Trước khi khám sức khỏe không nên ăn gì?
Nhiều người thường thắc mắc trước khi đi khám sức khỏe tổng quát hoặc làm xét nghiệm thì không nên ăn gì hay được phép ăn gì. Hãy cùng HoiBenh tham khảo các thông tin dưới đây để việc khám sức khỏe trở nên dễ dàng suôn sẻ hơn.
Trước khi khám sức khỏe không nên ăn gì?
1. Mục đích của việc khám sức khỏe
Khám sức khỏe được cho là biện pháp hữu hiệu giúp kiểm tra và chẩn đoán từ các bệnh lý phổ biến đến các bệnh lý nguy hiểm như: tăng huyết áp, cholesterol, đái tháo đường, tim mạch, viêm gan, ung thư...
Những lợi ích của khám sức khỏe:
- Sẽ được bác sĩ thông báo những yếu tố nguy cơ có thể gặp trong lứa tuổi của mình.
- Khám sức khỏe giúp phát hiện sớm những vấn đề sức khỏe còn tiềm ẩn.
2. Khi nào nên đi khám sức khỏe
- Khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi, có dấu hiệu của những bệnh lý phổ biến đến các bệnh nguy hiểm: đái tháo đường, ung thư, viêm gan
- Khi đi xin việc cũng cần phải khám sức khỏe để có thể đảm bảo rằng sức khỏe của bạn đang ở trạng thái tốt có thể đi làm
- Khám sức khỏe định kỳ theo tháng, theo năm.
- Khám sức khỏe theo chương trình do công ty hoặc cơ quan cơ quan tổ chức
3. Những điều cần lưu ý trước khi khám sức khỏe
- Không được uống cà phê trước khi xét nghiệm máu: bởi vì, nếu bạn uống cà phê hoặc các loại đồ uống có chứa caffein khác ví dụ như đồ uống năng lượng trong vòng 1 giờ trước khi tiến hành xét nghiệm máu sẽ làm kết quả xét nghiệm cao hơn mức bình thường.
- Không ăn thức ăn giàu chất béo trước khi xét nghiệm máu bởi vì thức ăn giàu chất béo có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm của bạn. Thậm chí, để kết quả tốt nhất thì trước khi làm xét nghiệm, bạn nên nhịn ăn.
- Nên uống nhiều nước trước khi đi khám bởi nếu uống đủ nước trước khi đến gặp bác sỹ sẽ tốt hơn bởi việc này sẽ giúp đo được các chỉ số về mạch và huyết áp của bạn được chính xác nhất.
- Đối với khám, xét nghiệm Triglyceride, cholesterol, glucose, nồng độ vitamin, để đảm bảo độ chính xác cần nhịn đói khoảng 12 tiếng trước khi làm.
4. Không nên ăn gì trước khi khám sức khỏe
Việc không nên ăn gì trước khi khám sức khỏe sẽ phụ thuộc vào việc bạn muốn khám mảng nào, xét nghiệm vấn đề gì, như:
- Đối với xét nghiệm máu và nước tiểu: Trong buổi sáng ngày đi khám, không ăn sáng, không uống các chất có đường, gas hoặc chất gây nghiện như café... mà nên uống nước lọc để đảm bảo cho kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu của bạn chính xác nhất.
- Khi khám nội soi dạ dày: bạn cũng cần phải nhịn ăn để giúp bác sĩ quan sát tốt hơn bên trong dạ dày của bạn.
- Xét nghiệm mỡ máu: bạn không được ăn uống thứ gì trừ uống chút nước trong vòng 9 đến 12 tiếng trước xét nghiệm.
- Xét nghiệm nồng độ vitamin được tiến hành khi đói, nên trước khi làm xét nghiệm 8 đến 12 tiếng, bạn phải nhịn đói hoàn toàn bởi ăn uống có thể làm sai lệch kết quả.
- Khám phụ khoa đối với nữ: không khám phụ khoa nếu đang trong kỳ kinh nguyệt, đang có thai. Phụ nữ có gia đình không quan hệ tình dục trước ngày khám và phụ nữ mang thai không nên chụp X-Quang.
- Đối với siêu âm bụng tổng quát thì bạn nên uống nhiều nước và nhịn tiểu cho tới khi siêu âm bụng xong.
- Có những xét nghiệm thì ăn uống không ảnh hưởng gì đến kết quả khám. Ví dụ như: Kiểm tra sắt, GGT... thì không yêu cầu làm lúc đói.
Với thông tin trên, HoiBenh hi vọng đã giúp bạn hiểu hơn về việc đi khám sức khỏe và có nên nhịn ăn khi đi khám sức khỏe không.
Xem thêm:
- Khám sức khỏe tổng quát và những điều cần biết
- Khám sức khỏe định kỳ hết bao nhiêu tiền và bao gồm những gì