U nang buồng trứng có thai được không?

U nang buồng trứng là một bệnh phụ khoa không còn lạ lẫm với chị em phụ nữ, có tác động rất lớn đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Có không ít chị em thắc mắc rằng u nang buồng trứng có thai được không? Cách phòng ngừa u nang buồng trứng thế nào? Bài viết dưới đây sẽ trả lời tất cả.

U nang buồng trứng có thai được không? U nang buồng trứng có thai được không?

U nang buồng trứng là gì?

U nang buồng trứng là tập hợp những bao dịch được hình thành và phát triển bên trong buồng trứng của phụ nữ, kích thước từ vài mm đến vài cm. Bệnh nhân khó có thể phát hiện ra bệnh do những triệu chứng của bệnh dễ bị gây nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác.

Thông thường, với những người bệnh bị u nang nhưng có kích thước nhỏ thì có thể không cần điều trị vì nó chưa thực sự làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày và khả năng sinh sản của chị em. Trái lại, với những bệnh nhân có mức độ bệnh nặng hơn và có dấu hiệu phát triển nhanh chuyển sang dạng ác tính và biến chứng thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản cũng như tính mạng của người bệnh.

U nang buồng trứng có gây vô sinh không?

vicare.vn-u-nang-buong-trung-co-thai-duoc-khong-body-1

U nang buồng trứng có 2 loại chính:

U nang buồng trứng cơ năng

U nang buồng trứng thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, từ dậy thì cho đến khi mãn kinh, được hình thành từ các nang noãn do rối loạn nội tiết tố hay rối loạn sinh lý trong quá trình nang phát triển. 90% u nang buồng trứng là nang nhỏ và lành tính, có thể ở một hay ở cả 2 buồng trứng, những loại u nang này không có hại cho người bệnh, người bệnh vẫn có khả năng thụ thai và không ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ của chị em phụ nữ.

U nang buồng trứng thực thể

U nang thực thể được hình thành bởi những tổn thương nhu mô buồng trứng và được chia làm 3 dạng như: u nang nước, u nang nhầy, u nang bì... Các khối u này ngày càng phát triển thành những khối u lớn, dễ gây ra biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, xoắn cuống nang, vỡ nang... để lại nhiều hậu quả nặng nề. Đối với những người đã có thai thì trường hợp này sẽ dẫn đến sảy thai, đẻ non, nguy hại cho cả mẹ và con.

Trong trường hợp điều trị u nang buồng trứng trở nên khó khăn thì bác sĩ bắt buộc phải chọn phương pháp phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối u và buồng trứng. Nếu như mất một bên buồng trứng thì người bệnh vẫn có khả năng làm mẹ dù gặp nhiều khó khăn.

U nang buồng trứng có thai được không?

Trên thực tế, người bị u nang buồng trứng vẫn có thể mang thai và sinh con, cụ thể đối với những trường hợp như:

  • U nang buồng trứng cơ năng: Khả năng mang thai khi người bệnh bị u nang buồng trứng cơ năng có được khi khối u là lành tính và một trong hai buồng trứng vẫn khỏe mạnh, hoạt động bình thường. Hoặc khối u có kích thước nhỏ và biến mất sau một thời gian ngắn. Còn trong trường hợp u nang buồng trứng cơ năng ở cả hai bên và buồng trứng vẫn còn nang lành thì bác sĩ sẽ mổ bóc tách mà không cắt buồng trứng nên vẫn có thể mang thai nhưng khả năng thấp hơn.
  • U nang buồng trứng thực thể

Đối với loại u nang này, các bác sĩ sẽ điều trị bệnh bằng nội khoa hoặc ngoại khoa tùy theo kích thước và tình trạng của khối u nang buồng trứng. Nếu là u lành tính thì người bệnh vẫn có thể mang thai sau khi điều trị. Nhưng ở trường hợp u nang ở cả 2 bên buồng trứng mà đã có biến chứng xấu hoặc ung thư thì khả năng sẽ phải cắt toàn bộ buồng trứng. Vì thế, người bệnh sẽ mất đi khả năng mang thai.

Các biện pháp phòng ngừa u nang buồng trứng

vicare.vn-u-nang-buong-trung-co-thai-duoc-khong-body-2

U nang buồng trứng có thể gặp ở bất kì một ai. Vì vậy, thực hiện các biện pháp phòng tránh sẽ rất cần thiết để chị em không phải đối mặt với căn bệnh này. Sau đây là một số cách phòng bệnh cơ bản nhất:

  • Bổ sung các sản phẩm cân bằng nội tiết tố để giúp cơ thể khỏe mạnh, tránh được các nguy cơ gây bệnh.
  • Tránh việc nạo phá thai, bởi đây là yếu tố nguy cơ dẫn đến u nang buồng trứng và một số bệnh phụ khoa khác. Hơn hết, nạo phá thai quá nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ sau này.
  • Chú ý bổ sung thực đơn nhiều rau quả, ngũ cốc, các thực phẩm giàu vitamin A, C, E... giàu protein và ít chất béo mỗi ngày.
  • Duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, tốt cho sức khỏe như: uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày, tập thể dục thể thao đầy đặn... để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Tránh để có thể rơi vào trạng thái stress, căng thẳng và giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan... là cách tốt để ngăn ngừa u nang buồng trứng và nhiều bệnh khác.
  • Khám phụ khoa định kỳ là cách tốt nhất để phòng tránh cũng như phát hiện kịp thời, tránh biến chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bệnh u nang buồng trứng.

Vậy là, qua bài viết này chúng ta đã trả lời được câu hỏi u nang buồng trứng có thai được không cũng như như các biện pháp phòng ngừa u nang buồng trứng mà chị em thắc mắc. Hi vọng rằng, ý thức được tầm quan trọng của bệnh, chị em sẽ luôn dành thời gian quan tâm đến sức khỏe của mình mỗi ngày.

Xem thêm:

  • U nang buồng trứng có nguy hiểm không?
  • 3 dấu hiệu hội chứng buồng trứng đa nang bạn cần biết