị tại khoa cấp tính nữ. Đây được xác định là ca trầm cảm do nghiện mạng xã hội (MXH). Nguy hiểm hơn bố mẹ phải cưỡng chế bằng cách tiêm thuốc mê để đưa con nhập viện. Câu chuyện tưởng chừng như đùa nhưng lại là thật vào ngày 7/1 vừa qua.
Nữ sinh này nghiện mạng xã hội, cụ thể là nghiện Facebook tới mức trầm cảm. Trước đây, nữ sinh này là một cô gái ngoan ngoãn, sức học rất tốt. Thế nhưng thời gian gần đây, tính nết nữ sinh này thay đổi hoàn toàn, khép mình hơn, sức học cũng giảm sút rõ rệt.
“Ngày 20/11 vừa qua, các bạn rủ đi thăm thầy cô cháu cũng không đi, thậm chí đến bữa cháu cũng không muốn ăn. Nhiều hôm cháu thức đến 2 - 3h sáng. Có lần tôi về nhà giữa trưa có việc, vô tình bắt quả tang con trốn học ở nhà ôm điện thoại. Khuyên bảo con không được, vợ chồng tôi quyết định cắt mạng Internet. Không ngờ sau đó cháu có phản ứng dữ dội. Cháu đập phá đồ đạc, thậm chí chửi rủa, chống trả bố mẹ.”, người cha đau lòng kể lại. (Theo Pháp luật TP HCM)
Sự việc trên chắc hẳn đã khiến nhiều phụ huynh giật mình khi thấy con trẻ và người thân của mình đang sử dụng smartphone mỗi ngày, mỗi giờ.
Youtube, Facebook, ZingMe, Instagram... những mạng xã hội tại Việt Nam được nhiều người trẻ Việt sử dụng mà thu hút đối tượng ở nhiều lứa tuổi khác cũng "nghiện ngập", đặc biệt là MXH Facebook.
Nghiện MXH có những dấu hiệu như: Đam mê sử dụng MXH nhiều giờ trong ngày; xem Facebook mọi lúc, mọi nơi; nếu bị thu thiết bị không cho sử dụng thì tỏ ra cáu bẳn; không muốn giao lưu với bạn bè; hốt hoảng khi ra ngoài không mang theo điện thoại; đi đâu, làm gì cũng phải check-in; lướt Facebook đầu tiên và cuối cùng trong ngày; sức khỏe và học tập giảm sút; dùng Facebook để quên đi chuyện cá nhân; từng cố gắng bỏ nhưng không được; buồn khi mỗi lần cập nhật trạng thái, đăng ảnh có ít lượt thích, bình luận; trẻ có xu hướng hay nói dối cha mẹ, bạn bè, thầy cô.
Khi chớm bị, bệnh nhân có 4-5 biểu hiện, từ 6-8 biểu hiện cho thấy bệnh nhân bị coi là nghiện nặng, và từ 8- 9 triệu chứng ở trên là biểu hiện của người bị bệnh rất nặng.
Chính vì vậy, người sử dụng MXH nhiều có thể gây suy nhược thần kinh, mất ngủ, sau đó dẫn đến trầm cảm.
Không điều trị kịp thời, hậu quả sẽ khó lường
Theo khảo sát của Bộ GD&ĐT, có đến hơn 97% trong số 424 học sinh 15-18 tuổi đang sử dụng facebook.
Trao đổi về vấn đề này, TS Tô Thanh Phương, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 cho biết: “Đầu tiên sử dụng điện thoại nhiều chỉ là thú vui của các cháu thôi. Trường hợp này thường gặp ở những người dùng điện thoại thông minh. Thời lượng chơi ngày một tăng lên, có những cháu chơi quên cả ăn, cả ngủ, tình trạng này kéo dài trong một vài tháng là có thể chuyển thành bệnh. Chúng tôi thường gặp hầu hết bệnh về trầm cảm.” (Theo VNEWS - Truyền hình Thông tấn)
Giới trẻ hiện nay dành trung bình 9 tiếng để mỗi ngày để vào mạng xã hội. Những người có các dấu hiệu như vào mạng liên tục, cứ 30 phút lại vào mạng 1 lần dành cả thời gian ban đêm để lên mạng thường dễ có nguy cơ rơi vào tình trạng nghiện mạng xã hội. Và nếu tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài thì rất dễ ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe. Thậm chí mắc bệnh tâm thần là điều dễ xảy ra.
Theo BS Nguyễn Hoài Sa, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, nghiện Facebook sẽ gây tác động tiêu cực đến đời sống, công việc và học tập. Nhiều học sinh tiêu tốn quá nhiều thời gian vào thế giới ảo. Đắm mình trong thế giới ảo, các em trở nên tách biệt, cô đơn trong cuộc sống. Chính điều này ảnh hưởng nặng nề đến việc học hành, tâm lý, thậm chí các em trở nên vô cảm, sống thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân. Nhiều em hoang mang, lo lắng, rơi vào trạng thái khủng hoảng, trầm cảm khi thế giới ảo được phơi bày. Đây là thực trạng đáng báo động nhưng với trào lưu sử dụng mạng xã hội như hiện nay, việc cấm đoán trẻ không phải là giải pháp hữu hiệu. Vì một khi cha mẹ phát hiện ra con mình có biểu hiện lạ do dùng mạng xã hội, họ thường cấm đoán nhưng càng bị cấm đoán các em càng tò mò và thích thú với Facebook.
Qua đây, các bác sĩ cũng khuyến cáo, phụ huynh khi thấy con cái có biểu hiện bất thường về tâm lý, suốt ngày cầm điện thoại không ăn, ngủ, ít giao tiếp với mọi người thì nên đưa con đến cơ sở ý tế kiểm tra không nên giấu giếm dễ làm tình trạng bệnh nặng nề thêm.