U máu ở mắt trẻ sơ sinh có nguy hiểm không

U máu ở mắt trẻ sơ sinh có nhiều loại, từ lành tính đến ác tính. Trong đó loại u có tên u máu trẻ sơ sinh là lành tính, thường xảy ra ở vùng mắt. U máu ở mắt trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

U máu ở mắt trẻ sơ sinh có nguy hiểm không U máu ở mắt trẻ sơ sinh có nguy hiểm không

Các loại u máu ở mắt có thể gặp ở trẻ sơ sinh là gì?

U máu ở mắt trẻ sơ sinh có nhiều loại, trong đó loại u máu trẻ sơ sinh là loại lành tính, thường gặp ở vùng xung quanh mắt.

U máu được hình thành từ các tế bào có chức năng tạo ra mạch máu hoặc mạch lympho. U máu có thể được tạo ra từ các tế bào mạch máu hoặc mạch lympho bất thường. Có nhiều loại u máu. Trong đó, loại u máu thường gặp nhất ở trẻ em là loại u máu trẻ sơ sinh

Bởi vì u máu ác tính thì hiếm ở trẻ em, không có nhiều thông tin về phương pháp điều trị tốt nhất.

Các loại u máu ở trẻ em được chia thành 4 nhóm:

U lành tính không phải ung thư, các u này bao gồm:

  • U máu trẻ sơ sinh
  • U máu bẩm sinh
  • U máu lành tính của gan
  • U máu tế bào hình sợi
  • U máu tế bào biểu mô đại thực bào
  • U trung bình (u khu trú tại chỗ)

Các u trung bình thường khu trú tại chỗ và vùng xung quanh u.

Ví dụ, u angioma, là một loại u máu lành tính thường hình thành trên da vùng cánh tay, cẳng chân, nhưng cũng có thể ở mô sâu hơn, như ở cơ và xương. Angioma phát triển chậm và có thể lan tỏa đến các vùng lân cận. Dấu hiệu của bệnh có thể gồm: một vùng cứng, đau trên da, màu tím bầm hoặc nâu đỏ, dễ tróc ra; trẻ hay chảy máu, trẻ xanh xao nhợt nhạt do thiếu máu. Angioma rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

U trung bình xâm lấn sâu hơn mô tại chỗ

Loại u trung bình này xảy ra khu trú, thường tái phát sau khi điều trị, nó đôi khi có thể lan tỏa đến các bộ phận khác của cơ thể, tuy nhiên, nó hiếm khi xảy ra, ví dụ như u máu retiform, u Kaposi sarcoma.

U máu retiform. Đây là loại u phát triển chậm, hiếm gặp, thường hình thành trên hoặc dưới da của tay, chân, thân mình. U này có mạch máu phân nhánh như nhánh cây. U máu retiform có thể lan tỏa đến các mô xung quanh và thường tái phát sau điều trị. Nó thường không lan tỏa đến các phần khác của cơ thể.

Kaposi sarcoma. Đây là một loại ung thư mà sang thương phát triển trên da, hạch lympho, viền môi, ở mũi, họng, và các mô khác của cơ thể. Sang thường thường màu tím, có nguồn gốc từ các tế bào ác tính, tế bào mạch máu, tế bào máu. Các tế bào này có thể bắt đầu một lúc nhiều nơi trong cơ thể. Kaposi sarcoma thường do virus herpes gây ra. Loại ung thư này thường xảy ra ở người có tình trạng suy giảm miễn dịch như AIDS hoặc thuốc dùng trong bệnh nhân ghép tạng.

U ác tính

U ác tính gây ra ung thư. Ví dụ, Angiosarcoma của mô mềm, đây là loại u có nguồn gốc từ tế bào mạch máu nhưng ác tính, nó xâm lấn các cơ quan khác trong cơ thể một cách nhanh chóng.

Bệnh lý u máu ở mắt trẻ sơ sinh là gì?

vicare.vn-u-mau-o-mat-tre-so-sinh-co-nguy-hiem-khong-body-1

U máu trẻ sơ sinh là loại u máu lành tính thường gặp nhất ở trẻ em. U máu trẻ sơ sinh hình thành khi các tế bào chưa trưởng thành có chức năng hình thành mạch máu lại tạo một u. U máu trẻ sơ sinh còn gọi là “mảng dâu”.

