Tự chữa viêm xoang tại nhà bằng phương pháp đơn giản
Viêm xoang nguyên nhân chủ yếu do viêm mũi, cảm cúm, đôi khi do viêm họng; do tắm, áp lực thay đổi đột ngột khi đi máy bay, dị vật ở mũi, do biến chứng của các bệnh cúm... Niêm mạc vùng xoang bị viêm, sung huyết, tăng tiết chất nhầy làm tắc nghẽn sự lưu thông của xoang. Sau đây là một số cách chữa viêm xoang đơn giản tại nhà.
Tự chữa viêm xoang tại nhà bằng phương pháp đơn giản
Viêm xoang là bệnh rất phổ biến ở nước ta. Nguyên nhân chủ yếu do viêm mũi, cảm cúm, đôi khi do viêm họng; do tắm, chấn thương, do áp lực thay đổi đột ngột khi đi máy bay, dị vật ở mũi, do biến chứng của các bệnh cúm, sởi, ho gà, viêm phổi do phế cầu khuẩn... Niêm mạc vùng xoang bị viêm, sung huyết, tăng tiết chất nhầy làm tắc nghẽn sự lưu thông của xoang. Sau đây là một số cách điều trị viêm xoang đơn giản tại nhà.
Hít hơi nóng
Nấu nước lá bạc hà xông cả người hoặc múc ra 1 bát nước lớn xông tỏa hơi, hít hơi nóng tỏa lên, đầu phủ một khăn tắm lớn. Có thể thay thế bó lá xông bằng nhỏ vài giọt dầu gió hoặc dầu có bạc hà, quế vào bát nước sôi để xông; cũng có tác dụng tương tự cho người bị viêm xoang.
Rửa hốc mũi bằng nước muối sinh lý
Rửa mũi xoang bằng nước muối sinh lý 0,9% có bán tại các hiệu thuốc hay tự pha 1 thìa cà phê muối vào 2 tách nước ấm kèm theo 1 nhúm bicarbonate. Rót nước muối vào 1 bát đủ rộng, ngửa đầu ra sau, bịt một bên lỗ mũi, hít nước vào lỗ mũi bên kia rồi nhẹ nhàng hỉ mũi ra. Đổi bên lỗ mũi và cũng làm tương tự. Người bị viêm xoang khi xỉ mũi phải đúng cách, nên xỉ mỗi lần từng bên lỗ mũi, không nên xỉ hai bên lỗ mũi cùng mọt lúc vì sẽ làm tăng áp suất ở tai trong, đưa ngược vi khuẩn vào sâu hơn trong xoang.
Xoa bóp hai bên sống mũi
Người bị viêm xoang hãy dùng ngón cái, ngón trỏ day bóp hai bên đầu xương sống mũi, bấm huyệt nghinh hương, thái dương và rãnh nhân trung từ 5-10 phút. Huyệt nghinh hương ở phía ngoài chân cánh mũi cách mũi 0,5cm; huyệt thái dương nằm ở chỗ lõm 2 bên thái dương cách 2 bên đuôi mắt khoảng 1,5cm.
Các món cháo, canh thuốc tốt cho người viêm xoang
- Cháo lá dâu, hoa cúc: lá dâu 9g, hoa cúc 6g, hạnh nhân ngọt 9g, gạo tẻ 60g. Lá dâu, hoa cúc cho vào nước nấu thành canh rồi bỏ bã, cho gạo đã vo sạch và hạnh nhân ngọt vào nấu thành cháo. Ngày dùng một lần, liên tục 2-3 ngày. Tác dụng: Trị viêm xoang mũi mạn tính do phong nhiệt.
- Đầu cá mè nấu hoa hiên: đầu cá mè 100g, hoa hiên 30g, táo tầu 15 quả, bạch truật 15g, ké đầu ngựa 10g, bạch chỉ 10g, gừng sống 3 lát. Đầu cá rửa sạch, bắc chảo đun sôi mỡ, rán qua 2 mặt, cho vào nồi. Táo lọc bỏ hạt rửa sạch cho tất cả các thứ vào nồi cùng với đầu cá nấu canh. Ăn cá uống canh, kèm trong bữa cơm. Tác dụng: phù chính trừ tà thông khiếu, trị viêm xoang mũi thuộc dạng co hẹp.
- Nước mai rùa, thục địa: mai rùa 5g, thục địa 9g, trần bì 6g, mật ong liều lượng thích hợp. Cho các vị thuốc vào ấm sắc rồi uống với mật ong, mỗi ngày một thang, liền trong 4-5 ngày.
- Nước cây cứt lợn: chọn lấy cây tươi về ngâm rửa sạch rồi để ráo, giã nát vắt lấy nước, dùng bông tẩm nước thuốc nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút. Rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang mũi chảy ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng. Tránh xì mũi mạnh vì lúc đó mủ từ trong mũi xoang có thể đi qua đường nối thông giữa mũi và tai (gọi là vòi nhĩ) gây viêm tai giữa cấp. Tác dụng: chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính.
Nguồn: Sức khỏe & Đời sống