Triệu chứng bệnh tiêu chảy ở trẻ em
Bệnh tiêu chảy thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi mà hệ thống tiêu hóa của các con còn rất non yếu. Mẹ cần sớm nhận biết dấu hiệu để có cách chữa tiêu chảy cho các con. Để giúp các mẹ có thêm kiến thức về bệnh tiêu chảy, nhận biết các triệu chứng kịp thời và có biện pháp xử lý đúng cách, HoiBenh chia sẻ đến các mẹ qua bài viết sau đây.
Triệu chứng bệnh tiêu chảy ở trẻ em
Bệnh tiêu chảy thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi mà hệ thống tiêu hóa của các con còn rất non yếu. Mẹ cần sớm nhận biết dấu hiệu để có cách chữa tiêu chảy cho các con.
1. Triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ
Dưới đây là các triệu chứng thường gặp khi bé bị tiêu chảy cấp:
- Chứng tiêu chảy: Đây hiển nhiên là triệu chứng khi trẻ bị tiêu chảy cấp với đặc điểm phân lỏng, nhiều nước, đi nhiều lần trong ngày có thể từ 10-15 lần/ngày, mùi chua, phân có thể nhầy, trường hợp bị kiết lị phân sẽ có lẫn nước và máu.
- Buồn nôn và nôn ói: Thường xuyên xuất hiện trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy cấp do vi rút Rota hoặc do tụ cầu, nôn liên tục hoặc vài lần một ngày, điều này sẽ khiến cho cơ thể của trẻ bị mất nước, H+ và clo.
- Ăn kém và biếng ăn: Có thể xuất hiện sớm hoặc khi trẻ bị tiêu chảy nhiều ngày, trẻ thường từ chối thức ăn thông thường, có thể thích uống nước (tùy theo từng mức độ của bệnh).
- Mất nước: khi trẻ nôn nhiều hoặc tiêu chảy có thể dẫn tới trình trạng mất nước và chất điện giải. Cần phát hiện triệu chứng nôn, sốt, tiêu chảy trên 6 lần, phân lỏng, toàn nước, ít bù hoặc không bù được nước bằng uống nước làm cho nguy cơ mất nước toàn thân tăng thêm.
Tinh thần: Trẻ có biểu hiện vật vã, quấy khóc. Trẻ mệt lả, li bì hôn mê nếu tình trạng mất nước nặng hoặc sốt do giảm khối lượng tuần hoàn.
Khát nước: Tùy theo mức độ tiêu chảy mà có những biểu hiện khác nhau
Khóc không nước mắt: Hãy xem khi trẻ khóc to có nước mắt không? trẻ khóc to không có nước mắt là mất nước trung bình, trũng hoặc rất trũng và khô
Miệng và lưỡi khô: Nếu cho ngón tay sạch và khô trực tiếp vào trong miệng của trẻ khi rút ra ngón tay vẫn khô thì là trẻ bị mất nước trầm trọng
Độ trùng da: Khi véo da thành nếp bụng và đùi rồi bỏ ra, nếp da hằn thường mất nhanh, nếu nếp da véo mất đi chậm hoặc quá chậm trên 2 giây là biểu hiện của mất nước nặng. Một số trường hợp không chính xác lắm.
Thóp trước: Ở trẻ khi tiêu chảy cấp dẫn đến mất nước nhẹ và trung bình, thóp trước lõm hơn so với bình thường và rất lõm khi mất nước nặng.
Chân tay: Khi bị mất nước nặng và sốc, bàn chân, bàn tay thường lạnh, ẩm, móng tay có thể nổi màu tím hoặc da có nổi vân tím khi trẻ bị sốc nặng.
Mạch: Khi bị mất nước nặng mạch rất nhanh và yếu.
Thở: Trẻ thở nhanh và tăng chuyển hóa cho những trường hợp tiêu chảy bị mất nước nặng
2. Mẹ nên làm gì khi bé bị tiêu chảy cấp?
Khi bé có dấu hiệu của tiêu chảy cấp dạng nhẹ, các mẹ nên lưu ý cho bé uống nước để bù lại lượng nước đã mất của cơ thể. Thậm chí có thể sẽ phải truyền nước.
Cho bé ăn nhiều hơn, nếu ít hoặc bỏ ăn bé sẽ bị sút cân, yếu đi kèm theo chức năng phục hồi của đường ruột bị chậm lại.
Nếu bé có các dấu hiệu tiêu chảy cấp nặng hơn cần đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để điều trị:
Đau bụng quằn quại
Sốt cao
Đại tiện ra máu
3. Phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp
Tiêu chảy cấp là chứng bệnh dễ mắc đặc biệt là trẻ nhỏ, vì vậy trong sinh hoạt hàng ngày mẹ cần có những biện pháp phòng ngừa cho bé một cách hiệu quả:
Chế độ ăn uống đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là trong thời tiết mùa đông lạnh càng có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cấp.
Sử dụng nguồn nước sạch, nấu ăn và sinh hoạt, tránh xa những nguồn nước bẩn, nguồn nước ô nhiễm.
Tiêm phòng định kỳ cho trẻ tiêm các loại vắc xin phòng chống tiêu chảy
Tạo cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Cần có nhà tiêu hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi
Cho bé tránh xa khu vực có người đang mắc bệnh tiêu chảy cấp