Từ tháng mấy thai kỳ chị em sẽ gặp dấu hiệu rạn da?

Rạn da khi mang thai là tình trạng thường gặp ở các mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ. Thời gian xuất hiện rạn da ở mẹ bầu có thể từ sớm, khi thai nhi mới được 4 tháng; hoặc muộn khi thai nhi đã được 8 đến 10 tháng. Rạn da có thể xuất phát từ các nguyên nhân: do sự gia tăng trọng lượng của thai nhi, do da thiếu dinh dưỡng, do di truyền, tuổi tác mang thai,...

Từ tháng mấy thai kỳ chị em sẽ gặp  dấu hiệu rạn da? Từ tháng mấy thai kỳ chị em sẽ gặp dấu hiệu rạn da?

Rạn da khi mang thai là tình trạng thường gặp ở các mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ. Thời gian xuất hiện rạn da ở mẹ bầu có thể từ sớm, khi thai nhi mới được 4 tháng; hoặc muộn khi thai nhi đã được 8 đến 10 tháng. Rạn da có thể xuất phát từ các nguyên nhân: do sự gia tăng trọng lượng của thai nhi, do da thiếu dinh dưỡng, do di truyền, tuổi tác mang thai,...

Biểu hiện của tình trạng rạn da khi mang thai

Rạn da khi mang thai là tình trạng thường gặp ở các mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ. Thời gian xuất hiện rạn da ở mẹ bầu có thể từ sớm, khi thai nhi mới được 4 tháng; hoặc muộn khi thai nhi đã được 8 đến 10 tháng. Bắt đầu từ tháng thứ 4 trở đi, kích thước của em bé ở trong bụng mẹ sẽ lớn dần khiến các lớp đàn hồi và các sợi collagen trên da bị phá vỡ khiến các mô liên kết ở dưới lớp trung bì của da bị đứt gãy, kết quả là các vết rạn da xuất hiện. Biểu hiện của tình trạng rạn da sẽ tiến triển như sau:

  • Khi mới hình thành: Các vết rạn da thường có màu hồng, đỏ, đỏ tía, nâu đỏ hoặc nâu sẫm tùy thuộc vào màu da của mẹ bầu. Kích thước các vết rạn ở thời điểm này dao động từ 5 đến 10mm. Vị trí xuất hiện vết rạn thường là ở bụng, ngực vì đây là hai bộ phận gần với thai nhi nhất, thỉnh thoảng, vết rạn còn có ở bắp đùi, bắp tay, mông.
  • Sau khi sinh em bé, các vết rạn sẽ nhạt đi, dần chuyển sang màu trắng hoặc màu xám đồng thời các vết rạn thường có màu sáng hơn so với các vùng da xung quanh.
  • Các vết rạn không gây cảm giác đau mà thường gây nên cảm giác ngứa. Chính vì thế, rất nhiều mẹ bầu có thói quen gãi ngứa ở khu vực bị rạn.
vicare.vn-tu-thang-may-thai-ky-chi-em-se-gap-dau-hieu-ran-da-body-1

Những nguy cơ khiến mẹ bầu dễ bị rạn da khi mang thai

Yếu tố nguy cơ đầu tiên khiến da bị rạn chính là do kích thước thai nhi trong bụng lớn dần đồng thời cân nặng của mẹ cũng tăng lên khiến da bụng và khu vực da bị ảnh hưởng phải căng ra để thích nghi. Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều yếu tố nguy cơ khiến mẹ bầu bị rạn da khi mang thai, bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình mẹ bầu có mẹ hoặc chị/em gái bị rạn da thì nguy cơ rạn da thì khả năng cao mẹ bầu cũng rơi vào tình trạng này.
  • Độ tuổi mang thai dưới 20 tuổi thường khiến da bị rạn do các vùng da vẫn chưa hoàn thiện; mang thai ở độ tuổi >35 da dễ bị rạn do da đang lão hóa và yếu dần.
  • Nếu đã từng bị rạn da ở tuổi dậy thì thì nguy cơ rạn da xuất hiện trở lại trong thời kỳ mang thai là rất cao. Nguyên nhân là do hormone nội tiết tố trong cơ thể thay đổi.
  • Mẹ bầu bị thừa cân, béo phì làm cho tình trạng rạn da diễn ra nhanh chóng khi có thêm sự kết hợp của 2 yếu tố: tăng cân trong thời kỳ mang thai và kích thước thai nhi lớn dần.
  • Da thiếu dưỡng chất khiến da nhanh bị lão hóa, độ đàn hồi giảm, độ co giãn kém. Điều này khiến da khó thích nghi khi thai nhi lớn dần.
  • Ngoài ra, mẹ bầu lười tập thể dục, thể thao cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng rạn da.

Cách phòng tránh rạn da khi mang thai

Rạn da sẽ làm mất đi thẩm mỹ cho làn da của mẹ bầu. Rạn da cần một thời gian dài để phục hồi trở lại như ban đầu, thậm chí không thể phục hồi được. Do vậy, mẹ bầu cần chủ động phòng chống rạn da khi mang thai ngay khi bước vào thai kỳ với những cách cực kỳ đơn giản sau:

  • Sử dụng dầu dừa bôi lên khu vực da dễ bị rạn như bụng, ngực, chân,.. Dầu dừa chứa vitamin E, giúp da luôn mềm mại và mịn màng nhờ khả năng làm ngăn ngừa sự đứt gãy của các sợi collagen và tăng cường sự liên kết của các tế bào da.
  • Sử dụng dầu oliu có chứa vitamin E bôi lên vùng da bị rạn.
vicare.vn-tu-thang-may-thai-ky-chi-em-se-gap-dau-hieu-ran-da-body-2
  • Sử dụng lòng trắng trứng là trộn 1 lòng trắng + 1⁄4 chén bột cafe, rồi bôi hỗn hợp này lên da, chờ khoảng 20 phút rồi rửa sạch bằng nước. Lòng trắng có chứa các chất chống oxy hóa, vitamin B3, niacinamide nên giúp chống lão hóa, ngừa mụn, sáng da, giúp da khỏe khoắn,...

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần bổ sung nước đầy đủ trong suốt thai kỳ để giúp da được căng đầy đồng thời tập thể dục thường xuyên và kiểm soát cân nặng ở mức độ vừa phải. Cuối cùng, hãy luôn bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là các chất giàu vitamin A, C, E và chất chống oxy hóa giúp làn da được nuôi dưỡng từ bên trong.

Xem thêm:

  • Bí quyết chăm sóc da đẹp rạng ngời khi mang thai
  • 13 cách tự nhiên khắc phục các vết rạn da khi mang thai