Tư thế ngồi vắt chéo chân của bà bầu, nguy hiểm khôn lường

Khi mang thai, mọi tư thế ngồi, đi, đứng và di chuyển của mẹ bầu đều có ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Đặc biệt một số mẹ bầu thường có thói quen ngồi vắt chéo chân, mà không lường trước được tác hại từ tư thế ngồi của mình sẽ có ảnh hưởng như thế nào. Và để có thể tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, kính mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Tư thế ngồi vắt chéo chân của bà bầu, nguy hiểm khôn lường Tư thế ngồi vắt chéo chân của bà bầu, nguy hiểm khôn lường

Khi mang thai mọi tư thế ngồi, đi, đứng và di chuyển của mẹ bầu đều có ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Đặc biệt một số mẹ bầu thường có thói quen ngồi vắt chéo chân, mà không lường trước được tác hại từ tư thế ngồi của mình sẽ có ảnh hưởng như thế nào. Và để có thể tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, kính mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Ngồi vắt chéo chân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Thông thường khi thai nhi còn nhỏ, việc ngồi, đi đứng không được những mẹ bầu đặt nặng. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên ngồi vắt chéo chân thoải mái như người không mang thai.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia Y tế, tư thế ngồi vắt chéo chân dễ làm máu lưu thông không đều, ngăn chặn dòng chảy của máu. Dẫn đến suy giãn tĩnh mạch. Không những thế, việc ngồi gác chân này lên chân kia cũng dễ làm cho mẹ bầu tăng huyết áp khi mang thai. Về lâu dài nếu không được cải thiện, nó sẽ trở thành một căn bệnh mãn tính nguy hiểm cho các mẹ bầu.

Thêm một tác động xấu của tư thế ngồi vắt chéo chân khi mang thai, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh dưới bàn chân, dẫn đến các chi dưới bị rối loạn, làm tê liệt bắp chân. Và có một thực tế các chị em cũng thấy rõ rằng, đối với một người bình thường khi ngồi vắt chéo chân trong một khoảng thời gian ngắn thì sẽ có cảm giác hai chân rơi vào trạng thái tê cứng và không thể di chuyển được. Nguyên nhân chính là do máu không đươc lưu thông tốt, và các dây thần kinh ở dưới bàn chân bị chèn ép khiến cho cơ bị tê và mất cảm giác một lúc.

Chính vì thế đối với các thai phụ, nếu chị emcứ tiếp tục duy trì tư thế ngồi này lâu dài và thường xuyên thì khả năng sẽ làm cho các dây thần kinh hình thành bệnh mãn tính là rất cao, gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi trong bụng.

vicare.vn-tu-ngoi-vat-cheo-chan-cua-ba-bau-nguy-hiem-khon-luong-body-1

Tránh xa ngồi vắt chéo chân và một số tư thế khác

Để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi trong suốt quá trình thai kỳ, mẹ bầu nên tập cho mình có một tư thế đứng, ngồi vừa thoải mái vừa an toàn, lại mang lại hiệu quả. Ngoài những ảnh hưởng của tư thế ngồi vắt chéo chân mang lại, thì tuyệt đối bà bầu cũng nên tránh xa các tư thế ngồi dưới đây:

+ Ngồi xổm: Mẹ bầu thường chọn tư thế ngồi này khi mang thai ở những tháng cuối. Khi thai nhi quá to, mẹ khó khăn trong việc di chuyển, hay đau nhức chân, mỏi gối và khó cúi người xuống dưới. Tuy nhiên, với tư thế ngồi này, các mẹ sẽ phải tạo một áp lực lớn vào 2 chân, làm cho các mẹ dễ bị đau bụng, các mạch máu ở chân bị tắc nghẽn, khó lưu thông, mẹ còn cảm thấy tay chân thường xuyên bị tê, khó chịu.

+ Ngồi không tựa lưng: Tư thế ngồi không tựa lưng sẽ khiến sản phụ bị đau lưng. Thay vào đó, các bà bầu nên tìm một vật tựa lưng, tránh ngồi ghế đẩu hoặc ghế có tựa lưng thấp khi mang thai.

+ Ngồi ngã về phía trước: Tư thế ngồi này tạo áp lực lên bụng, không những khiến cho mẹ bầu thấy không thoải mái mà còn gây nguy hiểm cho thai nhi, dễ làm cho bé có những khiếm khuyết không đáng có ngay khi chưa sinh ra.

+ Nửa nằm nửa ngồi: Với tư thế nửa nằm nửa ngồi, sẽ tạo một áp lực rất lớn lên cột sống của mẹ, làm mẹ luôn thấy đau lưng, đau vai ngay sau khi ngồi lâu hoặc vừa đứng dậy.

vicare.vn-tu-ngoi-vat-cheo-chan-cua-ba-bau-nguy-hiem-khon-luong-body-2

Bà bầu nên có tư thế ngồi phù hợp

Để đảm bảo cho thai nhi có thể phát triển một cách tốt nhất, mẹ bầu nên chọn cho mình một tư thế ngồi phù hợp nhất nhé. Theo lời khuyên của các bác sĩ sản khoa, tư thế ngồi chuẩn cho mẹ bầu phải đảm bảo những yếu tố sau:

+ Luôn ngồi thẳng lưng, vai hơi đẩy ra sau, không chùng lưng cũng không đẩy người.

+ Nên ngồi hoàn toàn phần mông vào ghế, sao cho mông chạm vào thành lưng của ghế để đảm bảo cho lưng có điểm tựa.

+ Khi ngồi, chân nên đặt thoải mái trên sàn, hoặc sử dụng một chiếc ghế thấp kê chân.

+ Khi ngồi ghế xoay, đừng vặn eo khi đang ngồi, thay vào đó, mẹ bầu cần xoay cả người. Và không nên ngồi lâu quá 30 phút, hãy thường xuyên đứng lên, duỗi người, đi lại một chút để cơ thể được thư giãn, vận động.

>>> Xem thêm: Tư thế nằm của mẹ bầu ảnh hưởng lớn đến thai nhi

>>> Xem thêm: Những tư thế ngủ tốt nhất để phòng tránh đau cổ và lưng