Triệu chứng của bệnh hột xoài

Một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục được ít người biết và quan tâm đó là bệnh u lympho sinh dục hay là bệnh hột xoài. Vậy bệnh hột xoài là gì? Có triệu chứng như thế nào? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu về vấn đề này ngay sau đây.

Triệu chứng của bệnh hột xoài Triệu chứng của bệnh hột xoài

Một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục được ít người biết và quan tâm đó là bệnh u lympho sinh dục hay là bệnh hột xoài. Vậy bệnh hột xoài là gì? Có triệu chứng như thế nào? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu về vấn đề này dưới đây.

Bệnh hột xoài (u lympho sinh dục) là bệnh gì?

Như các bạn biết bệnh hột xoài (hay còn gọi là u lympho sinh dục) là top bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đây là bệnh do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây nên. Đối với loại vi khuẩn này nó thường đi qua da và niêm mạc bị xây xát vào các hạch bạch huyết, gây tắc nghẽn xung quanh hạch. Bệnh gây ảnh hưởng đến hạch bạch huyết, cơ quan sinh dục ngoài, thậm chí cả trực tràng và miệng.

vicare.vn-trieu-chung-cua-benh-hot-xoai-body-1

Tác nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh là Chlamydia trachomatis týp L1, L2, L3. Chlamydia xâm nhập vào da-niêm mạc qua các vết sang chấn nhỏ. LGV là bệnh lý của tổ chức bạch huyết. Ban đầu là viêm mạch bạch huyết khối và viêm quanh hạch bạch huyết, sau đó viêm lan ra tổ chức xung quanh. Tăng sinh tế bào nội mô, hoại tử tổ chức và viêm- áp xe bạch mạch hóa mủ gây vỡ, dò và tạo các đường hầm. Diễn biến vài tuần đến vài tháng. Khi khỏi để lại tổ chức xơ hóa, phá hủy tổ chức bạch mạch và làm tắc mạch bạch huyết gây phù voi. Tổ chức bị phù, xơ cứng thành mảng lớn. Sau khi nhiễm trùng, kháng thể kháng Chlamydiacó thể phát hiện được sau 1-2 tuần, tét Frei và kháng thể huyết thanh đặc hiệu LGV- Chlamydia dương tính. Nếu không điều trị, LGV- Chlamydia có thể tồn tại trong tổ chức 10-20 năm và có thể gây nhiễm trùng lan rộng.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hột xoài (u lympho sinh dục) là gì?

Triệu chứng của bệnh hột xoài bắt đầu từ 1 đến 4 tuần sau khi tiếp xúc, sau đó cơ quan sinh dục ngoài có hiện tượng nổi bóng nước và lở loét, tuy nhiên những vết này có thể nhanh liền lại. Sau đó, hạch bạch huyết ở vùng bẹn sưng to, đỏ và căng đau. Áp xe (túi mủ) hình thành, rỉ mủ đục và dịch lẫn máu. Sốt, đau nhức cơ, đau đầu, chán ăn, nôn mửa và đau khớp có thể xảy ra.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh hột xoài (u lympho sinh dục)?

Bệnh hột xoài là một bệnh hiếm gặp. Bệnh xuất hiện phổ biến ở vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới. Bệnh thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới, độ tuổi từ 20 đến 40. Để hạn chế khả năng mắc bệnh bạn có thể thực hiện bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh hột xoài (u lympho sinh dục)?

- Hệ miễn dịch yếu;

- Bị nhiễm HIV;

- Bị các bệnh lây qua đường tình dục khác;

- Quan hệ tình dục không an toàn.

vicare.vn-trieu-chung-cua-benh-hot-xoai-body-2

Làm xét nghiệm

- Phản ứng cố định bổ thể nhạy cảm và dương tính sớm hơn thử nghiệm kháng nguyên Frei. Tuy nhiên, có thể dương tính chéo với các nhiễm trùng Chlamydia khác. Kháng thể có thể tồn tại trong nhiều năm. Trong thời gian nhiễm khuẩn LGV- Chlamydia hoạt tính hiện giá 3 1/64.

- Test Frei tiêm trong da mặt trước cẳng tay, đọc sau 48h. Phản ứng này dương tính khá muộn, 2-8 tuần sau khi nhiễm trùng và có thể tồn tại rất lâu mặc dù đã điều trị khỏi bệnh.

- Phản ứng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp (microimmunofluorescent) nhạy cảm hơn phản ứng cố định bổ thể nhưng chỉ có ở một số phòng xét nghiệm hiện đại.

- Nuôi cấy phân lập Chlamydia ở não chuột, phôi trứng gà hoặc tổ chức tế bào. Thường lấy bệnh phẩm mủ nhưng tỉ lệ dương tính < 30%.

- PCR hoặc các kĩ thuật khuyếch đại nuclid acid khác (Nucleic acid amplification test-NAAT) có độ nhạy và đặc hiệu cao hơn nuôi cấy phát hiện LGV- Chlamydia.

Cách điều trị bệnh hột xoài

Có nhiều loại thuốc được sử dụng điều trị bệnh hột xoài, tuy vậy không có bằng chứng rõ về hiệu quả của thuốc diệt vi khuẩn.

- Azithromycin 1g/ngày trong 21 ngày, hoặc

- Azithromycin 1g/ tuần trong 3 tuần, hoặc

- Doxycyclin 100 mg uống 2 viên/ngày trong 21 ngày hoặc

- Erythromycin 500 mg uống 4 lần/ngày trong 21 ngày hoặc

- Tetracyclin 500 mg uống 4 lần/ngày trong 21 ngày.

Kháng sinh có tác dụng rút ngắn thời gian tiến triển của hạch bẹn và giảm bớt được biến chứng. Các hạch mềm đã làm mủ cần chọc hút để tránh bị vỡ. Các di chứng chít hẹp trực tràng, các lỗ dò và phù voi có thể cần phải can thiệp ngoại khoa. Bạn tình cần được khám và điều trị đầy đủ.

Xem thêm:

  • Điều trị bệnh herpes sinh dục nữ như thế nào?
  • Những điều cần biết về bệnh Herpes sinh dục nữ