Triệu chứng bệnh vảy nến? Tại sao bệnh vảy nến gây biến chứng đến mắt?

Vảy nến là một bệnh lý mạn tính, tiến triển theo từng đợt và rất dai dẳng. Tỷ lệ bệnh vảy nến hiện nay chiếm khoảng 2 - 3% dân số, tùy theo từng khu vực. Ở nước ta, bệnh vảy nến chiếm tỉ lệ từ 3 - 5% trên tổng số bệnh nhân đến khám da liễu.

Triệu chứng bệnh vảy nến? Tại sao bệnh vảy nến gây biến chứng đến mắt? Triệu chứng bệnh vảy nến? Tại sao bệnh vảy nến gây biến chứng đến mắt?

Vảy nến là một bệnh lý mạn tính, tiến triển theo từng đợt và rất dai dẳng. Tỷ lệ bệnh vảy nến hiện nay chiếm khoảng 2 - 3% dân số, tùy theo từng khu vực. Ở nước ta, bệnh vảy nến chiếm tỉ lệ từ 3 - 5% trên tổng số bệnh nhân đến khám da liễu. Các biểu hiện của bệnh khá đa dạng, ngoài thương tổn trên da còn có thương tổn trong lớp niêm mạc, móng và khớp xương, thậm chí là ở mắt. Vậy bệnh vảy nến là gì và tại sao lại gây biến chứng trên mắt? HoiBenh mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Bệnh vảy nến là gì?

Bệnh vảy nến được biết đến từ rất lâu đời, từ thời thượng cổ đến nay nhưng nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ. Theo sinh lý bình thường, các tế bào da cũ sau khi tồn tại một thời gian sẽ chết đi, bong ra và các tế bào da mới sẽ thay thế vào. Tuy nhiên ở người mắc bệnh vảy nến, quá trình trên diễn ra nhanh gấp 10 lần (tăng sinh tế bào da rất mạnh) khiến các tế bào da cũ và da mới không kịp thay thế, chúng dồn đống lại tạo thành các mảng da dày, có màu đỏ, có vảy trắng hoặc bạc.

vicare.vn-trieu-chung-benh-vay-nen-tai-sao-benh-vay-nen-gay-bien-chung-den-mat-body-1

Bệnh vảy nến có thể khởi phát sớm, từ 16 - 22 tuổi hoặc muộn, từ 50 - 60 tuổi. Bệnh thường bộc phát với những đợt riêng lẻ hoặc có thể kéo dài suốt đời với nhiều mức độ khác nhau, từ mức độ nhẹ thậm chí không nhận biết, đến mức độ nặng ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân.

Căn nguyên và các yếu tố thuận lợi gây bệnh vảy nến

Như đã đề cập ở trên, căn nguyên của bệnh vảy nến hiện nay vẫn chưa rõ. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng bệnh vảy nến có liên quan đến các rối loạn miễn dịch và yếu tố di truyền, bệnh sẽ khởi phát khi gặp được những yếu tố thuận lợi.

Yếu tố di truyền: một số kiểu gen được phát hiện ở 87% người bị vảy nến được nghi ngờ có liên quan đến căn nguyên gây bệnh.

Cơ chế miễn dịch: ở người bị bệnh vảy nến có một số thay đổi miễn dịch trong cơ thể, các tế bào miễn dịch được hoạt hoá, tiết các chất sinh học thúc đẩy tăng sinh, làm rối loạn quá trình hình thành tế bào.

Yếu tố thuận lợi gây bệnh vảy nến

  • Stress, căng thẳng tinh thần.
  • Tiền sử mắc các bệnh mạn tính, chấn thương, nhiễm khuẩn, tiền sử rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa hoặc nghiện rượu.
  • Sử dụng thuốc: đặc biệt là corticoid, đông - nam dược không rõ nguồn gốc, thành phần và chưa được kiểm chứng.

Triệu chứng bệnh vảy nến

Thương tổn trên da

Tổn thương da điển hình nhất là những dát đỏ, có phân giới hạn rõ ràng với vùng da lành, trên bề mặt tổn thương dát phủ lớp vảy da, dễ bong tróc. Lớp dát thường có màu đỏ hoặc hồng, có kích thước khác nhau, hình tròn, bầu dục hoặc hình vòng cung, ấn vào bị mất màu, sờ mềm, không đau. Vị trí tổn thương thường tập trung ở chỗ tỳ đè, những vùng cọ sát nhiều như khuỷu tay, đầu gối, các vị trí bị chấn thương cũ hoặc các vết bỏng, sẹo.... Các thương tổn của bệnh vảy nến thường có khuynh hướng mọc đối xứng. Vảy da khô gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau, độ dày mỏng không đều, dễ bong tróc lên các mảng màu trắng đục như xà cừ, các mảng phủ kín toàn bộ dát đỏ hoặc chỉ phủ một phần. Cạo vảy bằng thìa cùn trên thương tổn vảy nến vài chục đến hàng trăm lần thì thấy đầu tiên là vảy da bong thành lát mỏng màu trắng đục, tiếp tục cạo sẽ thấy một màng mỏng bong ra, dưới lớp màng bong đó là bề mặt đỏ, nhẵn, bóng, có những điểm rớm máu.

