Tử cung đôi có đặt vòng được không?
Tử cung đôi là một dị dạng bẩm sinh rất hiếm gặp ở cơ quan sinh dục nữ. Do đó, những hiểu biết của chị em về tình trạng tử cung đôi còn khá hạn hẹp. Vậy tử cung đôi là gì, tử cung đôi có đặt vòng được không? Bài viết sau đây sẽ giúp chị em phụ nữ giải đáp thắc mắc về tử cung đôi.
Tử cung đôi có đặt vòng được không?
Tử cung đôi là một dị dạng bẩm sinh rất hiếm gặp ở cơ quan sinh dục nữ. Do đó, những hiểu biết của chị em về tình trạng tử cung đôi còn khá hạn hẹp. Vậy tử cung đôi là gì, tử cung đôi có đặt vòng được không? Bài viết sau đây sẽ giúp chị em phụ nữ giải đáp thắc mắc về tử cung đôi.
Tử cung đôi là gì?
Bình thường, cơ quan sinh dục nữ giới gồm có 1 tử cung, 2 buồng trứng tương ứng với 2 vòi trứng và 1 đường âm đạo. Trong đó, tử cung hay còn gọi là dạ con, là một nội tạng rỗng, có hình dáng như quả lê lộn ngược xuống. Tình trạng tử cung đôi là một bất thường bẩm sinh hiếm gặp (khoảng 1 người trên hàng nghìn, thậm chí là hàng triệu người). Phụ nữ có tử cung đôi sẽ gồm 2 buồng tử cung riêng biệt, mỗi buồng sẽ có cổ tử cung riêng và sử dụng chung 1 đường âm đạo hoặc có 2 đường âm đạo riêng ngăn bởi vách ngăn. Mỗi bên tử cung có 1 buồng trứng và 1 ống dẫn trứng. Hai tử cung có thể tách rời hoặc có phần thân dính vào với nhau.
Tử cung đôi có mang thai và sinh con được hay không?
Phụ nữ có tử cung đôi hoàn toàn có thể quan hệ tình dục và có khả năng thụ thai bình thường. Tuy nhiên, những phụ nữ có cả 2 bên tử cung đều phát triển và hoàn thiện một cách bình thường là rất hiếm. Trường hợp chỉ có 1 trong 2 bên tử cung hay cả 2 bên tử cung đều tồn tại một vài bất thường thì khả năng không thể mang thai, nguy cơ sinh non hoặc sảy thai rất cao.
Những bà bầu bình thường sẽ có 2 động mạch giúp cung cấp máu và nuôi dưỡng bào thai. Tuy nhiên ở người có tử cung đôi, động mạch nuôi dưỡng tử cung cũng bị phân đôi dẫn đến bào thai bị suy dinh dưỡng, yếu ớt và sức đề kháng kém.
Theo thống kê, phân tích và đưa ra kết luận từ các chuyên gia, những trường hợp phụ nữ có tử cung đôi đa phần sẽ rất khó có con. Khi tử cung bị phân đôi, trứng sau khi đã thụ tinh sẽ di chuyển vào buồng tử cung nhưng lại không phát triển bình thường được, thai nhi gặp khó khăn để bám vào. Trường hợp tử cung đôi có vách ngăn, thai nhi làm tổ 1 bên và lớn dần, cấu trúc thai sẽ bị vách ngăn chèn ép dẫn tới tình trạng dị dạng bào thai. Trường hợp tử cung đôi nhưng mỗi bên chỉ bằng 1⁄2 kích thước tử cung bình thường cũng rất khó để bào thai phát triển toàn diện và định vị ngôi thai, tử cung hẹp còn làm gia tăng tỉ lệ tự đào thải thai khi thai đang phát triển.
Trường hợp mẹ bầu tử cung đôi may mắn có thai nhi phát triển bình thường khả năng sinh thường là rất thấp. Vì thai nhi lớn dần, tử cung bên còn lại cũng lớn theo và nằm chèn ở phía dưới thấp, cản trở đường di chuyển của thai nhi khi chuyển dạ. Đa số trường hợp thai phụ có tử cung đôi đều phải sinh mổ.
Dấu hiệu nhận biết tử cung đôi là gì?
Nếu như không gặp phải các biến chứng y khoa hoặc sản khoa, tình trạng bất thường tử cung này thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào nên rất khó để nhận biết. Để phát hiện tử cung đôi chỉ có 1 cách duy nhất là tiến hành kiểm tra vùng chậu, thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, MRI, X-quang) theo chỉ định thăm khám của bác sĩ. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp tử cung đôi có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt bất thường.
Điều trị tử cung đôi như thế nào?
- Trường hợp tử cung đôi không có dấu hiệu bất thường, tử cung phát triển toàn diện thì không cần phải phẫu thuật.
- Trường hợp tử cung đôi có 2 âm đạo được ngăn bởi vách ngăn thì phải tiến hành phẫu thuật loại bỏ vách ngăn phân sẽ giúp quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn.
- Trường hợp có 1 bên từ cung không hoạt động tốt có thể tiến hành cắt bỏ nhưng cần được cân nhắc kỹ vì tử cung có liên quan đến vấn đề nội tiết và có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho tử cung.
- Trường hợp có tử cung đôi đang mang thai, bà bầu cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe vì mẹ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ: ngôi thai bất thường (phổ biến nhất là ngôi ngược), thai nhi chậm phát triển, thai chết lưu, sinh non...
Tử cung đôi có đặt vòng được không?
Đặt vòng tránh thai là một phương pháp tránh thai an toàn và hiệu quả. Phương pháp này được thực hiện bởi nhân viên y tế, dùng một vòng nhựa nhỏ có hình chữ T, S... đưa vào buồng tử cung nhằm ngăn chặn quá trình trứng đã thụ tinh vào buồng tử cung để làm tổ.
Phương pháp đặt vòng có hiệu quả tránh thai cao nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện được. Một trong những trường hợp không nên đặt vòng tránh thai đó là dị dạng tử cung, cụ thể hơn là tử cung đôi. Phụ nữ có tử cung đôi nhưng vẫn cố tình thực hiện sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm: chảy máu bất thường, rối loạn kinh nguyệt, viêm nhiễm phụ khoa nặng, thủng tử cung...
Do có 2 buồng tử cung trong cùng 1 cơ thể, nên việc đặt 1 vòng tránh thai vào một bên tử cung là hoàn toàn vô nghĩa, vì thai vẫn có khả năng làm tổ ở tử cung còn lại. Tuy nhiên, nếu đặt cả 2 vòng vào 2 bên buồng tử cung thì khả năng gặp biến chứng y khoa sẽ tăng rất cao. Vì nói một cách đơn giản, vòng tránh thai vẫn là một dị vật đối với cơ thể. Cả 2 tử cung hoặc 1 trong 2 có kích thước nhỏ bất thường cũng không phù hợp với việc đặt vòng. Do đó, phụ nữ tử cung đôi không thể áp dụng phương pháp đặt vòng tránh thai.
Xem thêm:
- Làm sao để có thai khi bị tử cung đôi?
- Đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng tới “chuyện ấy”?
- Trước khi đặt vòng tránh thai có được quan hệ tình dục không?