Những u này thường không quan sát thấy lúc sinh nhưng xuất hiện khi trẻ sơ sinh được từ 3 đến 6 tuần tuổi. U máu thường tăng kích cỡ sau khoảng 5 tháng và ngưng phát triển thêm. U máu chậm biến mất trong nhiều năm tiếp theo, nhưng mảng đỏ hoặc vùng da nhăn sẽ tồn tại dù khi u biến mất. Hiếm khi u máu trẻ sơ sinh tái phát.

U máu trẻ sơ sinh thường xảy ra ở trên da vùng đầu mặt, nhiều nhất là ở xung quanh mắt.

Yếu tố nguy cơ của bệnh u máu ở mắt trẻ sơ sinh

U máu trẻ sơ sinh thường xảy ra ở các đối tượng:

  • Bé gái
  • Da trắng
  • Trẻ sinh non
  • Sinh đôi, sinh ba
  • Mẹ lớn tuổi, hoặc mẹ có rối loạn nhau thai trong thai kỳ

Triệu chứng của bệnh u máu ở mắt trẻ sơ sinh

U máu ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra ở da, ở mô dưới da, ở trong tạng. Chúng ta sẽ đề cập đến u máu ở da, thường gặp nhất là vùng quanh mắt.

U máu ở mắt trẻ sơ sinh là sang thương có diễn tiến như sau: đầu tiên là một mảng mạch máu mạng nhện ở vùng quanh mắt hoặc mảng da nhạt màu. Sau đó, u phát triển. Đó là một u chắc, ấm, màu đỏ hoặc bầm tím. Đôi khi, sang thương này có thể bị loét gây đau. Một thời gian sau, u máu này biến mất, chúng bắt đầu nhạt màu dần từ trung tâm của u trước khi phẳng đi và mất màu.

Mặc dù u máu trẻ sơ sinh thì không có gì phải lo, nhưng nếu con bạn phát triển các nốt hoặc mảng màu xanh dương trên da thì hãy đưa con đến gặp bác sĩ.

vicare.vn-u-mau-o-mat-tre-so-sinh-co-nguy-hiem-khong-body-2

Chẩn đoán của bệnh u máu ở mắt trẻ sơ sinh

U máu ở mắt trẻ sơ sinh thường sẽ được xác định sau khi bác sĩ hỏi bệnh và thăm khám, nếu nghi ngờ, bác sĩ sẽ yêu cầu sinh thiết u.

Điều trị của bệnh u máu ở mắt trẻ sơ sinh

Phần lớn u máu ở mắt trẻ sơ sinh sẽ nhạt dần và chìm đi mà không cần điều trị . Nếu u máu có kích thước lớn ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe khác (như u quá to làm chèn ép nhãn cầu, u máu có loét), phương pháp điều trị có thể gồm:

  • Liệu pháp propranolol
  • Liệu pháp steroid
  • Phẫu thuật laser, được dùng với các u máu có loét hoặc các u máu không biến mất hoàn toàn
  • Phẫu thuật cắt bỏ u, được dùng với các u có loét, các u gây vấn đề thị giác, hoặc u không biến mất hoàn toàn. Phẫu thuật còn dùng sau khi điều trị bằng các phương pháp khác mà u không biến mất
  • Liệu pháp kết hợp. Sự kết hợp của các phương pháp như propranolol và steroid liệu pháp

U máu ở mắt trẻ sơ sinh có loại ác tính, có loại lành tính, trong đó loại u máu phổ biến nhất là lành tính, xảy ra khi trẻ từ 3 đến 6 tuần tuổi, bắt đầu bởi một mảng da nhạt màu hoặc mảng mạch máu mạng nhện trên da, sau đó u sẽ được hình thành, biến mất sau nhiều năm. U máu trẻ sơ sinh không cần phải lo lắng, nhưng nếu bố mẹ thấy trên u mọc thêm u khác hoặc trên u có các đường xanh gân như mạch máu thì hãy đưa con đến bác sĩ để được thăm khám xác định.

Xem thêm:

  • Mẹ có biết những việc tuyệt đối không được làm với trẻ sơ sinh?
  • Mẹ cần lưu ý gì khi trẻ sơ sinh rụng tóc sau gáy
  • Cắt tóc máu cho bé vào ngày nào thì tốt?