U nguyên bào thần kinh có nên phẫu thuật hay không?
U nguyên bào thần kinh là một bệnh ung thư hay gặp nhất ở trẻ em, tiến triển qua 5 giai đoạn. Phương pháp điều trị được bác sĩ lựa chọn căn cứ vào nhiều yếu tố như độ tuổi bệnh nhân, giai đoạn bệnh, loại tế bào liên quan,.. Để tìm hiểu xem trong trường hợp nào thì nên phẫu thuật u nguyên bào thần kinh, hãy cùng HoiBenh tham khảo thông tin trong bài viết sau đây.
U nguyên bào thần kinh có nên phẫu thuật hay không?
U nguyên bào thần kinh là một bệnh ung thư hay gặp nhất ở trẻ em, tiến triển qua 5 giai đoạn. Phương pháp điều trị được bác sĩ lựa chọn căn cứ vào nhiều yếu tố như độ tuổi bệnh nhân, giai đoạn bệnh, loại tế bào liên quan,.. Để tìm hiểu xem trong trường hợp nào thì nên phẫu thuật u nguyên bào thần kinh, hãy cùng HoiBenh tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.
Những cơn đau quằn quại bất ngờ
Anh Lê Ngọc Anh (sinh 1977, trú tổ 35, Chơn Tâm 1B6, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) có con trai là cháu Lê Anh Hoàng (sinh 2013) bị bệnh u nguyên bào thần kinh. Anh xót xa kể lại, cách đây 3 tháng, cháu Anh Hoàng kêu đau bụng nên gia đình đưa cháu ra Bệnh viện đa khoa Liên Chiểu. Tại đây, cháu được chẩn đoán bị đau đường ruột, được xuất viện sau 1 tuần điều trị. Hai ngày sau, cháu bị đau chân dữ dội đến mức không đi được nữa. Các bác sĩ ở Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng nghi cháu bị viêm khớp háng, nhưng tất cả các kết quả khám bệnh đều không kết luận được chính xác cháu bị bệnh gì. Cháu được gia đình xin chuyển ra Bệnh viện Nhi trung ương, chọc tủy 2 lần mới phát hiện bệnh u nguyên bào thần kinh.
PGS. TS. Trần Ngọc Sơn, Phó trưởng khoa Ngoại, bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo, u nguyên bào thần kinh có thể tiết ra một số hoóc môn là thủ phạm gây nên hội chứng tiêu chảy và rối loạn điện giải. Chính vì vậy, các cháu bé bị tiêu chảy kéo dài không rõ nguyên nhân nên làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh để phát hiện các bệnh lý nguyên nhân hiếm gặp như u nguyên bào thần kinh. (Theo Dantri)
Các giai đoạn của u nguyên bào thần kinh
PGS. TS. Trần Ngọc Sơn, cho biết thêm, u nguyên bào thần kinh là một trong những ung thư hay gặp nhất ở trẻ em. Các giai đoạn của u nguyên bào thần kinh bao gồm:
- Giai đoạn I: U nguyên bào thần kinh giới hạn trong một khu vực, và có thể hoàn toàn loại bỏ bằng phẫu thuật.
- Giai đoạn IIA: U nguyên bào thần kinh vẫn giới hận ở một khu vực, nhưng không dễ dàng loại bỏ bằng phẫu thuật.
- Giai đoạn IIB: Cả hai hạch bạch huyết kết nối vào khối u và các hạch bạch huyết ở gần đó có chứa các tế bào ung thư.
- Giai đoạn III: U nguyên bào thần kinh không thể loại bỏ hoàn toàn các khối u thông qua phẫu thuật. Kích thước các khối u lớn hơn.
- Giai đoạn IV: Các khối u tiến triển và đã lan tràn (di căn) đến các bộ phận khác của cơ thể.
- Giai đoạn IVS: Hiếm gặp, chí xuất hiện ở trẻ em hơn 1 tuổi. U nguyên bào thần kinh đã lây lan sang một phần khác của cơ thể - thường nhất tủy xương, da, gan, nhưng đôi khi tự cải thiện và thường không yêu cầu điều trị.
Khi nào thì nên và không nên phẫu thuật?
Ở trẻ em với u nguyên bào thần kinh có nguy cơ thấp (khối u nằm ở vị trí không quá gần các cơ quan quan trọng, nằm ở những giai đoạn sớm của bệnh...), phẫu thuật để loại bỏ các khối u có thể là phương pháp điều trị hữu hiệu nhất.
Không nên phẫu thuật nếu các khối u được gắn vào cơ quan quan trọng gần đó - chẳng hạn như phổi hoặc dây cột sống . Có thể quá nguy hiểm để loại bỏ các khối u bằng phương pháp phẫu thuật trong trường hợp này, nhất là với trẻ nhỏ.
Trường hợp này, bệnh nhi sẽ phải trải qua nhiều đợt hóa trị hóa chất tấn công, phẫu thuật, ghép tủy, xạ trị và điều trị duy trì. Phải qua giai đoạn tấn công thì mới phẫu thuật. Và nếu phẫu thuật, bệnh nhi phải được chuyển đến một cơ sở y tế có bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, đủ năng lực chẩn đoán và xử lý các tình huống trước, trong và sau khi phẫu thuật.
Phải phẫu thuật bao nhiêu lần?
Trong trường hợp u nguyên bào thần kinh nguyên phát nhiều khối (đa ổ), các nghiên cứu trước đây trên thế giới đều khuyến cáo điều trị phẫu thuật nhiều. Với các khối u nguyên bào thần kinh ở cả lồng ngực và ổ bụng, bệnh nhân thường được phẫu thuật thành ít nhất 2 lần, một lần ở lồng ngực và một lần ở ổ bụng, các ca mổ cách nhau ít nhất khoảng một tháng . Phải thận trọng như vậy do khi phẫu thuật can thiệp một lần ở cả lồng ngực và ổ bụng, chức năng hô hấp của người bệnh có thể bị đe dọa nghiêm trọng.
Các phương pháp điều trị kết hợp
Hóa trị
Hóa trị sử dụng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư, mục tiêu nhanh chóng các tế bào trong cơ thể, bao gồm các tế bào ung thư. Đôi khi phương pháp này được chỉ định điều trị trước khi cấy ghép tế bào gốc tủy xương, hoặc trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u, cải thiện nguy cơ của toàn bộ khối u có thể được gỡ bỏ...
Xạ trị
Là phương pháp được sử dụng khi phẫu thuật và hóa trị liệu đã không hữu ích đới với trẻ em bị u nguyên bào thần kinh có nguy cơ thấp hoặc trung bình. Xạ trị sử dụng liều cao các hạt năng lượng để tiêu diệt các tế bào ung thư. Trường hợp bị u nguyên bào thần kinh có nguy cơ cao có thể áp dụng phương pháp này sau khi hóa trị và phẫu thuật, để ngăn chặn ung thư tái diễn.
Ghép tế bào gốc
Tủy xương sản xuất tế bào gốc trưởng thành và phát triển thành các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Sau khi hóa trị liệu liều cao, trẻ em bị u nguyên bào thần kinh có nguy cơ cao có thể được tiêm các tế bào gốc vào cơ thể, nơi có thể hình thành các tế bào máu khỏe mạnh mới.