Triệu chứng quai bị có dễ dàng phát hiện?

Quai bị là bệnh truyền nhiễm phổ biến. Bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi thiếu nhi, vị thành niên, có thể để lại biến chứng - nghiêm trọng nhất là viêm tinh hoàn (nam) và viêm buồng trứng (nữ), có thể gây vô sinh. Vì vậy cần phát hiện sớm bệnh để điều trị kịp thời, vậy triệu chứng quai bị có dễ dàng để phát hiện?

Triệu chứng quai bị có dễ dàng phát hiện? Triệu chứng quai bị có dễ dàng phát hiện?

Nguyên nhân gây bệnh quai bị

Bệnh quai bị do virus Paramyxovirus gây ra. Virus này thường lây truyền qua đường hô hấp.

Khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thì nguy cơ lây bệnh tăng cao. Khi người mang mầm bệnh ho hoặc hắt hơi , nói to không che miệng, các chất tiết , giọt bắn thoát ra ngoài môi trường và mang mầm bệnh tiềm tàng, khi người xung quanh hít phải thì có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Dùng chung đồ đạc cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ lây bệnh.

  • Vì đường lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp và tiếp xúc như trên nên bệnh dễ gây thành dịch và lây lan nhanh chóng, đặc biệt tại nhà trẻ, trường học, kí túc xá...
  • Tại nước ta, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thời kì cao điểm của bệnh là vào mùa đông xuân - đây là thời điểm bệnh quai bị dễ bùng phát thành dịch.
  • Lứa tuổi từ 3-5 tuổi dễ bị mắc bệnh vì đây là lứa tuổi trẻ đang đi nhà trẻ, dễ lây lan bệnh . Và vào thời điểm này hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu , chưa đủ miễn dịch để chống lại virus gây bệnh.

Triệu chứng quai bị

Virus quai bị từ khi vào đường niêm mạc mũi miệng họng, sẽ bắt đầu xâm nhập vào tuyến nước bọt ở vùng miệng, đặc biệt là tuyến nước bọt vùng mang tai. Tại các tuyến nước bọt, virus nhân lên, phát triển tăng sinh gây nên các triệu chứng bệnh tại đây.

Virus từ tuyến nước bọt nhân lên với số lượng lớn quay ngược trở lại máu và theo đường máu di chuyển đến các vị trí khác trong cơ thể, gây các triệu chứng và tổn thương tại các cơ quan khác.

Dựa vào thời gian từ khi virus xâm nhập vào niêm mạc đường miệng họng đến khi gây ra các triệu chứng , bệnh được chia làm 4 thời kì :

Thời kỳ ủ bệnh

Được tính từ khi bệnh nhân tiếp xúc với virus gây bệnh đến khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Giai đoạn này triệu chứng quai bị chưa rõ ràng, nhưng do người bệnh đang mang mầm bệnh nên có khả năng lây lan cho người xung quanh. Giai đoạn này kéo dài khoảng 14-25 ngày tùy từng cá thể mỗi người.

Thời kỳ khởi phát

Người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh như

vicare.vn-trieu-chung-quai-bi-co-de-dang-phat-hien-body-1
  • Mệt mỏi toàn thân: Đây là triệu chứng quai bị do virus xâm nhập vào cơ thể , gây các phản ứng của cơ thể để chống lại virus. Sốt nhẹ thường xảy ra, đôi khi có thể sốt cao. Kèm theo sẽ có các triệu chứng toàn thân xuất hiện như đau đầu, đau cơ, nôn , buồn nôn .
  • Niêm mạc họng miệng khô: tuyến nước bọt bị virus nhân lên làm giảm chức năng, nước bọt được tiết ra ít hơn nên người bệnh thấy khô miệng, chán ăn , ăn không ngon. Đôi khi nặng hơn với các triệu chứng sớm còn có đau họng.
  • Đau góc hàm, đau vùng tuyến mang tai: Đây là triệu chứng quai bị rất điển hình. Lúc này các tuyến nước bọt bắt đầu có biểu hiện của virus xâm nhập và phát triển. Các tuyến này bắt đầu sưng nhiều, to lên . Có thể thấy đau nhức khi động vào hoặc các hoạt động ảnh hưởng nhiều đến vùng tuyến nước bọt.
  • Khó nhai nuốt: triệu chứng này nếu để ý sớm sẽ phát hiện được , do tuyến nước bọt sưng to dần làm hoạt động nhai gây đau, làm trẻ không muốn nhai nuốt thức ăn .

