Triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ em và những điều bố mẹ nên “nằm lòng”

Thời tiết chuyển mùa là dịp để cho các bệnh viêm đường hô hấp gia tăng, đặc biệt là đối với trẻ em. Một trong những bệnh thường gặp nhất là viêm họng cấp ở trẻ nhỏ. Viêm họng cấp là tình trạng viêm niêm mạc họng xảy ra một cách đột ngột được gây nên bởi virus hoặc vi khuẩn. Để hiểu rõ về căn bệnh này từ đó có xử lýí kịp thời, hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu trước tiên về các triệu chứng viêm họng cấp ởcủa trẻ em.

Triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ em và những điều bố mẹ nên “nằm lòng” Triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ em và những điều bố mẹ nên “nằm lòng”

Thời tiết chuyển mùa là dịp để cho các bệnh viêm đường hô hấp gia tăng, đặc biệt là đối với trẻ em. Một trong những bệnh thường gặp nhất là viêm họng cấp ở trẻ nhỏ. Viêm họng cấp là tình trạng viêm niêm mạc họng xảy ra một cách đột ngột được gây nên bởi virus hoặc vi khuẩn. Để hiểu rõ về căn bệnh này từ đó có xử lý kịp thời, hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu trước tiên về các triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ em.

Triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ em là gì?

Dưới đây là những triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ em mà bố mẹ nên để ý:

  • Chảy nước mũi, ngạt mũi, đau họng, ho, hắt hơi. Lúc đầu bé sẽ ho khan, sau đó có thể ho có đờm
  • Bé bị sốt nhẹ hoặc sốt cao có thể lên đến 39 – 400
  • Bé quấy khóc, khó ngủ, biếng ăn và thường thở bằng miệng do ngạt mũi. Đôi khi bé có thể thở nhanh hơn bình thường, đôi khi có trường hợp trẻ nhỏ bị co rút lồng ngực có thể là do viêm đã lan xuống đường hô hấp dưới
  • Đi ngoài phân lỏng
vicare.vn-trieu-chung-viem-hong-cap-o-tre-em-va-nhung-dieu-bo-me-nen-nam-long1

Khi trẻ có biểu hiện triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ em1 trong các biểu hiện sau, bố mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay:

  • Bé sốt cao liên tục, đã dùng thuốc và chườm ấm mà không hạ sốt
  • Ho nhiều, thở nhanh, khó thở.
  • Nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.
  • Chảy mủ tai.
  • Tình trạng của bé không tốt lên sau 2 ngày điều trị..

Nguyên nhân gây viêm họng cấp ở trẻ em chủ yếu là do virut (cúm, sởi, Adenovirus...) hoặc vi khuẩn (phế cầu, tụ cầu, liên cầu, Hemophillus influenzae...). Tuy nhiên, có đến 70-80% ca viêm họng cấp ở trẻ là do virus nhưng triệu chứng lại rất giống nhau (với viêm họng cấp có nguyên nhân từ vi khuẩn).

Phải đến khi thăm khám, các bác sĩ sẽ thấy trẻ có tình trạng nhiễm khuẩn rõ rệt như môi khô, miệng thường hôi, lưỡi bẩn, thành họng và amidan ngoài sưng nề đỏ, có các nốt chấm mủ trắng bẩn, đặc biệt là ở amidan. Các nốt mủ trắng này là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt giữa viêm họng vi khuẩn và viêm họng virus trên lâm sàng.

Ngoài ra, các xét nghiệm sẽ có thể giúp bác sĩ và bố mẹ phân biệt sự khác nhau giữa 2 loại như bạch cầu trong máu tăng, CRP tăng rõ rệt. Đặc hiệu nhất là quệt họng tìm vi khuẩn là giá trị vàng giúp cho cả việc điều trị bằng kháng sinh đồ có hiệu quả. Tuy nhiên trong thực tế thì khi điều trị thường chỉ cần dựa vào thăm khám và xét nghiệm máu là đủ.

Viêm họng cấp ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của trẻ?

Khi trẻ bị viêm họng cấp, bé có thể gặp rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời như:

  • Viêm tai giữa.
  • Viêm đường hô hấp dưới như: viêm phổi, viêm phế quản phổi.
  • Viêm khớp, viêm cầu thận cấp.

Vì vây khi có biểu hiện triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ em bố me cần đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi

Đặc biệt, viêm họng cấp sẽ có nguy hiểm đến tính mạng của bé nếu nguyên nhân gây nên viêm họng ở trẻ là vi khuẩn Streptococcus pyogenes - một chủng đặc biệt của vi khuẩn liên cầu. Loại vi khuẩn này thường xuất hiện trong môi trường ô nhiễm, dày đặc khói bụi và khí thải. Vi khuẩn Streptococcus pyogenes này dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nếu sức đề kháng suy giảm, nhất là khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là trẻ em - đối tượng mà sức đề kháng vẫn chưa ổn định. Vi khuẩn Streptococcus pyogenes có thể lây từ người sang người thông qua dịch đờm khi người bệnh hắt hơi hoặc ho. Nó cũng có thể lây lan thông qua việc ăn uống chung, thậm chí lưu lại trên tay nắm cửa hoặc bất kỳ bề mặt nào.

