Từ vụ cháy nhà máy Rạng Đông tìm hiểu thông tin thủy ngân có những dạng nào? Tác hại ra sao?
Thời gian vừa qua, sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông đã khiến mọi người rúng động. Vì theo các khuyến cáo của chuyên gia khả năng nhiễm độc thủy ngân sau ảnh hưởng vụ cháy là rất cao. Vậy thủy ngân là gì? Tác hại của thủy ngân là như thế nào? Để tìm hiểu kỹ thủy ngân có những dạng nào khi cơ thể bị nhiễm độc thủy ngân sẽ gây ra những nguy hiểm gì?
Từ vụ cháy nhà máy Rạng Đông tìm hiểu thông tin thủy ngân có những dạng nào? Tác hại ra sao?
Thời gian vừa qua, sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông đã khiến mọi người rúng động. Vì theo các khuyến cáo của chuyên gia khả năng nhiễm độc thủy ngân sau ảnh hưởng vụ cháy là rất cao. Vậy thủy ngân là gì? Tác hại của thủy ngân là như thế nào? Để tìm hiểu kỹ thủy ngân có những dạng nào khi cơ thể bị nhiễm độc thủy ngân sẽ gây ra những nguy hiểm gì? HoiBenh mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
1. Thủy ngân là gì?
Thủy ngân là một kim loại nặng ở dạng lỏng, sáng bóng, màu trắng bạc, có khả năng bay hơi ở nhiệt độ phòng. Thủy ngân tồn tại tự nhiên trong lớp vỏ Trái đất và được giải phóng thông qua quá trình khử khí của vỏ Trái đất, phát thải núi lửa và thông qua quá trình bay hơi. Người ta thu được kim loại này bằng cách đun nóng quặng chứa thủy ngân và ngưng tụ hơi.
2. Thuỷ ngân có những dạng nào?
Thủy ngân tồn tại trong tự nhiên với dạng rắn của kim loại, hợp chất vô cơ và hữu cơ.
Thủy ngân tồn tại dưới dạng muối như: muối thủy ngân II clorua hay muối thủy ngân I clorua. Do tồn tại dưới dạng muối, chúng dễ hòa tan trong nước nhiều hơn, nhưng muối thủy ngân II thường gây ngộ độc cấp tính hơn muối thủy ngân I. Nếu độ hòa tan cao hơn cho phép chúng dễ dàng được hấp thu qua đường tiêu hóa và thận, có thể gây tổn thương thận nghiêm trọng. Tuy nhiên, vì chúng không thể vượt qua hàng rào máu não, nên những muối này gây ra ít tổn thương thần kinh hơn.
Ngoài ra còn dạng thủy ngân II xyanua, đây là một hợp chất thủy ngân cực độc được sử dụng trong các vụ giết người, do có chứa cả xyanua nên người bị nhiễm sẽ dẫn đến ngộ độc cả xyanua.
Thủy ngân tồn tại ở dạng kim loại lỏng được hấp thụ kém qua hệ tiêu hóa và tiếp xúc với da. Khi chúng ở dạng hơi, hơi của nó vô cùng nguy hiểm.
Thủy ngân được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành điện và trong nhiều dụng cụ như nhiệt kế và áp kế. Thủy ngân đã từng được sử dụng trong lâm sàng, nhưng do độc tính nên việc sử dụng này đang giảm dần.
3. Tác hại của thuỷ ngân
Thủy ngân là một chất được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt vào danh sách 10 hóa chất độc hại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Sau đây là những tác hại của thủy ngân thông qua các đường tiếp xúc chủ yếu:
- Tiếp xúc thông qua hít thở
Việc nhiễm độc thủy ngân thường diễn ra chủ yếu thông qua việc hít phải hơi thủy ngân. Nó chỉ hấp thụ chậm qua da, mặc dù có thể gây kích ứng da và mắt. Các giọt thủy ngân nguyên tố nhỏ có thể thấm qua tiếp xúc mắt. Thủy ngân nguyên tố hầu như không hấp thụ qua đường tiêu hóa, nếu nếu nuốt phải thủy ngân không phải là một đường quan trọng của phơi nhiễm cấp tính. Do hơi của thủy ngân nặng hơn không khí và sẽ đọng lại trong khu vực thông gió kém hoặc vùng trũng thấp.
