Triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em, cha mẹ không nên xem nhẹ
Quai bị ở trẻ em là một bệnh nhẹ thường xuất hiện vào mùa xuân, mùa hè. Điều này không có nghĩa là cha mẹ có thể xem nhẹ vì nếu không được chữa trị kịp thời bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt có thể dẫn tới vô sinh ở cả bé trai và bé gái.
Triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em, cha mẹ không nên xem nhẹ
Quai bị ở trẻ em là một bệnh nhẹ thường xuất hiện vào mùa xuân, mùa hè. Điều này không có nghĩa là cha mẹ có thể xem nhẹ vì nếu không được chữa trị kịp thời bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt có thể dẫn tới vô sinh ở cả bé trai và bé gái.
Vậy bệnh quai bị là gì? triệu chứng, biến chứng, cách phòng và trị bệnh ra sao? Đây là thắc mắc của phần lớn các bậc cha mẹ hiện nay. Để làm rõ vấn đề trên HoiBenh mời bạn tham khảo bài viết này.
1. Quai bị là gì?
Quai bị là một bệnh do virus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Bệnh dễ lây lan thành dịch khi tiếp xúc với tuyến nước bọt của người bệnh. Đặc biệt ở những nơi công cộng như trường học, khu vui chơi,... Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em trên 2 tuổi.
2. Các triệu chứng quai bị ở trẻ em
Vì thời gian ủ bệnh quai bị khá dài từ 17 đến 28 ngày nên các mẹ thông thường không nhận thấy điều gì bất thường ở trẻ, cho đến khi trẻ bứt rứt khó chịu và bắt đầu sốt cao từ 39 đến 40 độ C.
Các triệu chứng của bệnh quai bị bao gồm: Nhức đầu, nôn ói, chảy nước bọt hoặc má sung to một bên mặt hay hai bên cùng một lúc. Lúc này trẻ không thể ăn hay uống bất kỳ thứ gì.
Đôi khi bệnh nhân quai bị không có bất kỳ triệu chứng nào, như tuyến nước bọt không sưng to, không đau, chỉ có sốt hoặc đau đầu làm mẹ thường lầm tưởng các bệnh khác.
Sau 7-10 ngày bệnh sẽ tự khỏi và trẻ sẽ được miễn dịch suốt đời. Các mẹ đừng chủ quan nhé, vì vi-rút gây quai bị không chỉ lưu trú ở tuyến nước bọt mà còn di chuyển đến các cơ quan khác trong cơ thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
3. Những biến chứng thường gặp với trẻ bị bệnh quai bị
- Biến chứng viêm não - viêm màng não: trẻ có hiện tượng sốt cao, nhức đầu, nôn mửa, đôi khi co giật. trong trường hợp này cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay.
- Biến chứng vào các thần kinh sọ não (0,1%) gây điếc một bên hoặc cả 2 bên. Các biến chứng gây viêm thần kinh, viêm tủy, viêm rễ thần khinh có thể xảy ra nhưng hiếm gặp
- Biến chứng viêm tinh hoàn ở trẻ tuổi dậy thì: Đây là biến chứng thường gặp nhất.
- Biến chứng viêm buồng trứng ( tỉ lệ 0.4%): đau nặng vùng thượng vị, trong nước tiểu có đường.
- Biến chứng viêm tụy tạng cấp: thường ít gặp.
4. Cách trị bệnh quai bị ở trẻ em
Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng trên, mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh gần nhất để các bác sĩ chuẩn đoán bệnh kịp thời và đưa ra cách chữa trị hiệu quả nhất.
Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị quai bị theo chỉ định của bác sĩ, sau đây là những mẹo cộng hưởng làm cho triệu chứng của bé được thuyên giảm đi phần nào:
Cách ly bé không để trẻ đến những nơi công cộng vì dễ lây lan bệnh cho người khác.
Cho bé nghỉ ngơi hoàn toàn, không được đùa giỡn quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bé, đặc biệt là tinh hoàn của bé trai.
Mẹ cần hạ sốt giảm đau cho bé. Nếu sau khi hạ sốt mà bé vẫn còn sốt thì các mẹ có thể kết hợp chườm lạnh cho bé,
Nên cho bé uống nhiều nước và ăn các thức ăn lỏng dễ nuốt như: súp, cháo, các loại ngũ cốc hoặc uống thêm sữa.
Thường xuyên vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý, làm giảm viêm tuyến nước bọt.
Các mẹ cũng nên cần phải biết bệnh quai bị ở trẻ em có thể dễ dàng phòng ngừa bằng vắc-xin. Bé từ 9 tháng tuổi trở lên bắt đầu được tiêm chủng vắc-xin theo lịch tiêm chủng quốc gia. Tiêm một mũi duy nhất vào giai đoạn 9-12 tháng. Nếu bé trên 12 tuổi phải tiêm 2 mũi, cách nhau 6-8 tuần. Các mẹ chú ý lịch tiêm chủng nhé!
Hãy tham khảo chia sẻ của chúng tôi về bệnh quai bị ở trẻ em, là bệnh nhẹ nhưng nếu biến chứng sẽ có thể theo bé cả đời. Các mẹ nên nắm vững kiến thức về căn bệnh này để có cách nhận biết, điều trị căn bệnh này tốt nhất.