U thực quản lành tính
U thực quản lành tính là sự tăng trưởng của các tế bào không phải là ung thư. Phần lớn không gây triệu chứng và được phát hiện tình cờ khi người bệnh tiến hành nội soi hoặc chụp thực quản với barit.
U thực quản lành tính
U thực quản lành tính là sự tăng trưởng của các tế bào không phải là ung thư. Phần lớn không gây triệu chứng và được phát hiện tình cờ khi người bệnh tiến hành nội soi hoặc chụp thực quản với barit.
U thực quản lành tính là gì?
Thực quản là ống nối từ miệng đến dạ dày. U thực quản thường nằm ở chỗ nối giữa đoạn cuối thực quản và tâm vị. U thực quản lành tính hiếm gặp, chỉ chiếm 0,5 đến 0,8% trong các loại u thực quản nói chung.
Khối u thực quản xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng quá trình phát triển của chúng thì hoàn toàn giống nhau. Thông thường, trong hoạt động và phát triển của cơ thể, các tế bào sẽ tự tách ra, cho phép các tế bào chết được xử lý theo chu trình tự nhiên. Trường hợp các khối u thực quản lành tính là khi các tế bào chết có thể ở lại, không bị tiêu biến và tiếp tục tăng trưởng. Khối u này không xâm lấn và di căn ra các cơ quan khác nên không gây nguy hiểm như các khối u ác tính.
Triệu chứng u thực quản lành tính
Như đã nói ở trên, không phải tất cả các khối u thực quản đều có triệu chứng lâm sàng. Tùy thuộc vào khối u, các triệu chứng có thể ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan quan trọng trên cơ thể hoặc các giác quan.
Người bị các khối u lành tính ở thực quản có thể xuất hiện triệu chứng như: khó nuốt, nghẹn, buồn nôn và nôn, đau khi nuốt, khó chịu, mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, mất cảm giác ngon miệng, sút cân đột ngột, đổ mồ hôi đêm,... U thực quản lành tính không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời và đúng cách.
Cách chẩn đoán khối u thực quản lành tính
Để biết được khối u lành tính hay ác tính, các bác sĩ sẽ thông qua nhiều kỹ thuật khác nhau:
Siêu âm: Đây là kỹ thuật sử dụng sóng siêu âm để xác định xem khối u là rắn hay lỏng.
Chụp cắt lớp vi tính: CT scan được sử dụng một loạt các tia Xquang từ nhiều góc độ khác nhau.
Chụp cộng hưởng từ: Sử dụng nam châm năng lượng cao để tạo ra hình ảnh chi tiết của các mô mềm trên cơ thể.
Làm sinh thiết: Sau khi thực hiện các chẩn đoán bằng hình ảnh, người bệnh sẽ được đặt một sinh thiết để loại bỏ mẫu mô nhỏ. Mẫu này sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm và được kiểm tra dưới ống kính hiển vi. Phương pháp sinh thiết này được sử dụng thiết bị chuyên dụng để loại bỏ mẫu mô nhỏ thông qua vết rạch trong thực quản.
Xét nghiệm máu: Nếu phát hiện sự bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân xét nghiệm máu.
Qua các xét nghiệm trên sẽ xác định được khối u lành tính hay ác tính để có phương pháp điều trị kịp thời.
Điều trị u thực quản lành tính
Theo các bác sĩ, không phải tất cả các khối u lành tính đều cần được điều trị. Trường hợp khối u nhỏ và không gây ra các triệu chứng thì không cần thiết phải lấy nó ra. Người bệnh có thể đến kiểm tra định kỳ hoặc quét hình ảnh để đảm bảo khối u không phát triển lớn hơn.
Nếu khối u có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác, dây thần kinh hoặc mạch máu thì sẽ được loại bỏ bằng phương pháp phẫu thuật nội soi để ngăn chặn những biến chứng. Phẫu thuật nội soi đòi hỏi vết rạch phải nhỏ hơn và giúp giảm thời gian điều trị cho người bệnh.
Những thông tin trên về u thực quản lành tính đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức về bệnh. Nếu còn những thắc mắc, hãy liên hệ với HoiBenh để được giải đáp nhanh chóng.
Xem thêm:
- U vú lành tính khi mang thai có nguy hiểm không?
- Đề phòng u sụn lành tính trở thành ung thư