Vi khuẩn Streptococcus pyogenes có đặc điểm như sau::

  • Phát triển mạnh trong mũi và da: Nhiễm khuẩn này thường gặp nhất ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi. Vì vậy, cha mẹ của những bé ở độ tuổi này cũng mắc bệnh thường xuyên hơn những người khác.
  • Khó phát hiện ở trẻ em dưới 3 tuổi: Bé càng nhỏ tuổi, các triệu chứng điển hình của bệnh thường khó phát hiện. Trẻ em dưới 3 tuổi có thể bị mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, mệt mỏi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn nhưng lại không đau họng, vì vậy, cha mẹ rất khó biết rằng đã mắc bệnh.

Nhiễm vi khuẩn Streptococcus pyogenes nếu không được điều trị đúng cách hoặc kịp thời có thể tiến triển và gây ra các tình trạng nghiêm trọng hơn như: sốt, phát ban,; áp xe ổ tinh hoàn,; viêm màng não,; hội chứng sốc độc tố tụ cầu,; viêm túi mật, bệnh thận,; viêm niệu đạo hoại tử.

Bệnh tự kỷ có chữa được không

Để chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng cấp, bố mẹ cần lưu ý gì?

Vệ sinh mũi họng sạch sẽ:

Nếu trẻ mới bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì bố mẹ có thể lau rửa mũi ngay cho trẻ bằng khăn mềm. Còn trong trường hợp dịch mũi đặc, có rỉ mũi thì bố mẹ nên nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, sau đó đợi 1 lúc cho nước muối ngấm làm mềm rỉ mũi rồi nhẹ nhàng dùng tay day day mũi bé để rỉ mũi mềm và tự bong ra.

  • Nếu dịch mũi quá nhiều và đặc thì bố mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút cho trẻ. Tuy nhiên không nên lạm dụng hút mũi vì cách này có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi của bé. Tuyệt đối không được dùng miệng của người lớn trực tiếp hút mũi dãi cho trẻ.
  • Dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi, dãi rồi vứt bỏ ngay sau khi dùngsử dụng. (Không nên dùng khăn xô sau mỗi lần lau mũi, dãi cho trẻ, vì nếu không thay khăn mới, dùng lại khăn cũ vi khuẩn/ virus vẫn bám lại trên khăn.)
  • Bố mẹ có thể dùng thuốc co mạch theo chỉ định của bác sỹ.

Lưu ý: khi trẻ bị viêm mũi họng có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi, súc họng cho trẻ nhưng phải theo chỉ dẫn của bác sỹ.

vicare.vn-trieu-chung-viem-hong-cap-o-tre-em-va-nhung-dieu-bo-me-nen-nam-long

Chế độ ăn

  • Cho bé ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu, mềm, dễ nuốt.
  • Cho bé ăn theo nhu cầu, chia thành nhiều bữa trong ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường, bố mẹ không nên ép trẻ ăn hết phần thức ăn cha mẹ đã chuẩn bị.
  • Có thể dùng quất hấp mật ong, hoa hồng hấp đường, chanh, gừng cho trẻ uống để chữa ho.

Dùng thuốc hạ sốt và kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ

  • Bố mẹ cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ
  • Không được tự ý dùng thuốc kháng sinh, không dùng lại đơn thuốc cũ của lần khám trước
  • Không được tự ý nhỏ các thuốc co mạch kéo dài cho trẻ
  • Đảm bảo môi trường sống tránh khói bụi, chật chội, ẩm mốc
  • Tránh cho bé tiếp xúc với nguồn lây: trẻ em hoặc người lớn bị bệnh

Làm thế nào để phòng bệnh viêm mũi họng cấp cho trẻ?

  • Giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân cho bé khi thời tiết lạnh.
  • Vệ sinh họng, miệng sạch sẽ cho trẻ bằng thói quen và thực hiện đúng cách đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy
  • Bỏ thói quen cho tay lên miệng, ngoáy mũi bởi điều này cũng khiến trẻ dễ bị viêm mũi họng , vì vậy cũng nên giúp trẻ tránh thói quen xấu này

Nắm rõ các triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ em chính là nền tảng để bố mẹ đưa ra các quyết định đúng đắn về cách chăm sóc trẻ. Quan trọng là, điều trị sớm viêm họng kết hợp với các biện pháp giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là cách bảo vệ sức khỏe đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu

Xem thêm:

  • Bệnh viêm họng cấp ở trẻ em
  • Cách điều trị viêm họng cấp ở trẻ em
  • Phác đồ điều trị cho bệnh nhân viêm họng