Tưởng nấc cụt là chuyện nhỏ, ai ngờ đó là dấu hiệu của 5 bệnh nặng

Giống như hắt hơi hay ngáp, cơn nấc cụt thường không được quan tâm mấy vì ai cũng nghĩ sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra cho đến khi biết những điều đáng sợ này. Một vài trường hợp nhất định, cơn nấc cụt sẽ cảnh báo những điều đáng sợ hơn đang âm thầm diễn ra bên trong bạn.

Tưởng nấc cụt là chuyện nhỏ, ai ngờ đó là dấu hiệu của 5 bệnh nặng Tưởng nấc cụt là chuyện nhỏ, ai ngờ đó là dấu hiệu của 5 bệnh nặng

Nấc cụt xảy ra khi ống thực quản có vật cản. Đó là lúc chúng ta ăn quá nhanh hoặc nhiều gây ra hiện tượng nghẹn. Hoặc đó cũng có thể là do lượng không khí nuốt vào bao tử quá lớn cũng khiến tình trạng nấc cụt phát sinh. Thông thường, một cơn nấc cụt không quá đáng ngại vì đó là cơ chế bình thường của cơ thể. Nhưng trong một vài trường hợp nhất định, cơn nấc cụt sẽ cảnh báo những điều đáng sợ hơn đang âm thầm diễn ra bên trong bạn.

Tổn thương thần kinh

Tổn thương thần kinh phế vị gây ra bởi các vấn đề liên quan đến cổ, họng, ngực và bụng hay khối u khiến cơ hoành co cứng, dẫn đến nấc cụt liên tục. Căn bệnh này bắt nguồn từ việc thiếu hụt vitamin, phơi nhiễm với độc tố (bao gồm cồn và các thuốc chống ung thư), nhiễm trùng, các bệnh tự miễn, viêm gan C, bệnh bạch hầu, HIV, Epstein-Barr, viêm khớp dạng thấp và hội chứng Guillain-Barré. Khi bạn thấy cơn nấc cụt dài hơn một phút và diễn ra với mật độ liên tục thì nên cẩn thận vì có thể chứng tổn thương thần kinh đang hoành hành đấy.

vicare.vn-tuong-nac-cut-la-chuyen-nho-ai-ngo-do-la-dau-hieu-cua-5-benh-nang-body-1

Đột quy

Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa nấc cụt và tổn thương thần kinh cũng như đột quỵ. Theo cơ chế hoạt động của nấc cụt, các nhà khoa học lí giải, những cơn đột quỵ thường bắt đầu từ phía sau của bộ não. Chính nơi đây cũng khiến các cơn nấc phát sinh và hai hiện tượng này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Những cơn nấc cụt cảnh báo căn bệnh nguy hiểm này thường diễn ra dồn dập kèm theo những biểu hiện dễ nhận biết như đau ngực, tê nhức các cơ bắp... đặc biệt nếu bạn nấc cụt quá mạnh hoặc sâu thì cần phải cẩn thận hơn đấy nhé!

Quả thận đang cầu cứu

Không quá bất ngờ khi biết cơn nấc cụt có mối liên hệ gần gũi với cơ chế uống nước của con người, cũng như hệ bài tiết của chúng ta. Khoa học đã công bố, khi một cơn nấc cụt phát sinh, nó đang ngầm cảnh báo hệ thống và bộ phận đào thải độc tố bên trong cơ thể đang bị suy yếu. Bên cạnh cơn nấc cụt bất thường, quả thận còn cảnh báo cho cơ thể thông qua các cơn co giật, triệu chứng khát nước quá mức, da dẻ xanh xao nhợt nhạt...

vicare.vn-tuong-nac-cut-la-chuyen-nho-ai-ngo-do-la-dau-hieu-cua-5-benh-nang-body-2

U não

Trong số các chứng bệnh có liên quan đến cơn nấc cụt thì bệnh ở não bộ cùng hệ thần kinh chiếm đến 60%. Nguy hiểm bậc nhất trong số đó chính là “kẻ sát nhân” – u não. Mặc dù các ca bệnh như thế này không quá phổ biến như ung thư nhưng các nhà khoa học dự đoán chúng đang có chiều hướng gia tăng. Trang Guardian từng đăng tải trường hợp về một người đàn ông tại Mỹ bị nấc cụt trong suốt 4 năm. Sau hàng loạt xét nghiệm họ không thấy gì bất thường vì cho rằng nấc cụt không phải là một hiện tượng đáng lo ngại. Tuy nhiên vài tháng sau đó, cả nền y học Mỹ như “chấn động” vì một bệnh viện đã phát hiện người đàn ông này đang bị u não, và nguy hiểm hơn khi cơn nấc cụt của ông ta đã phản ánh lên điều đó.

Khối u thực quản

Khi cơn nấc của bạn kéo dài và kèm theo hiện tượng có mùi nặng thì nên cẩn thận nhé, có thể bạn đang có một khối u hoặc chứng bệnh liên quan đến thực quản đấy. Những khối u này khiến thực quản bị biến dạng, gây khó khăn cho việc nhai nuốt thực phẩm. Khi thực phẩm đi vào bên trong sẽ dễ bị nghẽn và phát sinh ra cơn nấc. Chứng bệnh này còn có liên quan đến các hiện tượng trào ngược axit trong dạ dày.

vicare.vn-tuong-nac-cut-la-chuyen-nho-ai-ngo-do-la-dau-hieu-cua-5-benh-nang-body-3

Để chữa nấc cụt, người ta hay dùng các phương pháp dân gian như uống nước, bóp mũi, nín thở... tuy nhiên những cách này chỉ có tác dụng đối với các cơn nấc cụt thông thường mà thôi. Vậy nên, khi thấy cơn nấc kéo dài hơn một tuần và diễn ra liên tục thì bạn hãy đi khám ngay trước khi quá muộn nhé.

Theo Huy Khôi/Thethaovanhoa

>>>Xem thêm: Nấc cụt nhiều có phải là triệu chứng bệnh lý?

>>>Xem thêm: Mẹo nhỏ chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh