Tuyến giáp nằm ở đâu trên cơ thể người?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có vai trò quan trọng trong việc điều hòa các hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Tuy tuyến giáp nhỏ nhưng lại dễ bị xâm nhập, gây viêm nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy tuyến giáp nằm ở đâu? Vai trò tuyến giáp đối với cơ thể người như thế nào?

Tuyến giáp nằm ở đâu trên cơ thể người? Tuyến giáp nằm ở đâu trên cơ thể người?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có vai trò quan trọng trong việc điều hòa các hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Tuy tuyến giáp nhỏ nhưng lại dễ bị xâm nhập, gây viêm nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy tuyến giáp nằm ở đâu? Vai trò tuyến giáp đối với cơ thể người như thế nào?

Tuyến giáp nằm ở đâu?

  • Tuyến giáp là tuyến nội tiết nằm ở trước cổ, có hình móng ngựa. Tuyến giáp tiết ra nội tiết tố thyroxin (T4) để điều hòa các cơ quan phát triển, thúc đẩy hoạt động và trưởng thành của mọi tế bào.
  • Tuyến giáp hoạt động được tuyến yên điều hòa theo cơ chế: Tuyến yên tiết chất TSH (thyroid stimulating hormone), kích thích tuyến giáp tiết T4.
  • Khi nồng độ T4 trong máu giảm, tuyến yên sẽ tiết thêm TSH để thúc đẩy tuyến giáp tiết đủ T4 cần thiết. Khi nồng độ T4 đã đủ hoặc cao, tuyến yên tiết TSH ít đi
  • Khi bị rối loạn thần kinh và thể dịch sẽ dẫn đến các bệnh về tuyến giáp.
vicare.vn-tuyen-giap-nam-o-dau-tren-co-the-nguoi-body-1

Vai trò tuyến giáp đối với cơ thể người

Do tuyến giáp tiết ra nội tiết tố thyroxin (T4) để điều hòa các cơ quan phát triển, thúc đẩy hoạt động và trưởng thành của mọi tế bào nên tuyến giáp có vai trò đặc biệt quan trọng, điều khiển mọi hoạt động cơ thể.

Bạn sẽ cảm thấy tràn đầy sức sống khi tuyến giáp đạt mức cho phép và cảm thấy mất sức khi tuyến giáp quá yếu hay quá mạnh. Bởi các tế bào không sản xuất đúng cách và số lượng không đúng nhu cầu sẽ khiến mọi hoạt động của các bộ phận trong cơ thể kém hiệu quả.

Tuyến giáp cũng chịu ảnh hưởng khi phụ nữ đang mang thai, mãn kinh hoặc đối với người bị bệnh tiểu đường, rối loạn tự miễn dịch, căng thẳng hoặc gia đình có tiền sử mắc rối loạn tuyến giáp.

Nếu bạn nghi ngờ tuyến giáp không ổn, hãy đi bệnh viện để kiểm tra ngay. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn tuyến giáp nằm ở đâu và chỉ ra cách điều trị chính xác. Nhưng cùng với việc điều trị các phương pháp y tế, bạn cũng cần thay đổi lối sống khoa học hơn để tuyến giáp luôn khỏe mạnh.

