Triệu chứng sớm cảnh báo bệnh hẹp van hai lá

Chiếm đến 40% số ca mắc bệnh tim mạch, hẹp van hai lá là một bệnh lý phổ biến. Người mắc bệnh hẹp van hai lá không chỉ cảm thấy mệt mỏi, nặng ngực, khó thở, ... mà còn phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu điều trị muộn.

Triệu chứng sớm cảnh báo bệnh hẹp van hai lá Triệu chứng sớm cảnh báo bệnh hẹp van hai lá

Chiếm đến 40% số ca mắc bệnh tim mạch, hẹp van hai lá là một bệnh lý phổ biến. Người mắc bệnh hẹp van hai lá không chỉ cảm thấy mệt mỏi, nặng ngực, khó thở, ... mà còn phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu điều trị muộn.

Hẹp van hai lá là bệnh gì?

Van hai lá nằm ở tim trái, đóng vai trò ngăn cách giữa hai buồng tim tâm nhĩ trái trên và tâm thất trái dưới. Hẹp van hai lá là tình trạng van hai lá mở ra bị hẹp, không thể mở hoàn toàn khiến cho lưu lượng máu chảy qua không đủ. Diện tích tại lỗ van bị thu nhỏ do vôi hóa, xơ hóa đã cản trở máu từ nhĩ trái di chuyển qua thất trái.

Hiện tượng hẹp van hai lá xảy ra làm gia tăng áp lực lên tâm nhĩ trái, máu tích tụ trong phổi gây khó thở. Nếu không can thiệp sớm sẽ gây tăng áp động mạch phổi, hình thành biến chứng suy tim phải.

Bệnh thường tiến triển âm thầm và hay xuất hiện ở những người đã trải qua bệnh sốt thấp khớp do liên cầu khuẩn beta huyết nhóm A. Các thống kê cho thấy nữ giới có nguy cơ bị bệnh hẹp van hai lá nhiều hơn đàn ông.

vicare.vn-trieu-chung-som-canh-bao-benh-hep-van-hai-la-body-1
Mô tả triệu chứng hẹp van hai lá

Triệu chứng sớm nhận biết hẹp van hai lá

Dấu hiệu thường gặp nhất khi bị hẹp van hai lá là cảm giác khó thở. Tuy nhiên, tùy vào mức độ nặng nhẹ (hẹp nhẹ hay hẹp khít) mà bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau.

Những triệu chứng khác của bệnh cần lưu ý:

  • Sau khi thức dậy, tập thể dục, nằm ngửa trên mặt phẳng bị khó thở
  • Khó chịu, đau tức vùng ngực. Khi bệnh tiến triển nặng có thể gặp thiếu máu tim, đau lan đến cổ tay, xương hàm
  • Dễ mệt mỏi, đuối sức khi vận động như chạy bộ, leo cầu thang, ...
  • Ho, có thể ra máu hoặc không tùy trường hợp
  • Hay bị nhiễm trùng hô hấp như viêm phế quản
  • Thường xuyên thấy hồi hộp, đánh trống ngực. Nặng hơn sẽ cảm thấy chóng mặt, choáng ngất
  • Sưng mắt cá chân hoặc bàn chân

Nếu trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ bị hẹp van hai lá thì có biểu hiện: bú kém, ho, khó thở, chậm lớn, đổ mồ hôi khi ăn.

vicare.vn-trieu-chung-som-canh-bao-benh-hep-van-hai-la-body-2
Đâu là nguyên nhân dẫn đến hẹp van hai lá?

Nguyên nhân gây hẹp van hai lá

  • Do thấp tim: đây là một biến chứng nghiêm trọng của viêm họng do liên cầu hay sốt tinh hồng nhiệt gây ra. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bệnh thường gặp ở trẻ em do khả năng miễn dịch còn kém, nên dễ bị nhiễm liên cầu.
  • Tim bẩm sinh dẫn đến hẹp van hai lá ở trẻ
  • Tình trạng canxi tích tụ, lắng đọng quanh van hai lá
  • Khối u
  • Huyết khối
  • Xạ trị

Mức độ ảnh hưởng của hẹp van tim hai lá

Đối với người mắc hẹp van hai lá ở mức độ nhẹ thì bệnh không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tái khám và theo dõi thường xuyên để tránh tình trạng bệnh tiến triển, van hai lá bị hư hỏng, tổn thương nhiều mà không được phát hiện kịp thời.