Thời kì toàn phát

Thời kì này thì bệnh đã biểu hiện rõ ràng với các triệu chứng điển hình :

  • Tuyến mang tai sưng to, nhìn thấy rõ ràng. Đau nhức vùng tuyến mang tai. Vùng mang tai bị sưng cùng lúc hai bên , hoặc xuất hiện đơn lẻ từng bên. Bệnh ở giai đoạn toàn phát xuất hiện rất nhanh, có thể chỉ sau một ngày bệnh đã biểu hiện rõ rệt và tiến triển nhanh trông thấy . Giai đoạn này nồng độ virus trong tuyến nước bọt đạt cao nhất nên khả năng lây lan cao nhất. Việc tiếp xúc với những người mắc quai bị trong giai đoạn này rất dễ bị lây lan, nên cần hạn chế tiếp xúc nhất có thể với người bệnh.
  • Thông thường tuyến mang tai sẽ sưng đau trong khoảng 1 tuần, sau đó triệu chứng giảm dần và tự hết dù không cần điều trị gì.
  • Ngoài sưng đau tuyến mang tai, bệnh nhân có kèm cảm giác khó thở, khó khăn trong ăn uống và nói chuyện do phải cử động vùng miệng. Các triệu chứng này sẽ giảm dần khi bệnh lui dần, khi tuyến nước bọt mang tai trở về bình thường.

Thời kì lui bệnh

Sau khoảng một tuần biểu hiện các triệu chứng dữ dội thì bệnh quai bị bắt đầu đi vào giai đoạn thuyên giảm. Triệu chứng quai bị ở giai đoạn này gồm: Đau họng, khô miệng, khó nuốt, khó cử động miệng, đau góc hàm giảm dần cùng với sự xẹp dần xuống của tuyến nước bọt mang tai.

Giai đoạn lui bệnh là thể hiện bệnh đã thuyên giảm và khỏi. Tuy nhiên có nhiều trường hợp bệnh nhân nặng mà không được phát hiện và điều trị sớm dẫn đến các biến chứng nặng nề như: viêm tinh hoàn, teo tuyến nước bọt mang tai, viêm màng não...

Lưu ý

Triệu chứng quai bị điển hình là sưng tuyến nước bọt - rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai. Tuy nhiên bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai thường chỉ có các triệu chứng viêm tại tuyến, mà không có các triệu chứng tại các cơ quan khác như trong bệnh quai bị. Khi có các triệu chứng bất thường vùng tuyến mang tai thì bạn cần nên đến thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị bệnh quai bị

vicare.vn-trieu-chung-quai-bi-co-de-dang-phat-hien-body-2

Quai bị do nguyên nhân virus gây ra nên đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Điều trị bệnh quai bị chủ yếu là điều trị triệu chứng.

  • Trong những ngày đầu của bệnh có chế độ ăn thức ăn lỏng , dễ tiêu hóa, bổ sung vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Dùng thuốc hạ sốt khi cơ thể có sốt > 38 độ C.
  • Dùng thuốc giảm đau khi đau nhiều.
  • Nghỉ ngơi, tránh vận động đi lại nhiều .
  • Cách li bệnh nhân để tránh lây lan nguồn bệnh cho người xung quanh. Cho trẻ nghỉ học nếu đang đi học.

Vắc xin phòng bệnh quai bị

Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm vắc xin quai bị để tạo miễn dịch chủ động. Vắc xin quai bị được tiêm với những trẻ trên 12 tháng , những người lớn chưa có miễn dịch với virus quai bị.

Hiện nay vắc xin quai bị đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng của nước ta , mũi tiêm 3 trong 1 tạo miễn dịch với virus quai bị , sởi và rubella. Các bà mẹ nên đưa trẻ đến các điểm tiêm chủng mở rộng để trẻ được tiêm phòng đầy đủ và có miễn dịch chủ động với virus quai bị.

Xem thêm:

  • Cách điều trị quai bị an toàn bạn nên ghi nhớ
  • Bị quai bị cần và không cần kiêng gì?