U nhú sinh dục là gì? Tại sao thường gặp ở chị em độ tuổi ngoài 40
U nhú sinh dục là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm, có tính lây lan nhanh và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tâm sinh lý của người bệnh. Vậy u nhú sinh dục là gì, cách phòng ngừa ra sao? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ tới bạn những điều cần biết về căn bệnh này.
U nhú sinh dục là gì? Tại sao thường gặp ở chị em độ tuổi ngoài 40
U nhú sinh dục là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm, có tính lây lan nhanh và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tâm sinh lý của người bệnh. Vậy u nhú sinh dục là gì, cách phòng ngừa ra sao? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ tới bạn những điều cần biết về căn bệnh này.
1. U nhú sinh dục là gì ?
U nhú sinh dục hay còn gọi là các nốt mụn cóc sinh dục, bệnh bộc phát là do virus HPV xâm nhập vào cơ thể, phá vỡ lớp niêm mạc da tại các biểu bì mô da hình thành nên. Khi nhiễm bệnh bộ phận sinh nữ dục nữ sẽ xuất hiện các nốt u sần sùi, cứng khi sờ vào, có màu đỏ hoặc hồng. Chúng ban đầu xuất hiện với kích thước khá bé, theo từng nốt riêng lẻ và có thời gian ủ bệnh khá lâu (từ 6 – 9 tháng). Sau thời gian ủ bệnh, các mụn cóc sinh dục này phát triển về kích thích và lây lan với mật độ dày đặc tại quanh các vùng da lân cận khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, đau rát và rất khó chịu.
2. Nguyên nhân dẫn tới u nhú sinh dục
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh u nhú sinh dục như:
- Sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người mắc bệnh: Việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh như bồn cầu, phòng tắm, khăn tắm, quần lót,... là những nguy cơ khiến bạn bị lây bệnh rất cao.
- Quan hệ tình dục không an toàn: Sẽ tạo điều kiện cho virus HPV tấn công trực tiếp lên âm đạo hoặc dương vật. Đây là con đường lây bệnh chủ yếu của bệnh u nhú sinh dục.
Trong quá trình mang thai hoặc sinh con bằng đường tự nhiên nếu thai phụ mắc bệnh u nhú sinh dục thì cũng có thể lây sang cho thai nhi khiến trẻ em sinh ra bị các dị tật bẩm sinh. Bệnh u nhú nếu không được phát hiện kịp thời hoặc người bệnh chủ quan không tiến hành điều trị triệt để, các mụn cóc này có thể gây ra nhiều chứng nguy hiểm khác như ung thư cổ tử cung, làm tắc nghẽn ống dẫn trứng dẫn tới vô sinh.
3. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh u nhú sinh dục
Các dấu hiệu của u nhú sinh dục bao gồm:
- Tổn thương thường thấy ở vị trí vùng da, niêm mạc đường sinh dục (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung ), đường tiểu, quanh hậu môn, mắt, mũi, miệng.
- Xuất hiện các nốt sần sùi, mềm, màu hồng, kích thước từ 1mm đến vài cm, da trên bề mặt mỏng ẩm ướt, không đau, hơi ngứa, đụng vào dễ chảy máu. Số lượng từ một vài đến nhiều tổn thương xảy ra cùng một lúc.
Đa số các trường hợp nhiễm virus HPV không gây triệu chứng hoặc bệnh và biến mất một cách tự nhiên. Tuy nhiên, các trường hợp nhiễm trùng dai dẳng với các typ HPV đặc biệt (thường xuyên nhất là typ 16 và 18) có thể dẫn đến các tổn thương tiền ung thư. Nguy hiểm nhất nếu bệnh không được điều trị kịp thời, các tổn thương này có thể tiến triển thành ung thư cổ tử cung. Triệu chứng của ung thư cổ tử cung có xu hướng chỉ xuất hiện sau khi ung thư đã đến giai đoạn tiên tiến và có thể bao gồm:
- Chảy máu âm đạo bất thường hoặc không đều đặn, giữa hai kỳ kinh nguyệt sau khi quan hệ tình dục.
- Đau lưng, chân hoặc đau vùng chậu.
- Mệt mỏi, sút cân, chán ăn, suy nhược
- Khó chịu ở âm đạo hoặc chất tiết có mùi hôi.
- Một chân bị sưng.
4. U nhú sinh dục thường gặp ở chị em độ tuổi ngoài 40
Mặc dù hầu hết các trường hợp u nhú sinh dục do virus HPV đều tự biến mất một cách tự nhiên, nhưng có một nguy cơ cho tất cả phụ nữ nhiễm HPV có thể trở thành mãn tính và tổn thương tiền ung thư tiến triển thành ung thư cổ tử cung xâm lấn. Và lứa tuổi mắc nhiều nhất là từ 20 - 45 tuổi, nguyên nhân là do độ tuổi bắt đầu quan hệ tình dục sớm dẫn tới nguy cơ nhiễm HPV và ung thư hơn.
Phải mất 15 đến 20 năm đối với ung thư cổ tử cung để phát triển ở phụ nữ có hệ miễn dịch bình thường. Nhưng có thể chỉ mất 5 - 10 năm ở phụ nữ có hệ miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như những người bị nhiễm HIV không được điều trị. Vì vậy mà chúng ta có thể hiểu được ung thư cổ tử cung thường xảy ra với phụ nữ ở độ tuổi 40 - 60, nhưng thường gặp nhất với những người 50 - 55 tuổi. Do mầm mống gây bệnh là vi rút HPV có thể đã âm thầm tồn tại trong cơ thể từ hàng chục năm trước đó, và ủ bệnh 5 – 20 năm mới bộc phát ra.
5. Cách phòng ngừa bệnh u nhú sinh dục nữ
Để phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả bạn nên chú ý các nguyên tắc sau:
- Luôn giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
- Sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục.
- Không dùng chung các đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt là người mắc bệnh.
- Cần tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng chế độ ăn uống đủ chất, sinh hoạt ngủ nghỉ đủ giấc đúng giờ, luyện tập thể dục thể thao...
- Nên đi khám phụ khoa đều đặn, làm các biện pháp sàng lọc, tiêm vắc xin ngừa HPV.
Hy vọng những thông tin trên đã phần nào giải đáp được thắc mắc cho các bạn về vấn đề về u nhú sinh dục là gì. Từ đó có cách xử lý đúng đắn khi phát hiện bệnh, phòng ngừa tối đa các hiểm họa khôn lường về sau.
Xem thêm:
- Các bệnh về da ở bộ phận sinh dục nam
- Bị gai sinh dục có tự hết không?
- Phân biệt mụn bình thường với mụn herpes sinh dục