Thế nhưng, nếu hẹp van hai lá đã ở mức độ nặng, can thiệp trễ thì chúng sẽ để lại một số biến chứng sau:

  • Suy tim: vấn đề suy tim phải rất hay xảy ra do chức năng hoạt động kém của van hai lá khiến cho buồng tim phải co bóp mạnh hơn để đảm bảo lượng máu duy trì nuôi cơ thể. Về lâu dài sẽ khiến tim phải suy yếu.
  • Tăng áp lực động mạch: máu trược ngược vào phổi là hệ lụy của van hai lá khiến phổi bị phù với triệu chứng ho có đờm, ho ra máu và khó thở.
  • Rung tâm nhĩ: máu bị dồn tại nhĩ trái khiến buồng tim trái bị giãn, làm cho rối loạn nhịp tim, rung nhĩ và tim đập bất thường.
  • Hình thành các cục máu đông: thời gian ứ máu kéo dài nên nguy cơ tạo huyết khối trong tâm nhĩ là khó tránh khỏi. Nếu các cục máu đông này di chuyển đến động mạch não có thể để lại hậu quả nghiêm trọng như nhồi máu não, xuất huyết não, ...
vicare.vn-trieu-chung-som-canh-bao-benh-hep-van-hai-la-body-3
Bệnh nhân hẹp van hai lá cần được chăm sóc y tế

Phương pháp điều trị hẹp van hai lá như thế nào?

Việc đưa ra phương pháp điều trị như thế nào còn dựa trên việc thăm khám về mức độ hở van, triệu chứng bệnh của mỗi người và nguyên nhân gây hẹp van hai lá. Đa số người bệnh sẽ được tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có bệnh phối hợp thì cần trì hoãn phẫu thuật đến khi đáp ứng đủ điều kiện của bác sĩ yêu cầu.

Thông thường, bệnh nhân sẽ được điều trị theo biện pháp dưới đây:

  • Phẫu thuật sửa van hai lá: điều này sẽ giúp sửa chữa, phục hồi lại chức năng van hai lá. Bệnh nhân sẽ bảo tồn được chức năng hoạt động của cơ tim và tránh phải dùng thuốc chống đông máu suốt đời.
  • Phẫu thuật thay van hai lá: khi van hai lá bị tổn thương nặng nề (nguyên nhân do thấp tim, biến chứng của hẹp tắc động mạch vành, ...) sẽ được áp dụng phương pháp điều trị y khoa này. Có hai loại van nhân tạo là van cơ học và van sinh học. Nếu dùng van cơ học bệnh nhân phải dùng thuốc chống đông kháng vitamin K vĩnh viễn, còn van sinh học sẽ bị hỏng theo thời gian. Người bệnh cần có sự tư vấn với bác sĩ chuyên khoa trước khi lựa chọn loại van để thay thế.
  • Phẫu thuật Maze: nếu bị rung nhĩ bệnh nhân có thể phải sử dụng thêm phẫu thuật này nhằm cản trở những dòng điện bệnh lý gây rung nhĩ.
  • Điều trị bằng thuốc: uống thuốc giúp giảm thiểu khả năng suy tim và tránh các biến chứng như huyết khối, nhiễm khuẩn van hai lá. Ngoài ra bệnh nhân có thể uống thuốc giãn mạch để máu lưu thông dễ dàng hơn, giảm bớt gánh nặng cho tâm thất trái.

Xem thêm:

  • 4 dạng bệnh hẹp van tim phổ biến nhất
  • Bị bệnh hẹp van tim nên mổ ở viện nào tại Hà Nội?