Khi còn người hít phải hơi thủy ngân nồng độ cao gây ra nhiều rối loạn về nhận thức, tính cách, cảm giác và vận động. Các triệu chứng bao gồm ho khan, khó thở, buồn nôn, run rẩy, mất khả năng cảm xúc, hồi hộp, mất ngủ, giảm trí nhớ,...
Khả năng phơi nhiễm đường hô hấp cấp tính với nồng độ hơi thủy ngân nguyên tố cao có thể gây viêm phổi do hóa chất, đau ngực và ho khan. Khả năng dẫn đến tích dịch trong phổi (phù phổi), suy hô hấp và tử vong. Nhiễm độc cấp cũng có thể gây tổn thương thận (đôi khi nghiêm trọng) và suy thận, nhịp tim nhanh và huyết áp cao.
- Tiếp xúc mắt: Gây kích ứng
- Tiếp xúc đường tiêu hóa: Nuốt phải thủy ngân nguyên tố thường không gây độc đến toàn thân.
- Tiếp xúc ngoài da: Hiếm gặp phản ứng ngoài da liên quan đến tiếp xúc với chất lỏng hoặc hơi thủy ngân nguyên tố. Tuy nhiên hiện tượng có thể gặp phải như phát ban hoặc viêm da (viêm da tiếp xúc).
4. Các ảnh hưởng khi nhiễm độc thủy ngân
Vài ngày sau khi phơi nhiễm thủy ngân ban đầu, các triệu chứng sẽ bao gồm: Tăng tiết nước bọt nhiều, viêm ruột và tổn thương thận. Nếu khả năng thủy ngân nguyên tố được hấp thụ vượt qua hàng rào máu não sẽ tác động mạn tính trên hệ thần kinh trung ương, gây ra những tổn thương nghiêm trọng. Tổn thương phổi do thủy ngân cấp tính thường khỏi hoàn toàn, nhưng một số trường hợp có tăng xơ mô phổi rải rác trong phổi, bệnh phổi hạn chế và suy hô hấp mãn tính.
Tác hại của thủy ngân là rất cao, nếu phơi nhiễm mãn tính hoặc lặp đi lặp lại với thủy ngân có thể gây ra những rối loạn kinh nguyệt, sảy thai tự nhiên cao. Thủy ngân có khả năng vượt qua hàng rào nhau thai. Tiếp xúc nhiều lần hoặc liên tục với thủy ngân nguyên tố có thể dẫn gây ra tích tụ trong cơ thể và gây tổn thương vĩnh viễn cho hệ thần kinh và thận.
5. Cách tránh ngộ độc thủy ngân
Để tránh bị ngộ độc thủy ngân, bạn cần phải thận trọng thực hiện tuần tự theo những cách sau:
- Nhanh chóng sơ tán mọi người nhất là trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người bệnh qua vị trí khác cách ly. Mở cửa sổ, bật quạt điện để tăng cường lưu thông không khí trong phòng.
- Thu hết những hạt bụi thủy ngân trên mặt đất bằng cách dùng bông khăn ướt nhẹ nhàng thu gom và chuyển đến nơi cần thiêu hủy, tránh vứt bừa bãi trong môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
- Rắc bột lưu huỳnh để ngăn chặn sự bốc hơi của thủy ngân, hoặc gia đình không có bột lưu huỳnh, có thể sử dụng lòng đỏ trứng gà sống, cũng đạt được hiệu quả như trên.
- Nếu quần áo, chăn màn bị dính thủy ngân, cần ngâm trong nước ở nhiệt độ -25 độ trong 30 phút, rồi ngâm tiếp 30 phút nữa trong nước xà phòng ở nhiệt độ 70-80 độ. Sau đó pha hóa chất và tẩy rửa sạch bằng nước lạnh.
Trên đây là những chia sẻ về tác hại của thủy ngân đối với sức khỏe con người. Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ biết cách phòng tránh ngộ độc thủy ngân nếu ở gần khu vực cháy nhà máy Rạng Đông.
Xem thêm:
- Trực tiếp chạm vào thủy ngân ở nhiệt kế có nguy hiểm không?
- Vụ cháy Rạng Đông: Dấu hiệu nhiễm độc thủy ngân bạn nên biết
- Thủy ngân dạng nào độc nhất?