Tuổi nào bắt đầu giai đoạn tiền mãn kinh

Trong vòng tuần hoàn sinh lão bệnh tử thì tiền mãn kinh ở phụ nữ là một trong những thời kỳ không thể thiếu. Hay nói cách khác thì tiền mãn kinh là giai đoạn tự nhiên mà tất cả phụ nữ đều phải trải qua. Bài viết này sẽ giúp chị em dễ dàng trải qua thời kỳ tiền mãn kinh mà không phải lo lắng về những rắc rối mà nó đem lại.

Tuổi nào bắt đầu giai đoạn tiền mãn kinh Tuổi nào bắt đầu giai đoạn tiền mãn kinh

Trong vòng tuần hoàn sinh lão bệnh tử thì tiền mãn kinh ở phụ nữ là một trong những thời kỳ không thể thiếu. Hay nói cách khác thì tiền mãn kinh là giai đoạn tự nhiên mà tất cả phụ nữ đều phải trải qua. Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em dễ dàng trải qua thời kỳ tiền mãn kinh mà không phải lo lắng về những rắc rối mà nó đem lại.

1. Mãn kinh và tiền mãn kinh là gì?

Mãn kinh là giai đoạn thứ hai trong đời sống sinh dục của người phụ nữ (lần 1 tại thời điểm tuổi dậy thì). Do sự suy giảm chức năng buồng trứng, dần dần buồng trứng ngưng sản sinh tế bào trứng, hormon thay đổi, ngưng tiết các nội tiết tố nữ, dẫn đến việc ngưng hành kinh mỗi tháng, teo cơ quan sinh dục và chấm dứt khả năng sinh sản của người phụ nữ ...

Tiền mãn kinh là quá trình chuyển đổi sang thời kỳ mãn kinh. Đây là khoảng thời gian cơ thể người phụ nữ thay đổi chu kỳ tự nhiên.

vicare.vn-tuoi-nao-bat-dau-giai-doan-tien-man-kinh-body-1

2. Khi nào phụ nữ bắt đầu tiền mãn kinh?

Tiền mãn kinh ở độ tuổi nào phần lớn sẽ phụ thuộc vào nồng độ nội tiết tố nữ được sản sinh từ buồng trứng của từng người. Tùy vào cơ địa, thời điểm cơ thể mỗi người phụ nữ bắt đầu bước vào thời kỳ tiền mãn kinh là khác nhau.

Theo tổ chức y tế thế giới WTO, độ tuổi tiền mãn kinh trung bình của phụ nữ là 45 và khoảng tuổi phổ biến nhất mà phụ nữ trải qua thời kỳ tiền mãn kinh là 35-50 tuổi. Ở Việt Nam, các thống kê cho thấy độ tuổi mà phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh là 45 tuổi.

3. Các triệu chứng điển hình của tiền mãn kinh

  • Kinh nguyệt thất thường. Việc rụng trứng trở nên thất thường, giữa các kỳ kinh có thể dài hơn hoặc ngắn hơn, lượng máu kinh có thể rất ít hoặc nhiều.
  • Bốc hỏa và khó ngủ.
  • Thay đổi tâm trạng. Tâm trạng thay đổi thất thường hoặc có cảm giác khó chịu, nóng nảy hay lo lắng thường xuyên.
  • Vấn đề âm đạo và bàng quang: Do lượng estrogen giảm, mô âm đạo có thể mất trơn và mất tính đàn hồi, làm cho việc giao hợp đau đớn.
  • Nhiễm trùng đường tiểu. Dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu là đi tiểu đau và buốt
  • Giảm khả năng thụ thai. Tiền mãn kinh khiến lượng trứng rụng giảm và gây ra việc khó sinh sản.
  • Thay đổi làn da và mái tóc. Da khổ hơn, giảm tính đàn hổi, dễ bị nhăn. Tóc mất dần sắc tố và chuyển sang màu bạc
  • Bệnh xương khớp. Tăng nguy cơ loãng xương do lượng estrogen giảm.
vicare.vn-tuoi-nao-bat-dau-giai-doan-tien-man-kinh-body-2

4. Những yếu tố đẩy nhanh tốc độ mãn kinh

Ngoài nguyên nhân tự nhiên là tình trạng lão hóa của hệ thống sinh sản trong cơ thể thì các nguyên nhân khách quan khác cũng tác động làm đẩy nhanh quá trình tiền mãn kinh:

  • Uống rượu bia nhiều
  • Hút thuốc, ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, nhịn ăn để giảm cân
  • Các bệnh lý liên quan đến hệ sinh sản như u nang buồng trứng, ung thư...

Để giảm quá trình lão hóa và làm chậm quá trình mãn kinh, mỗi chi em phụ nữ nên có cách chăm sóc bản thân phù hợp (chăm sóc dinh dưỡng, chế độ tập luyện, giữ tinh thần thoải mái để đón nhận giai đoạn mới trong cuộc đời).

Xem thêm:

  • Mách chị em 5 địa chỉ khám tiền mãn kinh uy tín tại Hà Nội
  • 5 địa chỉ khám tiền mãn kinh đáng tin cậy ở TP. Hồ Chí Minh
  • Bệnh rong kinh ở phụ nữ tiền mãn kinh