U xơ tử cung là gì? bị u xơ tử cung có nguy hiểm không? điều trị như thế nào?
U xơ tử cung là một căn bệnh phổ biến, gây nên nhiều khó khăn cho chị em ở độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, u xơ tử cũng rất dễ chữa trị dứt bệnh nếu như phát hiện sớm. Mặc dù vậy, nếu để lâu và không được hỗ trợ chữa trị đàng hoàng, các khối u sẽ phát triển và chèn ép lên các bộ phận khác, thậm chí có thể biến chứng khá nguy hiểm.
U xơ tử cung là gì? bị u xơ tử cung có nguy hiểm không? điều trị như thế nào?
U xơ tử cung là một căn bệnh phổ biến, gây nên nhiều khó khăn cho chị em ở độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, u xơ tử cũng rất dễ điều trị dứt bệnh nếu như phát hiện sớm. Mặc dù vậy, nếu để lâu và không được hỗ trợ điều trị đàng hoàng, các khối u sẽ phát triển và chèn ép lên các bộ phận khác, thậm chí có thể biến chứng khá nguy hiểm.
Sự nguy hiểm của u xơ tử cung với phụ nữ
U xơ tử cung gây khá nhiều phiền phức cho chị em, đặc biệt là các chị em đang trong thai kì:
U xơ chèn ép lên các bộ phận khác, gây ra hiện tượng đau đớn đồng thời cản trở quá trình sinh hoạt và tình dục. Đối với phụ nữ trong thai kì, u chèn ép lâu có thể gây dị dạng cho thai nhi.
U xơ lâu ngày sẽ khiến nội mạc tử cung bị thay đổi, khó thụ tinh. Đi kèm là kinh nguyệt không đều, các chu trình kinh bị thay đổi khiến phụ nữ không thể biết chính xác chu kỳ kinh nguyệt của mình.
Thai phụ bị u xơ tử cung dễ có nguy cơ sinh non, băng huyết
Gây táo bón, đường tiết niệu không tốt khiến người bệnh tiểu khó.
Nếu u quá to, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật và ngừng sinh con trong một khoảng thời gian dài, gây ảnh hưởng đến kế hoạch gia đình.
Nguyên nhân gây nên u xơ tử cung
Bệnh có nhiều nguyên nhân, trong đó có thể là:
Do trong quá trình sinh đẻ và nạo hút thai không sạch sẽ, còn vướng lại nhau thai hoặc dị vật gây kết mô tạo u.
Sử dụng vòng tránh thai cũng có khả năng làm tăng nguy cơ gây u xơ tử cung.
Nội mạc cổ tử cung có điểm gợn, tạo u
Một số triệu chứng nhận biết bệnh
Đau bụng dưới, đặc biệt là vùng tử cung, đặc biệt là vào các kì kinh nguyệt.
Cơn đau kéo dài khi quan hệ tình dục.
Âm đạo chảy máu như rong kinh, kinh nguyệt rối loạn lâu dài.
Với u to có thể sờ nắn thấy, sờ trúng sẽ thấy đau.
Luôn thấy buồn tiểu do u ép vào bàng quang. Nếu u ép đến trực tràng, người bệnh có nguy cơ trĩ và táo bón.
Khó thụ thai và lâu có con
Một số loại u xơ tử cung thường gặp
U xơ thường có tính chất giống nhau, vậy nên chúng được phân loại theo vị trí và kích cỡ u:
Theo vị trí có 3 loại: U ở mặt ngoài tử cung, dưới niêm mạc tử cung và nằm trong tử cung
Theo kích cỡ: thông thường các bác sĩ hay dựa vào kích cỡ u để đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp nhất. Đối với u xơ tử cung thường được chia 2 loại, đường kính lớn hơn 5cm và nhỏ hơn 5cm.
Phương pháp hỗ trợ điều trị u xơ tử cung hiệu quả
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất. Các phương pháp hỗ trợ điều trị u xơ tử cung gồm: hỗ trợ điều trị nội khoa và ngoại khoa.
Phương pháp nội khoa (dùng thuốc)
Áp dụng cho những khối u lành tính, kích thước nhỏ hơn 5cm.
Thuốc tránh thai: Làm giảm tình trạng chảy máu kinh bất thường do nhân xơ tử cung.
Thuốc giảm đau như ibuprofen: Giảm triệu chứng đau, khó chịu do u xơ tử cung.
Sắt: Hỗ trợ cơ thể thay thế lượng máu đã mất trong chu kỳ kinh nguyệt.
Phương pháp phẫu thuật (ngoại khoa)
Áp dụng với trường hợp có khối u xơ ác tính hoặc lớn trên 5cm, có nhiều u xơ.
Phẫu thuật nội soi: Áp dụng trong trường hợp khối u > 5cm và <10cm
Phẫu thuật mổ mở: Áp dụng trong trường hợp khối u kích thước > 10cm, chèn ép lên buồng tử cung hoặc u gây chảy máu.
Để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh cần chú ý thực hiện tốt những điều sau:
Tránh làm việc nặng, lao động quá sức, đặc biệt là trong những ngày hành kinh
Ăn nhiều rau xanh, hoa quả và những thực phẩm giàu dinh dưỡng, đồng thời hạn chế sử dụng những đồ ăn cay nóng, đồ rán, đồ ăn nhanh...
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, giữ âm đạo luôn khô thoáng, sạch sẽ, không nên mặc quần lót quá chật.
Nếu lượng nguyệt san ra quá nhiều thì chị em cần phải bổ sung những thực phẩm giàu chất sắt để tránh tình trạng thiếu máu.
Không nên bổ sung thêm nội tiết tố estrogen.
Sau khi xác định là u xơ cổ tử cung, chị em cần đến bệnh viện kiểm tra hàng tháng để theo dõi diễn biến của khối u. Nếu khối u không to lên hoặc phát triển chậm thì có thể là nửa năm đi kiểm tra 1 lần nhưng nếu khối u tăng nhanh rõ rệt thì phải tiến hành tiểu phẫu ngay.
Xem thêm:
- Mối liên quan giữa u xơ cổ tử cung và ung thư buồng trứng
- Kinh nghiệm điều trị u nang buồng trứng, u xơ tử cung bằng cây xạ đen