Thương tổn ở các móng

Triệu chứng này chiếm khoảng 30 - 50% bệnh nhân vảy nến, thường kèm thương tổn phần da ở đầu ngón hoặc rải rác toàn thân. Có thể biểu hiện là những chấm lõm ở bề mặt móng hoặc những vân ngang, màu móng mất đi độ trong, có những đốm trắng hoặc đốm mọc thành viền màu vàng đồng. Ở bệnh vảy nến thể mủ có thể thấy các mụn mủ dưới móng hoặc xung quanh móng.

vicare.vn-trieu-chung-benh-vay-nen-tai-sao-benh-vay-nen-gay-bien-chung-den-mat-body-2

Thương tổn tại khớp

Chiếm khoảng 10-20% các bệnh nhân vảy nến với biểu hiện đau các khớp, viêm một khớp, viêm đa khớp vảy nến (khá giống viêm đa khớp dạng thấp). Thể này rất khó phân biệt với bệnh lý viêm cột sống dính khớp.

Thương tổn ở niêm mạc

Thường gặp ở nam giới, tại vị trí niêm mạc qui đầu xuất hiện những vết màu hồng, giới hạn rõ ràng, ít hoặc không có vảy.

Tổn thương xuất hiện ở lưỡi

Giống như viêm lưỡi hình bản đồ hoặc viêm lưỡi phì đại tróc vảy.

Thương tổn xuất hiện ở mắt

Biểu hiện là viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm mí mắt.

vicare.vn-trieu-chung-benh-vay-nen-tai-sao-benh-vay-nen-gay-bien-chung-den-mat-body-3

Tại sao bệnh vảy nến gây biến chứng đến mắt?

Bản chất của bệnh vảy nến là một bệnh tự miễn, nguyên nhân gây bệnh chưa rõ. Khi vảy nến xuất hiện ở vùng da hay niêm mạc xung quanh mắt, đây có thể là một trong các yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh lý tự miễn cho mắt như: viêm màng bồ đào, viêm kết mạc, giác mạc, mí mắt... Ngoài ra các bệnh lý ở mắt còn thêm sự cộng hưởng từ môi trường và các yếu tố di truyền tương tự như vảy nến. Môi trường sống không đảm bảo là yếu tố thuận lợi nhất giúp các bệnh lý về da liễu và tổn thương viêm nhiễm gia tăng. Các bệnh lý về mắt có thể xuất hiện đồng thời với vảy nến hoặc sau đó nhiều năm, một số ít trường hợp có xuất hiện trước cả tổn thương vảy nến trên da.

Điều trị bệnh vảy nến như thế nào?

Nguyên tắc điều trị bệnh vảy nến là gì?

Điều trị vảy nến gồm hai giai đoạn:

  • Giai đoạn tấn công: lựa chọn phương pháp điều trị tại chỗ (thường là thuốc bôi ngoài da) hoặc điều trị toàn thân (thuốc uống hoặc thuốc tiêm) hoặc phối hợp cả hai để xóa sạch thương tổn.
  • Giai đoạn duy trì: dự phòng bệnh bùng phát. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu để điều trị khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến. Nếu vận dụng và phối hợp tốt các phương pháp điều trị có thể giúp bệnh nhân duy trì sự ổn định của bệnh, hạn chế bùng phát, cải thiện được chất lượng cuộc sống.

Các thuốc thường dùng trong điều trị vảy nến

Thuốc điều trị tại chỗ - có thể sử dụng một trong các thuốc sau:

  • Dithranol, anthralin: bôi ngày 1 lần, hiệu quả đối với bệnh vảy nến thể mảng, chỉ có
  • một vài mảng thương tổn lớn, chống chỉ định với bệnh nhân đỏ da toàn thân, vảy nến có mủ, không để thuốc dính vào da bình thường.
  • Salicylic axit: bôi ngày 1-2 lần, không bôi toàn thân vì sẽ gây độc, tăng men
  • Gan, có thể kết hợp với corticoid.
  • Calcipotriol (dẫn chất vitamin D3): thuốc mỡ bôi ngày 2 lần, liều không quá 100mg/tuần, bôi với diện tích dưới 40% diện tích da của cơ thể.
  • Calcipotriol kết hợp với corticoid: bôi ngày 1 lần.
  • Vitamin A acid (có thể kết hợp với corticoid): bôi ngày 1 lần, tác dụng phụ như kích ứng, đỏ da, bong da nhẹ.
  • Kẽm oxyd: làm dịu da, giảm kích ứng.
  • Corticoid tại chỗ: bôi ngày 1 - 2 lần, điều trị nhanh nhưng dễ tái phát.

Thuốc điều trị toàn thân

  • Methotrexate: điều trị đỏ da toàn thân do vảy nến, vảy nến thể mủ khắp cơ thể, vảy nến thể mảng lan rộng. Liều 7,5mg/tuần, uống 3 lần/ngày, cách nhau 12 giờ hoặc tiêm bắp 1 lần 10mg/tuần.
  • Acitretin: dẫn chất vitamin A acid, liều khởi đầu 25mg/ngày, sau 1-2
  • tuần sẽ điều chỉnh tăng hoặc giảm liều cho phù hợp.
  • Cyclosporin: liều khởi đầu 2,5-5 mg/kg/ngày chia làm 2 lần, sau 1 tháng có thể tăng liều nhưng không vượt quá 5mg/kg/ngày.

Bệnh vảy nến thường tiến triển từng đợt, xen kẽ đợt bùng phát là thời kỳ tạm lắng. Khi thương tổn biến mất hoàn toàn gọi là “vảy nến yên lặng”. Còn vảy nến tồn tại dai dẳng trong nhiều tháng, nhiều năm gọi là “vảy nến ổn định”. Vì vậy, khi không còn thương tổn trên da cũng không thể xem là bệnh đã khỏi hoàn toàn.

Xem thêm:

  • 10 nguyên nhân gây bệnh vảy nến và cách điều trị
  • Cách điều trị bệnh vảy nến đơn giản không ai ngờ tới