Một số triệu chứng của bệnh tuyến giáp thường gặp

  • Bướu ở cổ: Các bệnh tuyến giáp sẽ có triệu chứng đi kèm là cổ sưng hay bướu cổ. Bướu cổ thường do cơ thể thiếu iot, khiến hô hấp khó và khó khăn trong nói chuyện.
  • Đau cơ khớp, hội chứng viêm cánh tay: Khi bị suy giáp, lượng hormone tín hiệu bị thiếu nên bạn sẽ thấy tê ngứa, viêm cánh tay. Đối với cường giáp thì dễ bị cứng khớp hay khó phối hợp tứ chi.
  • Thay đổi tóc và da: Tuyến giáp gặp bất thường sẽ biểu hiện ngay lên tóc và da. Do đó, lúc này tóc sẽ giòn, xơ và dễ gãy, còn da khô và bong tróc. Nguyên nhân do rối loạn hormone tiết ra.
  • Kinh nguyệt không đều, khó có con: Suy giáp ảnh hưởng tới kinh nguyệt của chị em, nếu kinh nguyệt đến sớm với tần suất cao thì chắc chắn bạn đã bị suy giáp. Nếu chu kỳ kinh ngắn, xuất hiện ít thì bị cường giáp. Nguyên nhân là bởi nồng độ hormone thay đổi, kinh nguyệt bị kích thích làm thay đổi cơ chế kinh khiến nang trứng rối loạn theo, từ đó thụ tinh và sinh con khó khăn hơn.
  • Giảm ham muốn: Các bệnh tuyến giáp liên quan đến hormone nên khi thấy dấu hiệu bất thường cần điều trị ngay. Nếu để lâu dài sẽ mất cân bằng nội tiết tố estrogen khiến người bệnh không có ham muốn và vô sinh.
vicare.vn-tuyen-giap-nam-o-dau-tren-co-the-nguoi-body-2
  • Thay đổi cholesterol trong máu, hoặc cholesterol không ổn định: Nếu bạn không uống thuốc hay điều trị bệnh lý có liên quan đến cholesterol mà nồng độ này vẫn cao thì nên đi khám ngay
  • Vấn đề đường ruột: Hormone tuyến giáp ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá. Nên khi bị bệnh tuyến giáp người bệnh rất dễ bị tiêu chảy, đau dạ dày. Cụ thể, người suy giáp bị táo bón và người cường giáp bị tiêu chảy và đau bụng.
  • Tăng huyết áp: Hormone từ tuyến giáp ảnh hưởng đến mọi hoạt động trong cơ thể nên tim mạch không phải là 1 ngoại lệ. Hormone kích thích tăng giảm sức bơm máu, nhịp tim nên dẫn đến tình trạng tăng giảm huyết áp. Khi bị rối loạn tuyến giáp sẽ kéo theo huyết áp thất thường, trong đó suy giáp khiến tăng huyết áp, cường giáp khiến huyết áp chậm.
  • Trầm cảm lo âu: Nếu bạn bị trầm cảm, hoảng sợ nhưng chữa mãi không khỏi thì có thể bạn đã bị bệnh về tuyến giáp.
  • Thay đổi trọng lượng: Khi bị cường giáp, Hormone khiến bạn có cảm giác đói nhưng ăn nhiều cân vẫn giảm. Khi bị suy giáp, không có cảm giác ăn nhưng dù không ăn, bạn vẫn béo.

Những thực phẩm hỗ trợ cân bằng hóc-môn cho tuyến giáp

Để giữ hệ thống báo hiệu của tuyến giáp được hoạt động tốt nhất, bạn cần thực hiện những điều sau:

  • Iot và Protein: Iot giúp xây dựng hóc-môn tuyến giáp nên hãy bổ sung muối hoặc thực phẩm chứa nhiều i ốt như: Hải sản, và các loại rau xanh đậm. Song cần chú ý không tiêu thụ iot quá mức để không bị phản tác dụng, cản trở hoạt động tuyến giáp. Protein hỗ trợ trao đổi chất lành mạnh nên bạn bổ sung bằng cách ăn nhiều thịt hữu cơ hoặc cá tự nhiên.
vicare.vn-tuyen-giap-nam-o-dau-tren-co-the-nguoi-body-3
  • Sắt, selen và kẽm: Các loại chất khoáng này kích thích tuyến giáp lành mạnh nên bạn cần bổ sung thực phẩm: Cải bó xôi, thịt bò, thịt lợn, các loại hạt...
  • Chất béo Omega-3: Thiếu các chất béo lành mạnh này sẽ không trọn vẹn 1 tuyến giáp khỏe mạnh. Bổ sung chất béo từ: Cá hồi, hạt lanh, rau cải bó xôi,...
  • Vitamin A: Là khoáng chất quan trọng có trong rau quả có màu vàng cam như cà rốt, khoai lang, xoài, mơ...
  • Vitamin D và các loại vitamin B: Bổ sung đủ tất cả các loại vitamin B cần từ các loại rau lá xanh đậm, súp lơ, thịt lợn, gan động vật, nấm, các loại cá béo và ánh nắng mặt trời.

Những thực phẩm có hại cho tuyến giáp

Song song với việc nắm rõ tuyến giáp nằm ở đâu, vai trò tuyến giáp là gì và những thực phẩm cần bổ sung cho tuyến giáp hoạt động tốt, bạn cần tránh dung nạp thực phẩm có hại cho tuyến giáp như:

  • Gluten: Người bệnh tuyến giáp nên tránh những thực phẩm chứa gluten vì gluten ảnh hưởng và giảm tác dụng của tuyến giáp, như: Lúa mạch đen, lúa mạch, lúa mì.
  • Các thực phẩm từ sữa: Sữa cũng giống như gluten, sữa gây bất dung nạp lactose.
  • Đậu nành: Đậu nành có thể cản trở chức năng tuyến giáp nên bạn tránh các sản phẩm làm từ đậu nành.

Xem thêm:

  • Căn bệnh làm cho tuyến giáp không ổn định
  • Những điều cần biết về khám tuyến giáp
  • Sự liên quan giữa tuyến giáp và tình trạng thừa cân của bạn